các TBDH của GV
Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện
QT IQT KQT T K TB Y
Xây dựng quy định cụ thể việc
thực hiện giờ lên lớp của GV 100 0 0 87.5 12.5 0 0
Thường xuyên giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy định về lên
lớp của GV 100 0 0 62.5 25 12.5 0
Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất, thanh tra chuyên môn để đánh gia
chất lượng giảng dạy của GV 100 0 0 25 37.5 37.5 0
Tổ chức dạy thay, dạy bù các tiết
GV xin nghỉ, tiết thiếu kịp thời 100 0 0 75 25 0 0
Tổ chức lấy ý kiến của HS về
đánh giá GV 87.5 12.5 0 0 12.5 75 12.5
Kiểm tra việc sử dụng các TBDH
của GV 75 12.5 12.5 0 25 62.5 12.5
Bồi dưỡng PPDH, kỹ năng sử
dụng TBDH hiện đại 75 25 0 0 37.5 62.5 0
Kiểm tra việc ứng dụng CNTT
trong giảng dạy của GV 62.5 25 12.5 0 25 75 0
Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp lên lớp và sử dụng các TBDH để
đánh giá thi đua và xếp loại GV 75 25 0 0 37.5 62.5 0
Các số liệu điều tra cho thấy, việc xây dựng các quy định cụ thể về việc thực hiện giờ lên lớp của GV đều được cho là một vấn đề quan trọng. Các CBQL và GV cũng đánh giá việc này ở nhà trường đạt mức độ Tốt. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã thường xuyên giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy định về lên lớp của GV. Đây được đánh giá là một việc làm quan trọng trong việc duy trì kỷ luật lao động tại nhà trường.
100 % CBQL và GV đánh giá việc tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất, thanh tra chuyên môn để đánh gia chất lượng giảng dạy của GV có vai trị rất quan trọng. 25 % CBQL và GV đánh giá công tác này tại nhà trường đạt mức Tốt. Tuy nhiên,
sự kiểm tra này chưa được thực hiện thường xuyên. Việc đánh giá giờ dạy đôi khi chưa thực sự khách quan, cịn mang tính động viên, đơi khi chưa bám sát chất lượng giờ dạy thực tế.
Nhà trường đã làm tốt công tác tổ chức dạy thay, dạy bù các tiết GV xin nghỉ, tiết thiếu kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện CTGD theo quy định.
87.5 % CBQL và GV đồng ý rằng tổ chức lấy ý kiến của HS về đánh giá GV là một biện pháp quan trọng và có hiệu quả trong đánh giá GV. Tuy nhiên, việc thực hiện phần việc này mới chỉ đạt ở mức trung bình. Nhà trường chưa chủ động tổ chức khảo sát lấy ý kiến của HS về GV đang giảng dạy tiếng Anh tại lớp mình. Các thơng tin về GV thường được HS phản ánh khơng chính thức tới GVCN và BGH nhà trường.
Việc sử dụng TBDH của GV cũng được đánh giá là chưa thường xuyên và chưa đạt hiệu quả cao. Đa số các ý kiến thống nhất rằng: lãnh đạo nhà trường chưa kiểm soát được việc GV lên lớp có sử dụng TBDH hay không. Nhà trường cũng chưa tổ chức kiểm tra về mức độ sử dụng và hiệu quả sử dụng các TBDH hiện có của nhà trường. Do đó, vẫn cịn tồn tại hiện tượng dạy chay trong khi các TBDH của nhà trường nhập về vẫn cịn ngun niêm phong. Thậm chí, GV khơng biết thiết bị này có trong danh mục TBDH của trường hay khơng. Các thiết bị thường xuyên được sử dụng là: máy chiếu, phịng thực hành tiếng. Mặc dù nhà trường có nhiều loại tranh ảnh, biểu đồ... nhưng các thiết bị này gần như không bao giờ được sử dụng. Đơi khi, GV có mượn TBDH và mang lên lớp nhưng chỉ là để trưng bày, hiệu quả sử dụng rất thấp.
Để sử dụng các TBDH hiện đại không phải là một việc dễ dàng. Do đó, có tới 75 % CBQL và GV đồng ý rằng tổ chức các lớp bồi dưỡng PPDH và sử dụng TBDH là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, công việc này chưa được tổ chức thường xuyên và chưa đạt hiệu quả cao. Các buổi tập huấn mới chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, chưa được thực hành nên một số GV, sau buổi tập huấn, vẫn không nắm được cách sử dụng các thiết bị.
Theo khảo sát, BGH nhà trường đã xây dựng quy định về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Mỗi GV ít nhất phải giảng 4 tiết GAĐT trong một năm học. Nếu không đạt yêu cầu đề ra sẽ không được đánh giá và xếp loại lao động tiên tiến. Tuy nhiên, công tác kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV còn nhiều hạn chế. Lãnh đạo nhà trường cũng chưa kiểm soát được chất lượng của các GAĐT được sử dụng để giảng dạy.
Việc sử dụng kết quả thực hiện nề nếp lên lớp và sử dụng các TBDH để đánh giá thi đua GV và xếp loại viên chức cũng được đa số người tham gia khảo sát cho là một biện pháp tích cực để quản lý hoạt động dạy của GV. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường mới chỉ thực hiện cơng việc này ở mức độ trung bình.
Quản lý cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Hiện nay, trong xu hướng đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới dạy học tiếng Anh nói riêng, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một yêu cầu tất yếu.
Theo kết quả khảo sát, đa số các CBQL và GV cho rằng cần chỉ đạo GV thực hiện nghiêm quy chế thi và kiểm tra. Họ cũng cho rằng việc kiểm tra định kỳ sổ điểm của GV để theo dõi tiến độ thực hiện quy chế về điểm kiểm tra, thanh tra điểm cuối học kỳ và cuối năm và phân tích kết quả học tập của HS là các công tác quan trọng cần thực hiện nghiêm túc. Việc quản lý khâu ra đề kiểm tra, đề thi của Gv, quản lý chấm trả bài đúng tiến độ và sử dụng kết quả thanh tra vào đánh giá, xếp loại GV ít quan trọng hơn. Thực tế tại nhà trường cho thấy, do lãnh đạo nhà trường khơng có chun mơn về giảng dạy tiếng Anh nên việc ra đề thi, đề kiểm tra được giao trách nhiệm cho TCM thảo luận và ra đề.
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện
QT IQT KQT T K TB Y
Chỉ đạo GV và HS thực hiện
nghiêm quy chế thi, kiểm tra. 100 0 0 100 0 0 0
Quản lý việc ra đề kiểm tra, đề thi
của GV 50 25 25 0 47.5 32.5 0
Quản lý việc chấm, trả bài đúng
tiến độ quy định 62.5 37.5 0 0 35 52.5 12.5
Kiểm tra định kỳ sổ điểm của GV để theo dõi tiến độ thực hiện quy
chế về điểm kiểm tra 62.5 25 12.5 37.5 27.5 30 5
Kiểm tra điểm vào cuối học kỳ
và cuối năm 37.5 37.5 25 65 25 10 0
Phân tích kết quả học tập của HS 75 12.5 12.5 0 25 25 50 Sử dụng các kết quả về kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện quy chế chấm điểm HS vào đánh giá thi
Kết quả điều tra cho thấy, 100% CBQL và GV đánh giá công tác chỉ đạo GV và HS thực hiện quy chế thi và kiểm tra đã được thực hiện ở mức độ Tốt. Nhà trường đã quan tâm và chỉ đạo sát sao việc thực hiện đánh giá, cho điểm HS theo đúng các quy định; thường xuyên cập nhật và phổ biến các quy định mới, xu hướng mới trong đánh giá HS cho các GV tiếng Anh. Đồng thời,quán triệt tinh thần nghiêm túc, chống thành tích trong kiểm tra, đánh giá HS.
Cũng theo kết quả điều tra, công tác quản lý việc ra đề kiểm tra, đề thi của GV chưa được thực hiện tốt. Lãnh đạo nhà trường chưa có sự quản lý chặt chẽ, đánh giá về nội dung đề thi, đề kiểm tra.... Do đó, vẫn cịn tình trạng GV ra đề q dễ, hoặc quá khó, hoặc sai xót về kiến thức, ngơn ngữ sử dụng chưa chuẩn.
Quản lý việc chấm, trả bài đúng tiến độ quy định cũng được đa số CBQL và GV đánh giá là thực hiện ở mức trung bình. Có tới 80 % GV cho biết, việc chấm - trả bài chậm diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, BGH không nắm rõ được hiện tượng này bởi vì sổ báo giảng, sổ đầu bài vẫn được GV ghi theo đúng thứ tự PPCT. Vẫn còn hiện tượng GV cho HS kiểm tra muộn, dồn bài kiểm tra đến cuối kỳ mới chấm và lấy điểm cho HS. Điều đó cho thấy, cơng tác quản lý việc chấm trả bài kiểm tra vẫn còn hạn chế.
Qua trao đổi với CBQL và GV, nhà trường đã tiến hành kiểm tra sổ điểm của GV. Việc kiểm tra sổ điểm cá nhân định kỳ đã được tiến hành thường xuyên. Thông qua kết quả kiểm tra, lãnh đạo nhà trường đã kịp thời uốn nắn các sai xót trong việc cho điểm, chữa điểm và đơn đốc GV thực hiện chế độ điểm đúng quy định về tiến độ.
Hiện nay, nhà trường không sử dụng phần mềm tin học nào để quản lý điểm của HS. Vì thế, việc phân tích kết quả học tập của HS chưa được chú ý. 100% GV và CBQL nhà trường đánh giá kết quả của công tác này đạt mức trung bình. Nhà trường chưa có sự phân tích sâu các kết quả đạt được của mơn tiếng Anh, chưa tìm ra các nguyên nhân dẫn tới kết quả học tập của HS. Từ đó có sự điều chính các hoạt động dạy học cho phù hợp và lấy đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch vào năm học sau.
Các kết quả về thanh tra việc thực hiện quy chế chấm điểm HS cũng được sử dụng vào đánh giá thi đua, xếp loại viên chức. Đối với những GV có vi phạm trong việc chấm điểm và đánh giá HS đều bị xử lí tùy theo mức độ vi phạm.
Tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi GV để theo kịp sự thay đổi trong công tác giảng dạy hiện nay. GV phải luôn cập nhật thông tin, nội dung mới liên quan đến các chủ đề bài học; cách thức tiếp cận, PPDH phải thay đổi.
BGH cần tổ chức cho GV đăng ký nội dung tự bồi dưỡng, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV.
Theo kết quả điều tra, công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng của GV của nhà trường chưa tốt. Trong 4 nội dung, chỉ có việc chỉ đạo GV lập kế hoach tự bồi dưỡng là được CBQL và GV đánh giá phần nhiều ở mức rất tốt và khá. Nhưng hầu hết các kế hoạch này đều là do cá nhân GV tự làm một cách tự phát mà chưa có sự hướng dẫn và định hướng từ phía quản lý nhà trường.