Các biến chứng chính của sỏi niệu quản

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị tán sỏi đoạn trên niệu quản bằng holmium laser (Trang 30 - 32)

Tại chỗ sỏi niệu quản gây tổn thương cấp tính: niêm mạc niệu quản bị viêm, phù nề, xơ hóa, thành niệu quản dày. Đoạn niệu quản phía trên chỗ có sỏi bị giãn to, đài và bể thận cũng giãn to dần gây ứ nước, ứ mủ thận, nhu mô thận bị phá hủy. Trong khi đó, đoạn niệu quản phía dưới sỏi có thể bình thường nếu viên sỏi chưa ở đó lâu, nhưng thường bị hẹp lại do viêm nhiễm lâu.

1.2.4.1 Thận to do ứ nước hoặc ứ mủ

Đây là biến chứng hay gặp, thận to có thể một bên hoặc hai bên do sỏi một bên hoặc hai bên. TheoVanegas, tỷ lệ thận to do sỏi niệu quản là 79/171 trường hợp (46,37%); Dương Văn Thanh là 36/39 trường hợp [30], Lê Văn Vệ là 38,62% [43], Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng (2006) có 30,9% ứ nước nặng trong 110 bệnh nhân sỏi niệu quản [10].

Sỏi niệu quản gây tắc nghẽn làm thận ứ nước nếu có nhiễm khuẩn làm thận viêm, ứ mủ thận, phá hủy nhu mô thận làm mất chức năng thận nhanh chóng.

1.2.4.2 Vô niệu và thiểu niệu

Vô niệu và thiểu niệu là một biến chứng rất nặng, cần được xử trí cấp cứu, gặp trong sỏi niệu quản trên bệnh nhân thận độc nhất, sỏi niệu quản hai

bên hoặc sỏi niệu quản khi thận bên kia bệnh lý. Hiện nay các tác giả cho rằng khi lượng nước tiểu <400ml/24giờ là thiểu niệu, ≤ 100ml/24giờ được coi là vô niệu. Joual A. và cs. (1997) thấy tỷ lệ vô niệu do sỏi niệu quản là 52%, nghiên cứu của Dương Đăng Hỷ (1985) cho thấy tỷ lệ vô niệu do sỏi niệu quản cả hai bên là 12/37 trường hợp (32,5%).Trần Các (1996) nghiên cứu sỏi thận và niệu quản trên bệnh nhân thận đơn độc cho kết quả 63,2% có biến chứng suy thận trong đó 21,25% vô niệu và suy thận cấp [4]. Vũ Quỳnh Giao (1997) vô niệu thiểu niệu do sỏi niệu quản hai bên 41,66% .

1.2.4.3 Suy thận cấp và mạn tính.

Suy thận là biến chứng nặng và hay gặp ở sỏi niệu quản hai bên hoặc trên thận độc nhất. Fenelly R. C. đã gặp 75/209 trường hợp (35,88%) sỏi niệu quản gây tắc niệu quản, suy thận mạn.Về lâm sàng, do thận đã mất chức năng hoặc thực thể nên khả năng bài tiết của thận suy giảm nhiều hoặc hoàn toàn. Các chất độc không được thải ra ngoài, gây nhiễm độc cơ thể, hậu quả là tử vong. Các tác giả Nguyễn Bửu Triều, Ngô Gia Hy, Trần Quán Anh đều nhấn mạch đến biến chứng này và nhắc nhở phải loại bỏ sớm sỏi, nguyên nhân gây tắc nghẽn, nhiễm khuẩn niệu và suy thận [2],[13].

1.2.4.4 Viêm thận - bể thận - niệu quản do sỏi:

Tình trạng sỏi ở càng lâu, càng gây tỷ lệ nhiễm khuẩn cao, nhất là viêm đài – bể thận – niệu quản trên chỗ tắc của viên sỏi.

Trong số 607 trường hợp sỏi niệu quản của Joual A. và cs. (1997) có tới 512 trường hợp ứ nước đài bể thận và có 162 trường hợp bị nhiễm khuẩn (26,6%), trong đó có 60 trường hợp bị ứ mủ thận(9,8%) [dẫn theo 69]. Theo Nguyễn Kỳ và cộng sự (1994), tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu do sỏi trước mổ chiếm tới 61,96% [17]. Qua nghiên cứu 112 sỏi niệu quản, Hoàng Tạo cũng thấy tỷ lệ

nhiễm khuẩn trước mổ là 63,34% [29] . Vi khuẩn thường gặp là E. Coli (Nguyễn Văn Xang, 1998) [44]

Các triệu chứng đau, sốt rầm rộ, toàn thân mệt mỏi, đôi khi lượng nước tiểu trong ngày giảm đáng kể là biểu hiện của bệnh viêm đài bể thận cấp. Viêm đài bể thận mạn, thể trạng chung là sa sút, đau âm ỉ vùng thắt lưng, tỷ trọng nước tiểu giàm nhiều.

Nhìn chung các nghiên cứu đều cho rằng sỏi niệu quản gây tổn thương sớm thận và niệu quản. Do đó, muốn ngăn ngừa tổn thương cần phải lấy sỏi sớm trước khi có nhiễm khuẩn.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị tán sỏi đoạn trên niệu quản bằng holmium laser (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w