Thực trạng việc dạy học kiến thức Di truyền và biến dị môn Sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đề dạy học kiến thức di truyền và biến dị môn sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 35 - 42)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Thực trạng việc dạy học kiến thức Di truyền và biến dị môn Sinh học

lớp 9 trong các trường trung học cơ sở

Để tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học kiến thức Di truyền và biến dị ở trƣờng THCS hiện nay, chúng tôi tiến hành dự giờ, trao đổi trực tiếp với GV, tham khảo giáo án của GV, sử dụng phiếu điều tra với một số GV và HS của một số trƣờng THCS. Chúng tôi đã gặp gỡ 25 GV và dạy Sinh học của 5

trƣờng THCS: THCS Yên Tân, THCS Lê Quý Đôn (Huyện Ý Yên – Nam Định), THCS Cầu Giấy, THCS Lê Quý Đôn (Quận Cầu Giấy – Hà Nội), THCS Di Trạch (Huyện Hoài Đức – Hà Nội). Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu với mẫu thiết kế (phụ lục 1) với nội dung chủ yếu:

+ Khảo sát tình hình sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, câu hỏi TNKQ trong dạy học phần Di truyền và biến dị. (Phiếu số 1)

+ Khảo sát việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dạng MCQ trong các khâu của quá trình dạy học. (Phiếu số 2)

+ Khảo sát thái độ, phƣơng pháp học tập của HS (310 HS) khi học phần Di truyền và biến dị. (Phiếu số 3)

Kết quả điều tra có thể tóm tắt nhƣ sau:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra tình hình sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, câu hỏi TNKQ trong dạy học phần Di truyền và biến dị

STT Nội dung điều tra

Thƣờng xuyên Khơng thƣờng xun Rất ít sử dụng Khơng sử dụng SL % SL % SL % SL % 1. GV hƣớng dẫn HS dùng SGK trên lớp để:

Tái hiện kiến thức cũ 9 36 7 28 6 24 3 12 Tự học những nội dung

kiến thức đơn giản 18 72 5 20 2 8 0 0 Ghi nhớ sự kiện, khái

niệm, sự kiện đơn giản 21 84 3 12 1 4 0 0 Tóm tắt nội dung kiến

thức trong SGK 12 48 9 36 4 16 0 0 Xử lý thơng tin, phân

tích dữ liệu, sơ đồ, hình vẽ, trả lời câu hỏi để lĩnh hội kiến thức

2. GV hƣớng dẫn HS dùng SGK ở nhà để:

Ơn bài, hồn thành câu

hỏi trong SGK 15 60 7 28 3 12 0 0 Tự đọc trƣớc nội dung

mới không kèm hƣớng dẫn

9 36 12 48 3 12 1 4 Nghiên cứu trƣớc nội

dung bài mới theo câu hỏi GV hƣớng dẫn

1 4 3 12 7 28 14 56 3. GV có sử dụng thêm tài

liệu tham khảo để lấy tƣ liệu minh họa

3 12 6 24 16 64 0 0 4. PP mà GV sử dụng Thuyết trình 3 12 13 52 8 32 1 4 Giải thích minh họa 18 72 5 20 12 48 0 0 Sử dụng câu hỏi tự luận

để tổ chức hoạt động học tập cho HS 4 16 9 36 12 48 0 0 Sử dụng câu hỏi TNKQ để tổ chức hoạt động cho HS 1 4 2 8 4 16 18 72 *Biện luận:

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy khi vận dụng việc đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Sinh học lớp 9 phần Di truyền và biến dị còn nhiều hạn chế. Cụ thể:

- Về giáo án: Nhiều GV còn sử dụng giáo án của nhiều năm mà ít có sự chỉnh sửa, rút kinh nghiệm, bổ sung sau mỗi năm học. Giáo án còn nặng về nội dung kiến thức, xem nhẹ phần tổ chức các hoạt động cho HS. Bài soạn

chủ yếu liệt kê, tóm tắt SGK chƣa có dự kiến các phƣơng pháp tổ chức hoạt động học tập tích cực cho HS.

- Về phƣơng pháp:

Nhìn chung đại bộ phận GV chƣa chú ý tới chiến lƣợc dạy học mới. Thời gian các tiết học chủ yếu là GV trình bày, HS ít có cơ hội bộc lộ, tham gia đóng góp ý kiến của mình. Điều này sẽ làm cho HS ngày càng ỷ lại, lƣời phát biểu, khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống mới hay vào thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Đơi khi dự giờ, chúng tôi nhận thấy nhiều giờ học GV không sử dụng phƣơng tiện tranh ảnh, tƣ liệu…minh họa cho bài giảng, HS hầu nhƣ khơng có các hoạt động trong giờ nên hiệu quả giờ học chƣa cao, cịn mang nặng tính lý thuyết.

-Việc sử dụng SGK: Kết quả cho thấy phần lớn GV sử dụng SGK để hƣớng dẫn HS học bài cũ , hoàn thành các câu hỏi bài tập trong SGK, tự đọc trƣớc bài mới. Rất hiếm khi GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi để hƣớng dẫn HS nghiên cứu trƣớc nội dung bài mới. Trên lớp, SGK chủ yếu đƣợc HS dùng để đọc, nhớ lại kiến thức cũ, ghi nhớ định nghĩa, khái niệm, sự kiện, số liệu. SGK chƣa đƣợc GV yêu cầu HS xử lý số liệu, phân tích thơng tin, sơ đồ, hình vẽ, trả lời các câu hỏi của GV theo ý đồ dạy học.

- Việc sử dụng tài liệu tham khảo: Ngoài SGK và sách giáo viên, GV hầu nhƣ chƣa hoặc rất ít khi sử dụng các tài liệu tham khảo làm tƣ liệu minh họa cho bài giảng. Nguyên nhân của hiện tƣợng này một phần do các giáo viên bộ môn Sinh hầu nhƣ là các GV nữ đã nhiều năm trong nghề, đôi khi ngại thay đổi.

- Việc kiểm tra đánh giá HS:

+ Theo nhƣ trao đổi với các GV, thì các đầu điểm miệng, 15 phút hầu nhƣ dừng lại ở con số tối thiểu do Bộ GD & ĐT qui định.

+ Về nội dung kiểm tra thì phần lý thuyết chiếm nội dung tƣơng đối nhiều (khoảng 65 % - 70%), các câu hỏi vận dụng và liện hệ thực tiễn cũng

chƣa nhiều, đa phần là các câu hỏi ở mức độ nhớ, hiểu, vận dụng chỉ chiếm khoảng ¼ nội dung kiểm tra. Phần nội dung bài tập đôi khi chƣa ăn nhập với mục tiêu bài học.

+ Hình thức kiểm tra đa số đƣợc GV áp dụng là trắc nghiệm tự luận, đặc biệt những GV có thâm niên cơng tác. Một số GV trẻ, mới ra trƣờng đã áp dụng câu hỏi TNKQ, đơi khi các câu hỏi TNKQ chƣa có đảm bảo độ khó, độ giá trị…

Trong phạm vi của đề tài, chúng tơi đã tìm hiểu thực tế tình hình sử dụng câu hỏi TNKQ trong các khâu của quá trình dạy học, đặc biệt trong khâu dạy kiến thức mới và KTĐG kết quả học tập của HS của 25 GV ở các trƣờng THCS đã chọn. Kết quả cụ thể trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.2. Kết quả điều tra việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong các khâu của quá trình dạy học trong các khâu của quá trình dạy học

Các hình thức sử dụng câu hỏi

Câu hỏi trắc nghiệm tự

luận Câu hỏi TNKQ

Sử dụng thƣờng xuyên Sử dụng không thƣờng xuyên Không sử dụng Sử dụng thƣờng xuyên Sử dụng không thƣờng xuyên Không sử dụng SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1.Trong khâu dạy

kiến thức mới 21 84 4 16 0 0 2 8 5 20 18 72 2.Trong khâu ơn tập,

củng cố, hồn thiện kiến thức

23 92 2 8 0 0 5 20 7 28 13 52 3.Trong khâu KTĐG 22 88 3 12 0 0 2 8 8 32 15 70

*Biện luận: Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng câu hỏi TNKQ

trong các khâu của quá trình dạy học còn hạn chế. Đa số giáo viên vẫn sử dụng câu hỏi tự luận trong các khâu dạy kiên thức mới, củng cố ôn tập và KTĐG. Có khoảng 70% GV khơng áp dụng câu hỏi TNKQ trong mỗi khâu dạy học. Mới có rất ít GV sử dụng các câu hỏi TNKQ vào các khâu của quá trình dạy học, tập trung ở một số giáo viên trẻ, nhƣng sử dụng nhiều hơn cả trong khâu ôn tập, củng cố và hoàn thiện kiến thức. Phần này chủ yếu GV dùng các trò chơi trả lời nhanh vào cuối mỗi tiết học.

Bên cạnh việc khảo sát, trao đổi, dự giờ GV, chúng tơi cịn tiến hành điều tra thái độ học tập của HS thông qua 310 HS lớp 9 của 5 trƣờng THCS khảo sát bằng phiếu số 3, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thái độ học tập của HS phần Di truyền và biến dị biến dị

STT Các nội dung khảo sát Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Rất hiếm khi Không bao giờ 1.Trƣớc khi học bài mới em thƣờng: SL % SL % SL % SL % Nghiên cứu bài học theo hƣớng

dẫn của GV 175 56,5 66 21,3 56 18,1 13 4,1 Tự đọc trƣớc bài học ngay cả khi

khơng có sự hƣớng dẫn của GV 71 22,9 80 25,8 135 43,5 24 7,8 Tìm đọc thêm nội dung tài liệu có

liên quan đến SGK 26 8,4 54 17,4 68 21,9 162 52,3 Học thuộc lòng bài cũ để kiểm tra

miệng, viết 205 66,1 102 32,9 3 1 0 0 Khơng chuẩn bị gì cả 0 0 26 8,4 130 41,9 154 49,7 2. Khi GV Nghe bạn trả lời để nhận xét, đánh giá 108 34,8 170 54,8 16 5,1 16 5,1

kiểm tra bài cũ

em thƣờng:

Dự kiến câu trả lời của mình 130 41,9 114 36,7 43 14 23 7,4 Giở sách vở đọc lại bài phòng khi

GV gọi lên bảng 212 68,4 74 23,9 22 7,1 2 0,6 Không suy nghĩ gì cả 0 0 43 13,8 131 42,2 136 43,9 3. Trong giờ học, khi GV đặt câu hỏi em thƣờng:

Tập trung suy nghĩ tìm lời giải đáp cho câu hỏi và xung phong trả lời

50 16,1 73 23,5 157 50,7 30 9,7

Tìm lời giải đáp cho câu hỏi

nhƣng không xung phong trả lời 145 46,8 94 30,3 50 16,1 21 6,8 Chờ câu trả lời từ phía các bạn và

phần giải đáp của GV 127 41 142 45,8 31 10 10 3,2

*Biện luận:

Từ kết quả bảng 1.3 trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét về việc học của HS:

- Đa số HS cho rằng việc chuẩn bị bài cũ ở nhà chỉ là học thuộc lòng bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Có rất ít HS trả lời câu hỏi hay làm thêm các bài tập trong sách tham khảo. Đa số các em chỉ sử dụng tài liệu SGK mà không sử dụng thêm tài liệu khác.

- Khơng có nhiều HS đọc trƣớc bài mới, đánh dấu các ý quan trọng và ghi lại các thắc mắc.

- Việc HS đọc SGK, tóm tắt bài mới, tự đặt câu hỏi tìm hiểu và chuẩn bị bài mới rất ít.

- Khi GV đặt ra các câu hỏi để tổ chức tìm hiểu kiến thức mới thì đa số HS đều suy nghĩ, nghiên cứu SGK để tìm câu trả lời. Nhƣng số lƣợng HS xung phong trả lời câu hỏi không nhiều, có thể do phần lớn cịn sợ sai, rụt rè nên khơng dám phát biểu. Đa số HS cịn thụ động ngồi chờ bạn làm hoặc GV đƣa ra đáp án. Đa số HS còn thụ động trong việc học.

- Vì vậy, việc GV hƣớng dẫn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp thì HS cịn chuẩn bị chống đối, hoặc đa số khơng chuẩn bị. Cịn các nhiệm vụ GV giao cụ thể trên lớp định hƣớng HS nghiên cứu SGK trƣớc thì HS có ý thức chuẩn bị nhiều hơn. Việc HS tìm đọc các tài liệu ngồi SGK cịn hiếm, đa số các trƣờng hợp chuẩn bị trƣớc đọc thêm thông tin sách tham khảo đều là các em HS học khối B. Công việc mà đa số HS thực hiện trƣớc khi đến lớp là học thuộc lòng bài cũ để GV kiểm tra miệng, điều này dễ dẫn đến tính trạng học vẹt, và nhanh quên. Cách học đối phó này sẽ khơng đem lại hiệu quả thực sự, vì đôi khi điểm số lúc đó cao nhƣng các em khơng có sự hệ thống kiến thức và khả năng vận dụng cũng ít. Bên cạnh đó, cách học thụ động còn dẫn tới hậu quả HS tự ti trong giao tiếp, có sức ỳ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đề dạy học kiến thức di truyền và biến dị môn sinh học lớp 9 trung học cơ sở (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)