Người đầu tiên tiến hành soi niệu quản là Hugh H. Young. Năm 1912 Ông đã dùng ống soi bàng quang cứng soi niệu quản cho một bệnh nhân bị giãn niệu quản do có valve niệu đạo sau [dẫn theo 37]. Đến năm 1964, Victor F. Marshall soi niệu quản đoạn dưới bằng ống soi mềm có đường kính 3mm đưa qua một ống soi bàng quang 26F [67]. Năm 1960 hệ thống ống soi của Hopkin đã phát triển, có khả năng dẫn truyền ánh sáng giúp dễ dàng đưa ống soi lên niệu quản đoạn trên. Goodman (1977)và Lyon (1978) công bố những công trình đầu tiên về soi chẩn đoán niệu quản và được phát triển từ đó. Qua soi niệu quản có thể tiến hành chẩn đoán và điều trị các bệnh ở niệu quản, đặc biệt bệnh lý sỏi niệu quản với các thủ thuật như: lấy sỏi bằng ống thông có rọ Dormia hoặc dùng kìm gắp sỏi Basket.
Trong 20 năm trở lại đây, tán sỏi nội soi đã trở thành một kỹ thuật điều trị thông dụng trong hầu hết các trung tâm niệu khoa trên thế giới. Nhờ những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật trong y học, máy nội soi niệu quản ống cứng đã được thay thế bởi máy soi niệu quản bán cứng và mềm, với kích thước ống soi nhỏ hơn trước nên việc đặt máy đã không thực sự cần còn khó khăn trong đa số các trường hợp. Các dụng cụ gắp và lấy sỏi cũng như các máy tán sỏi qua nội soi: thủy điện lực, siêu âm, khí nén và laser lần lượt ra đời, bổ xung cho nhau làm cho kỹ thuật tán sỏi niệu quản qua nội soi hoàn chỉnh dần và trở thành một thủ thuật phổ biến có chất lượng cao trong điều trị sỏi niệu quản. Tùy theo vị trí, kích thước và tính chất sỏi mà kết quả điều trị có khác nhau.
* Tán sỏi niệu quản bằng xung hơi.
Vẫn theo nguyên tắc tán sỏi qua nội soi, công ty EMS ( Electro Medical Systems) của Thụy Sỹ đã sáng chế ra máy tán sỏi niệu (Swiss Lithoclast). Nguyên lý của máy là dựa vào năng lượng hơi phát ra từ máy nén khí, năng lượng này đập vào cần tán sỏi bằng kim loại (cần thường thon dài, có đường kính 0,8-1mm ( ≈ 3ch), và cần tán này lại đập vào viên sỏi, làm sỏi vỡ ra nhiều mảnh và sau đó được lấy ra ngoài [39]. Tán sỏi bằng xung hơi thường được áp dụng cho sỏi niệu quản đoạn dưới.
• Tán sỏi niệu quản bằng Holmium Laser.
Tán sỏi niệu quản nội soi bằng Holmium Laser được coi kà phương pháp tán sỏi nội soi hàng đầu hiện nay. Điện cực nhỏ và mềm (từ 200-320µm) có thể dùng cho ống soi niệu quản cứng hoặc mềm, với năng lượng giải phóng đủ làm tan mọi loại sỏi bất chấp về thành phần hóa học. Ánh sáng Laser được truyền qua sợi thạch anh (điện cực) tới sỏi, năng lượng Laser được hấp thụ bởi nước ở trong và trên bề mặt của sỏi, khí plasma được hình thành trên bề mặt của viên sỏi hấp phụ ánh sáng Laser truyền đến bề mặt của sỏi và tạo nên sóng âm. Sóng này vượt quá sức căng của sỏi quá trình tán sỏi diễn ra tạo ra các mảnh vụn < 0,5 mm. Các mảnh này có thể đẽ dàng đào thải ra ngoài qua đường tiêt niệu. Holmium Laser tác động theo cơ chế nhiệt quang khi sử dụng nước rửa là huyết thanh mặn đẳng trương.
Máy tán sỏi Laser Accu-Tech được sử dụng ánh sáng Laser có bước sóng 2.1 µm bước sóng này là sự hấp phụ đỉnh cao của phân tử nước, với năng lượng của xung mạch đơn 0.5-3.5J. Năng lương lớn nhỏ của xung mạch đơn quyết định năng lực tán sỏi của máy, đến khả năng cắt và khí hóa các mô mềm. Sỏi hình thành do môi trường và thành phần không giống nhau, do đó độ cứng của sỏi cũng khác nhau.Thông thường tán sỏi tán sỏi niệu quản sử dụng năng lượng xung mạch đơn trong phạm vi từ 0.8-2.0J, còn tán sỏi bàng quang, sỏi
thận hoặc cắt các mô mềm thì năng lượng sử dụng trong phạm vi từ 2.5-3.5J. Công suất bình quân càng lớn thì sỏi vỡ càng nhanh, thông thường nên sử dụng tần số 7-8Hz
1
2
Hình 5. Hệ thống tán sỏi nội soi ngược dòng
1.Máy tán sỏi Holmium Laser. 2. Ống soi niệu quản bán cứng.