giao dịch bảo đảm trong pháp luật hàng hải quốc gia
Sự cần thiết sửa đổi BLHH 1990 của nước ta đã được nêu trong nội dung có tính liên quan đến q trình nội luật hố pháp luật hàng hải Việt Nam trước xu thế hiện đại như sau: “2.4. Sửa đổi để phù hợp với xu thế phát triển
của pháp luật hàng hải quốc tế- Việc vận dụng điều ước và tập quán hàng hải
quốc tế vào nội dung của Bộ luật Hàng hải 1990 cũn cú bất cập, vì hiện nay nước ta chỉ mới ký kết hoặc gia nhập 12 trong số trên 60 công ước quốc tế về hàng hải. Phần lớn các công ước này đều đã được sửa đổi, bổ sung và nhiều cơng ước chỉ có rất ít nước tham gia, nhưng lại được đa số các quốc gia vận dụng vào luật hàng hải của nước mình. Mặt khác, tuy phần lớn nội dung điều chỉnh của Bộ luật 1990 đều có vận dụng các điều ước và tập quán hàng hải quốc tế nhưng chưa đầy đủ, vừa là những quy định cũ mà hiện nay đều đã được sửa đổi, bổ sung mới. Thực tế nói trên cho thấy, một số nội dung điều chỉnh của Bộ luật 1990 còn lạc hậu so với xu thế phát triển của luật pháp quốc tế và luật các nước. Đây là một trong những hạn chế mà phần nào đã ảnh hưởng tới tiến trình hội nhập của ngành Hàng hải nước ta” [28, tr. 17].
Có hai quyền bảo đảm chịu ảnh hưởng sâu sắc của CUQT 1993 là "cầm giữ hàng hải" và "thế chấp tàu biển".
a) Quyền "cầm giữ hàng hải"
- Các quốc gia nói chung dựa trên Cơng ước 1993 để áp dụng quy định trong pháp luật về hàng hải của mình liên quan đến loại quyền bảo đảm đặc biệt liên quan tới giá trị tài sản con tàu, đó là Quyền cầm giữ hàng hải (hư quyền) trên cơ sở quyền yêu cầu (thực quyền-loại trái quyền) của người làm cơng trên tàu trong suốt hành trình tàu. Sau khi có u cầu, để thực hiện Quyền cầm giữ hàng hải, người lao động chờ lệnh của Tồ án có thẩm quyền "bắt giữ tàu" và đưa ra quyết định cụ thể phát mại đấu giá tàu.
- BLHH 2005 của Việt Nam cũng căn cứ áp dụng Công ước 1993 về Quyền cầm giữ hàng hải ở các điểm quy định: danh sách các khiếu nại làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải nhưng có thu hẹp [13, tr. 12]; thực hiện thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải nhưng đơn giản hơn so với Công ước.
b) Quyền "thế chấp tàu biển":
- Các quốc gia nói chung dựa trên Công ước 1993 để áp dụng quy định trong pháp luật về hàng hải của mình liên quan đến loại quyền bảo đảm phổ biến Quyền thế chấp hàng hải, với các nội dung: việc công nhận và thực hiện thế chấp tàu biển; các khoản phí đăng ký thế chấp tàu biển; xếp hạng và hiệu lực của thế chấp tàu biển.
- BLHH 2005 của Việt Nam cũng căn cứ áp dụng Công ước 1993 về Quyền thế chấp hàng hải ở các điểm quy định: thế chấp tàu biển, kể cả tàu đang đóng [13].