qua nội soi ngược dòng
_ Ống soi niệu quản: sử dụng ống soi bán cứng cỡ 9,5Fr 30 độ, ống soi bàng quang 70 độ.
_ Hệ thống video và camera nội soi.
_ Nước dùng trong tán sỏi thường dùng natriclorid 9‰
_ Sonde JJ, sonde niệu quản, bàng quang các loại, Guide, rọ dormia, kìm gắp sỏi.
_ Máy tán sỏi Laser Acu-Tech.
_ Sợi quang thạch anh dẫn truyền ánh sáng Laser (Điện cực).
2.3.2.2. Chuẩn bị bệnh nhân trước tán sỏi. * Chuẩn bị bệnh nhân.
_ Bệnh nhân sẽ được giải thích về tình trạng bệnh và các phương pháp điều trị sỏi niệu quản, bệnh nhân đồng ý chọn phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng.
_ Thụt tháo, chuẩn bị bệnh nhân như một cuộc mổ phiên.
_ Chụp lại hệ tiết niệu không chuẩn bị trước khi cho vào phòng mổ xem sỏi có di chuyển lên thận không.
• Vô cảm và tư thế bệnh nhân.
• Phương pháp vô cảm: có thể gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê nội khí quản.( Nên gây mê toàn thân có đặt nội khí quản hoặc mask thanh quản.)
• Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân để hơi dạng trên giá đỡ (tư thế sản khoa), bàn phẫu thuật có thể nâng lên hoặc hạ xuống tùy theo yêu cầu. Sát khuẩn bộ phận sinh dục bằng dung dịch betadin 10%.
• Khởi động máy tán sỏi Laser cài đặt chế độ tán cho phù hợp, để máy ở chế độ chờ.
2.3.2.3. Kỹ thuật đặt ống soi và tán sỏi. * Đặt ống soi vào niệu quản.
_ Đặt ống soi từ ngoài vào bàng quang qua niệu đạo, trong quá trình đặt có thể phát hiện những bất thường trong bàng quang như: u bàng quang, u tuyến tiền liệt, túi thừa bàng quang, sỏi bàng quang….
_ Xác định vùng tam giác bàng quang (trigone) tìm lỗ niệu quản, đánh giá hình dạng lỗ niệu quản: lỗ niệu quản rộng hay hẹp, hướng của lỗ niệu quản, có sa lồi niệu quản kèm theo không.
_ Đưa ống soi vào lỗ niệu quản:
Đặt ống soi vào lỗ niệu quản dưới hướng dẫn của dây dẫn. Trong khi đưa ống soi lên niệu quản có thể dây dẫn đặt trong ống soi hoặc dây dẫn nằm cạnh ống soi.
Để cho quá trình tán sỏi được an toàn, hạn chế sỏi chạy lên thận cần đưa dây dẫn qua viên sỏi lên trên thận trước khi tiến hành tán sỏi.
* Kỹ thuật xử lý sỏi niệu quản:
_ Khi đưa ống soi vào niệu quản tiếp cận sỏi quan sát thấy rõ sỏi trước tiên ta đánh giá tình trạng niệu quản tại vị trí sỏi:
+ Niệu quản rộng hay hẹp.
+ Niệu quản gấp khúc hay không.
+ Niêm mạc niệu quản tại vị trí sỏi: niêm mạc bình thường, niêm mạc phù nề dạng polype che một phần hoặc hoàn toàn sỏi, sỏi bám dính vào niệu quản… _ Nhận định về hình thể, màu sắc và kích thước của viên sỏi.
_ Luồn dây điện cực laser tán sỏi qua máy soi.
_ Khi đầu điện cực tán sỏi laser máy tiếp xúc được với sỏi, nếu sỏi bị che khuất bởi các tổn thương phần mềm như hẹp niệu quản, polip cần sử lý mở rộng niệu quản hoặc cắt polip để bộc lộ rõ sỏi. Để đầu điện cực Laser cách viên sỏi từ 0,2-1 mm hướng điểm sáng Laser vào vị trí định tán. Bật máy sang chế độ tán rồi bắt đầu tán. Khi tán phải nhìn rõ đầu que tán. Nên tán chậm để sỏi vỡ thành từng mảnh nhỏ và tránh làm sỏi di chuyển. Tán từ bờ ngoài của sỏi vào trung tâm tới khi hết sỏi.
Khi tán xong, bơm rửa sỏi. Trong trường hợp có nhiều mảnh sỏi to dùng kìm gắp hoặc dùng thêm ống thông Dormia có giỏ ở đầu để móc và kéo sỏi hoặc cố định sỏi trong giỏ và dùng máy tán tiếp cho nhỏ hơn thì mới dễ dàng kéo sỏi ra ngoài lỗ niệu quản được.
_ Sau khi lấy hết sỏi, soi niệu quản kiểm tra, đánh giá niệu quản có bị tổn thương do tán sỏi gây nên hay không.
_ Đặt sonde JJ niệu quản áp dụng cho tất cả các trương hợp tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Holmium Larser.
* Thời gian tán sỏi.
Được tính từ khi bắt đầu đặt máy soi cho tới khi tán xong. Đơn vị tính là phút.