Khái quát về trƣờng trung học phổ thông Hùng Vƣơng, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 36)

2.1.1. Lịch sử nhà trường

Trường THPT Hùng Vương được thành lập ngày 1/12/1945, là trường THPT đầu tiên của tỉnh Phú Thọ, là một trong 7 trường THPT được thành lập sớm nhất ở nước ta sau Cách mạng Tháng Tám. Ngày mới thành lập, Trường chỉ có 1 lớp với 36 học sinh bậc đệ nhất trung học, đến năm học 2016 - 2017 đó phát triển tới 30 lớp với 1.200 học sinh và 84 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Suốt 71 năm qua, Trường THPT Hùng Vương đã không ngừng lớn lên và trưởng thành cùng với sự trưởng thành của cách mạng, của đất nước. Trường đã đào tạo được gần 5 vạn học sinh đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sự phấn đấu bền bỉ, toàn diện nhà trường đã được Nhà nước tặng thưởng 2 Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 1995, năm 2000). Tháng 11 năm 2002 được Bộ GD&ĐT cấp bằng công nhận trường THPT đạt Chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 (là 1 trong 3 trường Chuẩn Quốc gia đầu tiên của bậc THPT trong cả nước). Tháng 5/ 2013 Trường được UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2013- 2018. Ngày 29/7/2004 nhà trường được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động". Năm 2011 Nhà trường được Nhà nước phong tặng “Huân chương Độc Lập Hạng Ba”.

Trong suốt 71 năm phát triển, truyền thống lịch sử của nhà trường được tạo nên bởi sự cống hiến của nhiều thế hệ Hiệu trưởng, và của nhiều thế hệ nhà giáo. Trường đã đào tạo nhiều thế hệ HS trưởng thành, hiện nay đang giữ những vị trí nhất định trong xã hội. Trường đã có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục nói riêng, cho địa phương nói chung, và đã trở thành niềm tin và điểm tựa cho HS và cha mẹ HS trong khu vực.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của nhà trường

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên nhà trƣờng:

chính. Trình độ chun mơn: 100% đạt chuẩn, trong đó 09 đồng chí có trình độ Thạc sĩ; 03 đồng chí đang theo học Thạc sỹ và 74 đồng chí có trình độ Đại học. Đội ngũ cán bộ, GV đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, u nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Cơ sở vật chất đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Nếu xét riêng về cơ sở vật chất phục vụ cho bộ mơn ngoại ngữ, thì nhà trường chỉ có 04 máy cassette và một số tranh ảnh; 01 phòng dạy Tiếng Anh riêng.

2.1.3. Chất lượng giáo dục toàn diện

Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực trong 3 năm trở lại đây.

Năm học 2013- 2014: Học lực Tổng số Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1277 137 10,7 927 72,6 210 16,4 3 0,23 Hạnh kiểm Tổng số Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1277 1185 92,8 75 5,9 19 1,3 0 0 Năm học 2014- 2015: Học lực Tổng số Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1160 148 12,7 890 76,7 120 10,3 02 0,17 Hạnh kiểm Tổng số Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1160 1099 94,7 56 4,8 4 0,3 1 0,08

Năm học 2015- 2016: Học lực Tổng số Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1127 162 14,4 891 79 71 6,6 0 0 Hạnh kiểm Tổng số Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1127 1068 94,8 53 4,7 03 0,7 0 0

(Nguồn trích từ báo cáo tổng kết các năm học 2013-2014;2014-2015, 2015- 2016 của trường THPT Hùng Vương tỉnh Phú Thọ)

2.1.4. Đặc điểm học sinh

Số học sinh tham gia học tập tại trường ở các phường, xã thuộc Thị xã Phú Thọ và một số xã thuộc huyện Thanh Ba, Phù Ninh và Tam Nông ráp ranh với Thị xã Phú Thọ. Có những xã thuộc khu vực nơng thôn, miền núi cách trường hơn 10 km. Phụ huynh học sinh có đời sống kinh tế khó khăn. Học sinh nơng thơn thì việc tiếp cận với ngoại ngữ và luôn hạn chế hơn so với học sinh ở thành thị do điều kiện sống chưa cao cũng như mơi trường văn hóa gia đình, xã hội chưa cho các em thấy được tầm quan trọng của việc biết Tiếng Anh.

2.1.5. Về công tác tổ chức quản lý của BGH

BGH cơ bản đoàn kết, gắn bó với cán bộ GV nhà trường được sự tin tưởng cao của cán bộ, GV, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, các đồng chí trong BGH khơng thơng thạo về tiếng Anh, và cũng không nắm rõ về chuyên môn tiếng Anh nên gần như chưa quan tâm đến hoạt động dạy môn Tiếng Anh ở trường THPT Hùng Vương, đơi lúc cịn phó mặc hoạt động chun mơn tiếng Anh cho tổ chun mơn. Từ đó, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng dạy và học môn tiếng Anh trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)