3.1.1. Nguyên tắc tính hệ thống
Các hoạt động GD & ĐT của Nhà trường luôn gắn liền với mục tiêu GD & ĐT chung của toàn ngành và đáp ứng kịp thời nhu cầu của toàn xã hội. Xuất phát từ yêu cầu của xã hội, mục tiêu đào tạo của nhà trường là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cũng phải phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
3.1.2. Nguyên tắc tính thực tiễn
Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh phải dựa trên điều kiện cụ thể, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của dạy học tiếng anh ở nhà trường hiện tại và tương lai. Trên cơ sở điều kiện khách quan và chủ quan, nhà trường sẽ tiến hành thực hiện từng biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp để giải quyết được những khó khăn của nhà trường.
Tính thực tiễn của các biện pháp cịn phải được thể hiện ở khả năng triển khai các biện pháp mà tác giả đề xuất. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường THPT Hùng Vương, tỉnh Hùng Vương một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người CBQL.
3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả
Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo của Nhà trường, tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Những biện pháp nêu ra nhằm từng bước đổi mới chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường hiện nay. Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để với một thực trạng CSVC, một đội ngũ
GV, HS hiện có nhà trường có thể tạo ra chất lượng dạy học môn Tiếng Anh tốt nhất. Bởi vậy nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất biện pháp phải mang lại hiệu quả cao trong hoàn cảnh cụ thể tại thời điểm nhất định.
3.1.4. Nguyên tắc tính đồng bộ
Mọi hoạt động của nhà trường đều nằm trong hệ thống chung. Các thành tố trong hệ thống có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Do đó, các biện pháp đề xuất mới cần mang tính hệ thống chặt chẽ để phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường, phù hợp với xu thế phát triển, kế hoạch chiến lược của nhà trường.
Ngồi ra, các biện pháp đề xuất khơng được mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy, các biện pháp quản lý muốn đem lại tính khả thi và hiệu quả thì phải đảm bảo tính đồng bộ.