0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Chống chỉ định

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÁN SỎI ĐOẠN TRÊN NIỆU QUẢN BẰNG HOLMIUM LASER (Trang 38 -39 )

_ Thận mất chức năng.

_ Bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu chưa được điều trị ổn định.

_ Bệnh nhân đang điều trị bệnh rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng Heparin, Aspirin…

Bệnh nhân có dị tật, nhất là di tật tiết niệu không có khả năng đặt được máy. _ Hẹp niệu đạo.

_ U phì đại lành tính tuyến tiền liệt > 50gram. _ Hẹp xơ lỗ niệu quản.

_ Các phẫu thuật cũ đường tiết niệu.

_ Các khối u đường tiết niệu dưới: u niệu đạo, u bàng quang, u niệu quản…. _ Các khối u chèn ép đường đi của niệu quản hoặc niệu quản bị xơ cứng chít hẹp sau chấn thương, điều trị tia xạ…

1.4.4 Các tai biến, biến chứng của phương pháp tán sỏi niệu quản qua nội soi.

1.4.4.1 Nhiễm khuẩn tiết niệu sau tán sỏi:

Nguyên nhân nhiễm khuẩn có nhiều, trước tiên phải kể đến do vô khuẩn dụng cụ không tốt, thời gian nội soi lâu cũng là một nguyên nhân, không lấy hết các mảnh vụn gây tắc niệu quản và do nội soi gây tổn thương niệu quản [37] [46] .

1.4.3.2 Chảy máu nặng:

Do tổn thương niệu quản khi làm thủ thuật, chiếm khoảng 0,5% [34].

1.4.3.3 Rách niêm mạc niệu quản:

Rách niêm mạc niệu quản thường hay xảy ra khi nong niệu quản, đưa máy soi vào lòng niệu quản hoặc khi gắp mảnh sỏi ra, tỷ lệ này là 0,06% [37] và 3,5% [46].

1.4.3.4 Sỏi di chuyển:

Sỏi di chuyển lên thận có thể coi như một thất bại của tán sỏi nội soi, tỷ lệ này theo Nguyễn Hoàng Đức. Trần Lê Linh Phương là 10%.

1.4.3.5 Thủng niệu quản:

Niệu quản bị thủng khi đưa dây dẫn, máy soi niệu quản, máy tán sỏi quá mạnh, không đúng đường, nhất là khi đi qua những chỗ hẹp của niệu quản hay gặp vật cản như: polype niệu quản, niêm mạc phù nề… Theo Dương Văn Trung và cs. Tỷ lệ này là 0,18% [37], 1,7% theo Aridogan I. A. [46].Sửa chữa biến chứng này bằng đặt JJ niệu quản hoặc phải mổ tạo hình niệu quản.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÁN SỎI ĐOẠN TRÊN NIỆU QUẢN BẰNG HOLMIUM LASER (Trang 38 -39 )

×