Nội luật hoá pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật việt nam về giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải (Trang 54 - 55)

- Thứ ba, Bộ luật hàng hải không quy định việc thế chấp tàu biển hình

3.1.1.1.Nội luật hoá pháp luật quốc tế

Hoạt động hàng hải luụn cú mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân, nhất là việc lưu thơng hàng hố và hành khách

trong nước cũng như ngồi nước. Do đó, xây dựng và hồn thiện chế định GDBĐ được áp dụng trong giao dịch hàng hải dựa trên quy định và tinh thần đổi mới của BLHH 2005 không chỉ cú tác động đối với sự phát triển của ngành Hàng hải mà cả tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế-thương mại-dịch vụ quốc tế của nước ta.

Chế định GDBĐ trực tiếp có tác dụng thúc đẩy nhanh tăng trưởng năng lực của các doanh nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu và kinh doanh vận tải, thơng qua việc có nhiều cơ hội vay tiền bằng thế chấp tàu để đóng tàu. Sở dĩ cú thờm nhiều cơ hội vay tiền là vì ngân hàng và chủ đầu tư tin cậy hơn do có được quyền bảo đảm bằng tài sản từ người vay là chủ tàu, hay người được uỷ quyền.

Theo nguyên tắc hội nhập này, để nội luật hoá pháp luật quốc tế mà ở đây cụ thể là: Công ước quốc tế về cầm cố, thế chấp và cầm giữ hàng hải năm 1993 (công ước này phù hợp hơn 2 công ước 1926 và 1967) nên được áp dụng trực tiếp trong giao thương vận tải có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực hàng hải liên quan tới tài sản là tàu biển. Bộ luật Hàng hải 2005 đã áp dụng Cơng ước 1993 quy định được hình thức bảo đảm vật quyền là thế chấp tàu biển và hình thức bảo trái quyền là thi hành quyền khiếu nại bằng quyền cầm giữ hàng hải (đặc quyền hay còn gọi là quyền ưu tiên). Thực ra, tinh thần nội luật hoá như vậy đã được BLHH 1990 trước đây mở đường thực hiện, tuy chưa được hoàn thiện lắm.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật việt nam về giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải (Trang 54 - 55)