Điều chỉnh động

Một phần của tài liệu điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở việt nam- phương pháp natrex (Trang 34 - 38)

3. XÂY DỰNG MƠ HÌNH NATREX TẠI VIỆT NAM

3.9. Điều chỉnh động

Sự biến động trong dài hạn bao gồm sự biến động nội sinh của vốn và tài sản nước ngoài. Kết hợp sự thay đổi của vốn (công thức 12), đầu tư (công thức 8), và danh mục cân bằng (công thức 11) tạo ra công thức của sự phát triển vốn:

dK/dt = J(K, F, Z), JK<0, JF>0 (17)11

Ta có: Jk<0 vì: một sự gia tăng trong vốn sẽ làm giảm năng suất biên của vốn và làm

giảm đầu tư tăng thêm.

JF>0 vì: một sự gia tăng trong tài sản nước ngoài làm giảm rủi ro quốc gia và lãi suất nội địa thực nên đầu tư tăng

Dựa trên cân bằng danh mục đầu tư công thức (11) và tiết kiệm công thức (1.1 & 1.2), chúng tơi có cơng thức:

S=S(K, F, Z), SK>0, SF<0 (18)

Từ công thức (17), (18), (13), chúng ta có cơng thức sự phát triển của tài sản nước ngoài

dF/dt=L(K, F, Z), LK>0, LF<0. (19)

Ta có: Lk>0 vì: một sự gia tăng trong vốn làm giảm đầu tư (Jk<0) và tăng tiết kiệm

(Sk>0) và từ đó làm tăng (S-I) hay Lk>0

LF<0 vì: một sự gia tăng trong tài sản nước ngoài sẽ làm gia tăng của cải quốc gia và từ đó làm tăng tiêu dùng. Tiêu dùng cao hơn đồng nghĩa với sự giảm đi trong tiết kiệm (SF<0), và gia tăng đầu tư (JF>0) từ đó làm (S-I) giảm hay LF<0.

11 Theo Lim & Stein 1995 và You & Sarantic 2008, nhóm giả định tỉ lệ tăng trường hiệu quả n là 0 để tính tốn thuận tiện. Nếu nới lỏng giả định bằng giả định n dương, phân tích tốn học của sự ành hương cân bằng trong trung dài hạn trở nên lộn xộn và thiếu hấp dẫn, nhưng những ảnh hưởng còn lại vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, giả định n = 0 chỉ là một giả định thuận lợi (trong việc trình bày đại số và sự minh bạch lớn hơn) và không thay đổi kết quả lý thuyết.

Phân Tích Các Trƣờng Hợp Điều Chỉnh Động Của Vốn Và Tài Sản Nƣớc Ngồi

Ta có:

(1). J=0 là quỹ tích những điểm thể hiện phối hợp tài sản nước ngồi và vốn mà tại đó tỷ lệ đầu tư tăng thêm trong tương lai là 0. Nó có hệ số độ dốc dương vì

|J=0 = -Jk/ JF > 0

Các điểm nằm bên trái của J=0 có năng suất lao động biên vượt quá chi phí sử dụng vốn (

) và k < k* nên vốn sẽ tăng. Các điểm nằm bên phải của J=0 thì ngược lại.

(2). L=0 là quỹ tích tập hợp điểm thể hiện phối hợp tài sản nước ngoài và vốn mà tại đó khơng có dịng vốn ra vì đầu tư bằng tiết kiệm. Ở những điểm L=0 thì CA=0. Đường L=0 có độ dốc dương vì

|L=0 = -Lk/ LF > 0

Các điểm nằm trên đường L=0 thì tài sản nước ngồi lớn hơn giá trị của nó tại trạng thái dừng (F>F*), đầu tư vượt quá tiết kiệm nên CA<0, tài sản nước ngoài sẽ giảm về cân bằng. Các điểm nằm dưới đường L=0 thì ngược lại.

Các trƣờng hợp có thể của trạng thái cân bằng:

 Trường hợp 1: độ dốc của đường J=0 lớn hơn đường L=0

( ) ⇒

Hình 1: Trạng thái điều chỉnh động (G>0)

Khi đó thì các đường trong pha này sẽ dịch chuyển một cách khơng tuần hồn về điểm cân bằng ở giữa E. Một số đường chỉ dịch chuyển trực tiếp trong một miền đơn về E, một số đường dịch chuyển băng qua cả hai miền trước khi đạt đến giá trị cân bằng. Nếu một đường mà vượt qua ranh giới giữa hai miền thì có độ dốc hoặc không xác định (vượt qua L=0) hoặc bằng 0 (khi băng qua J=0).

Điểm E là điểm nút ổn định, đảm bảo sự ổn định của mơ hình.  Trường hợp 2: độ dốc của đường J=0 nhỏ hơn đường L=0

Đồ thị:

Hình 2: Trạng thái điều chỉnh động (G<0)

Trong hình này, điểm E là điểm yên ngựa (saddle point). Các dịng chảy thì khơng ổn định, có lúc trực tiếp và nhất quán hướng vào E, có lúc hướng ra xa E, có lúc ban đầu thì hướng vào sau thì chạy ra xa. Vì vậy trường hợp này không đảm bảo cho sự ổn định của mơ hình.

Như vậy, theo You và Sarantis 2008, thì điều kiện ổn định G>0 phải được giữa vững để đảm bảo tính ổn định của mơ hình (như trong trường hợp 1). Mà G = JkLF – LkJF> 0 sẽ đúng miễn là sự tác động của vốn lên đầu tư lớn hơn sự tác động của tài sản nước ngoài lên đầu tư (-JK>JF) với J=0 và sự tác động của tài sản nước ngoài lên tài khoản vãng lai thì mạnh hơn sự tác động của vốn lên tài khoản vãng lai (-LF>LK) với L=0.

Một phần của tài liệu điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở việt nam- phương pháp natrex (Trang 34 - 38)