Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

Cán bộ quản lý ở nhà trƣờng:

Cán bộ quản lý nhà trường đã được đào tạo các kiến thức về quản lý. Họ nắm rõ được các mục tiêu, yêu cầu đối với việc dạy học ngoại ngữ. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ ngoại ngữ và chưa am hiểu sâu về đặc trưng và phương pháp dạy học ngoại ngữ nên việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cịn gặp nhiều khó khăn.

Giáo viên dạy tiếng anh ở nhà trƣờng:

GV dạy tiếng Anh tại các trường THPT đều là những người được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có trình độ cử nhân, được đào tạo về các phương pháp giảng dạy, được cung cấp những tri thức tâm lý học lứa tuổi và các kiến thức có liên quan khác phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên, đội ngũ GV còn chưa đồng đều về trình độ chun mơn và khả năng sư phạm. Một số GV còn thụ động trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực, chưa đầu tư thời gian và tâm huyết cho việc dạy học. Một bộ phận GV còn dạy học chưa bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, chưa đánh giá HS theo tiến trình và đảm bảo đúng năng lực HS....

Học sinh học tiếng A nh

Ở lứa tuổi này, HS có sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ. Các em cũng có sự thay đổi rất lớn về tâm sinh lý. Đa số các em đều có ý thức hơn về bản thân và có nhu cầu cao hơn trong việc thể hiện bản thân. Các em cũng có tính tự giác cao hơn, có động có học tập rõ ràng hơn và xác định cho mình các mục tiêu cụ thể khi các em hồn thành chương trình học THPT. Tuy nhiên, do các em vần còn đang trong giai đoạn chuyển giao giữa người lớn và trẻ con nên trong nhiều hoạt động vẫn cần có sự giám sát và uốn nắn của người lớn. Do vậy trong quá trình dạy học, GV vừa là người thầy hướng dẫn các em tiếp cận các tri thức nhưng cũng là người bạn để chia sẻ, động viên và khuyến khích các em.

Một đặc điểm đáng quan tâm nữa đối với HS ở lứa tuổi này là các em đã lựa chọn cho mình các khối thi đại học. Do đó, các em thường dành tồn bộ thời gian và công sức cho việc học các môn thi đại học mà bỏ qua các môn khác nếu các em khơng nhận thức được vai trị và tầm quan trọng của từng mơn học. Do đó, GV và những người làm công tác quản lý, công tác giáo dục trong các nhà trường cần có sự định hướng đúng cho HS của mình trong học tập.

Một bộ phận khơng nhỏ HS khơng thích và khơng dám học tiếng Anh bởi các em nghĩ đây là mơn học khó, cần có năng khiếu chứ khơng chỉ là kiến thức bởi ngôn ngữ luôn rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Do đó, số lượng các em thực sự u thích và muốn học môn tiếng Anh là rất hạn chế.

Môi trƣờng dạy học tiếng anh của nhà trƣờng:

Đại đa số các trường THPT hiện nay cịn khó khăn về CSVC phục vụ việc dạy học tiếng Anh, các thiết bị dạy học đã cũ, lạc hậu, các phương tiện dạy học tiên tiến chưa được đầu tư kịp thời. Hầu hết các trường khơng có mơi trường thực hành giao tiếp với người bản ngữ. Nhiều trường còn thiếu các thiết bị, CSVC thiết yếu.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý và quản lý nhà trường. Đồng thời, tác giả cũng đã khái quát các lí luận liên quan đến hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh nói riêng. Từ cơ sở lí luận trong chương 1, tác giả sẽ phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT Hùng Vương ở chương II và đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƢƠNG

TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)