MỨC ĐỘ ĐỊNH GIÁ SAI KHI CÓ XÉT ĐẾN ĐIỂM GÃY

Một phần của tài liệu điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở việt nam- phương pháp natrex (Trang 63 - 71)

Nhận xét: -10.00% -5.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 19 95Q1 19 95Q4 19 96Q3 19 97Q2 19 98Q1 19 98Q4 19 99Q3 20 00 Q2 20 01Q1 20 01Q4 20 02Q3 20 03Q2 20 04Q1 20 04Q4 20 05Q3 20 06Q2 20 07Q1 20 07Q4 20 08Q3 20 09Q2 20 10Q1 20 10Q4 20 11Q3 -8.00% -6.00% -4.00% -2.00% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 19 95Q 1 19 95Q 4 19 96Q 3 19 97Q 2 19 98Q 1 19 98Q 4 19 99Q 3 20 00Q 2 20 01Q 1 20 01Q 4 20 02Q 3 20 03Q 2 20 04Q 1 20 04Q 4 20 05Q 3 20 06Q 2 20 07Q 1 20 07Q4 20 08Q 3 20 09Q 2 20 10Q 1 20 10Q 4 20 11Q 3

Theo như kết quả của hai cách tính NATREX có điểm gãy và khơng có điểm gãy trên thì trong giai đoạn trước điểm gãy (quý 1 năm 2008), hai tỷ giá này di chuyển khá sát với nhau. Tuy nhiên, hai tỷ giá này cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

- Từ đầu năm 1995 cho đến quý 1 năm 1997:

 Theo phương pháp NATREX khơng xét đến điểm gãy thì REER đã bị định giá cao.

 Theo phương pháp NATREX có xét đến điểm gãy thì REER có lúc bị định giá cao, có lúc bị định giá thấp.

- Từ quý 2 năm 1997 đến đầu năm 2008, mức sai lệch của REER tính theo hai phương pháp NATREX đều cho kết quả như nhau, cụ thể:

Từ quý 2 năm 1997 đến quý 4 năm 1998: biến động của REER có lúc cao lúc thấp. Nhưng từ khoảng đầu năm 1999 đến quý 2 năm 2002, tỷ giá hầu hết được định giá cao. Sau đó, tỷ giá đã bị định giá thấp liên tục cho tới đầu năm 2008. Kết quả này cũng phù hợp với các bài nghiên cứu trước đây về tỷ giá cân bằng của Việt Nam tính theo các phương pháp khác trong giai đoạn 2000-2010, như bài nghiên cứu “Mức độ sai lệch tỷ giá ở Việt Nam: cách tiếp cận kinh tế lượng” của tác giả Vũ Quốc Huy, Vũ

Phạm Hải Đăng và Nguyễn Thị Thu Hằng.

- Tuy nhiên, từ năm 2008 trở đi, có một sự khác biệt rõ rệt giữa NATREX xác định theo phương pháp có điểm gãy và khơng có điểm gãy. Cụ thể:

 Theo phương pháp xác định NATREX khơng có điểm gãy thì từ năm 2008, tỷ giá đã bị định giá cao bất thường cho đến cuối năm 2009. Từ năm 2010 đến cuối năm 2011, REER có lúc được định giá cao, và về cuối giai đoạn thì có xu hướng bị định giá thấp.

 Theo phương pháp NATREX có điểm gãy thì từ năm 2008, REER biến động thất thường, có lúc bị định giá cao, có lúc bị định giá thấp, nhưng mức độ định giá sai so với NATREX có điểm gãy là nhỏ hơn. Xét trung bình năm 2008 thì REER đã bị định giá cao 2.83%.

Qua sự so sánh trên, chúng tôi quyết định sử dụng mơ hình NATREX có điểm gãy cho Việt Nam vì lý do sau: năm 2008 là năm có nhiều biến động của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Đặc biệt, năm 2008 cũng đánh dấu sự biến động

lớn trong tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Trong năm 2008, đã có những biến động mạnh của tỷ giá do lạm phát tăng cao trong nửa đầu năm và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu tác động tới nền kinh tế Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Từ giữa năm 2008, cùng với sự suy thoái kinh tế, luồng FII vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều, dẫn đến sự sụt giảm giá trị đồng nội tệ. Do đó, trong năm 2008, so với kết quả tỷ giá bị định giá cao bất thường với tổng mức định giá sai cả năm khoảng 30% của mơ hình NATREX khơng gãy thì chúng tơi nghiêng về kết quả REER có lúc bị định giá cao vào quý 3 và sau đó bị định giá thấp vào quý 4 của mơ hình NATREX có một điểm gãy hơn.

Theo kết quả của mơ hình NATREX có một điểm gãy ở Việt Nam thì:

Từ quý 1 năm 1995 đến quý 3 năm 1997, có sự gia tăng trong giá trị thực tế của REER. Tuy nhiên, NATREX cũng gia tăng nhanh trong giai đoạn này, do sự gia tăng trong năng suất sản xuất prod và đầu tư cơng của chính phủ GI. NATREX thì cao hơn REER, vì thế có sự định giá thấp của VND trong thời kỳ này với tỷ lệ định giá sai trung bình là 1.22% mỗi quý.

Từ quý 4 năm 1997 đến quý 1 năm 2002, mức sai lệch có khi âm khi dương nhưng đa phần là REER đã bị định giá cao. NATREX và REER trong thời kỳ này đều sụt giảm nhưng NATREX có sự sụt giảm nhanh hơn, đặc biệt là từ quý 3 năm 2000, do sự sụt giảm trong đầu tư công GI, lãi suất nước ngoài rus và sự nới lỏng hạn chế thanh khoản (liqc tăng). Do vậy, REER nằm phía trên NATREX và VND được định giá cao. Từ quý 2 năm 2002 đến quý 1 năm 2004, có một sự định giá thấp liên tục của VND. Nhưng từ quý 2 năm 2004 đến quý 4 năm 2005 lại có một sự định giá cao Việt Nam đồng. NATREX trong giai đoạn này nằm trên REER do sự gia tăng trong năng suất sản xuất và gia tăng trong rus. Từ quý 1 năm 2006 đến hết năm 2007, mức định giá sai đổi dấu liên tục, tuy nhiên đa số cho thấy trong giai đoạn này VND đã bị định giá thấp, với mức định giá thấp trung bình là 1.17%/quý.

Từ năm 2008 đến hết năm 2011, mức định giá sai cũng có lúc cao lúc thấp. Tuy nhiên, trung bình trong giai đoạn này thì VND đã bị định giá cao, với tổng mức định giá sai cả giai đoạn là 2.91%.

Như vậy, có thể thấy các kết luận từ mơ hình NATREX cho Việt Nam khá tương đồng với các kết quả trước đây của các nghiên cứu về tỷ giá cân bằng của Việt Nam theo

phương pháp BEER. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là mức định giá sai theo phương pháp NATREX thấp hơn nhiều so với phương pháp BEER. Ví dụ như so sánh với bài nghiên cứu “Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2010, mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu” của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam thì mức định giá sai của tỷ giá hối đối thực như sau:

Hình 10.Tổng mức định giá sai của tỷ giá thực giai đoạn 2000-2010 theo phƣơng pháp BEER

Có thể thấy mức định giá sai của tỷ giá hối đoái thực theo phương pháp BEER khá cao, có lúc vượt quá 20% trong một quý. Trong khi đó, mức định giá sai tính theo phương pháp NATREX thì thấp hơn nhiều và hầu như không vượt quá 10% trong bất kỳ quý nào. Mà phương pháp BEER chỉ xác định mức tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn cũng như sử dụng các giá trị hiện hành của các nhân tố kinh tế cơ bản chứ không phải giá trị ở trạng thái tồn dụng lao động, tức có xét đến yếu tố chu kỳ và đầu cơ. Do vậy, kết quả này đã cho thấy, khi loại bỏ yếu tố chu kỳ và đầu cơ, cũng như xét đến tỷ giá hối đoái cân bằng trong dài hạn thì mức độ sai lệch giữa tỷ giá hối đối thực hiệu lực REER và tỷ giá hối đoái thực cân bằng sẽ giảm đi.

Bài viết này nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng của Việt Nam và nghiên cứu mức độ sai lệch tương ứng trong suốt thời kì từ 1995-2011. Bài nghiên cứu này có một số đóng góp về lý thuyết và thực nghiệm như sau. Đầu tiên, chúng tôi mở rộng mơ hình NATREX gốc và lần đầu tiên áp dụng nó cho Việt Nam. Thứ hai, để nắm bắt tác động của những sự kiện kinh tế và chính trị đến tỷ giá hối đối thực hiệu lực cân bằng trong thời gian gần đây, chúng tôi sử dụng kiểm định đồng liên kết cho phép các điểm gãy cấu trúc nội sinh.

Những kết quả thực nghiệm chính trong cuộc nghiên cứu được tóm tắt như sau. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một mối tương quan đồng liên kết có ý nghĩa giữa các nhân tố trong mơ hình với tỷ giá hối đối thực hiệu lực, do đó cung cấp sự hỗ trợ cho mơ hình NATREX lý thuyết. Trong mối quan hệ đồng liên kết, chúng tơi tìm thấy một điểm gãy cấu trúc vào quý 1 năm 2008, khi nền kinh tế Việt Nam trải qua những bất ổn do sự tăng trưởng nóng và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đáng kể đến NATREX là năng suất sản xuất, hạn chế thanh khoản, lãi suất thực của thế giới và đầu tư công. Việt Nam đồng đã được định giá quá cao cho hầu hết các giai đoạn, ngoại trừ sự định giá thấp trong các giai đoạn quý 4 năm 1997- quý 1 năm 2002, quý 2 năm 2004-quý 4 năm 2005, từ năm 2008-2011. Tuy nhiên, những tỷ lệ định giá sai nhỏ hơn so với những báo cáo của các nghiên cứu trước đây. Ý nghĩa của chính sách từ kết quả của chúng tơi là quan tâm đến chính sách hướng tới sự linh hoạt hơn trong chế độ tỷ giá hối đoái. Hiện Việt Nam đang thực hiện chế độ neo tỷ giá theo đồng USD với biên độ được điều chỉnh. Tuy nhiên, việc cố định đồng tiền theo đồng USD gây ra sự cứng nhắc cho tỷ giá cũng như sự phụ thuộc của tỷ giá hối đoái ở Việt Nam vào sự biến động của USD, khiến cho tỷ giá hối đối thực khó hội tụ về mức cân bằng. Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng hội nhập, dù chúng ta chưa hồn tồn tự do hóa tài khoản vốn, sự dễ dàng trong luân chuyển vốn đã đặt ra thách thức mới đối với việc điều hành chính sách “bộ ba bất khả thi”. Những năm gần đây, từ 2004 đến nay, cũng đánh dấu sự lên giá thực tế mạnh mẽ của VND do tỷ giá danh nghĩa được giữ tương đối cứng nhắc và sự mất giá danh nghĩa vào cuối năm 2008 và 2009 không bù đắp được chênh lệch lớn trong lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ. Gắn liền với tình trạng lên giá thực tế này là sự giảm sút sức cạnh

tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế so với các quốc gia khác. Do vậy, Việt Nam nên xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Trong thời điểm hiện tại, thả nổi tỷ giá không phải là một lựa chọn tốt cho Việt Nam vì độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất cao trong khi thị trường tài chính lại chưa hồn chỉnh, khó chống đỡ với các của sốc từ bên ngồi, do đó có thể làm tỷ giá biến động quá mức. Hơn nữa, tâm lý niềm tin của người dân cũng như nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam cũng chưa ổn định nên cần phải có một chiếc neo tỷ giá để tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Để từng bước tạo sự linh hoạt hơn cho tỷ giá, bước đầu có thể chuyển việc neo giữ đồng nội tệ theo USD sang neo giữ theo một rổ tiền tệ. Thống kê cũng cho thấy tỷ lệ giao thương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng có giảm dần, cùng với đó là sự tăng lên về tầm quan trọng của các đối tác thương mại khác như EU, Trung Quốc, Nhật bản, ASEAN. Do vậy, sự linh hoạt hơn của tỷ giá hối đoái đòi hỏi việc thêm vào các đồng tiền khác để hình thành rổ tiền tệ chuẩn cho neo giữ tỷ giá.

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Sơ bộ 2011 CHND Trung Hoa 11.06% 12.82% 13.19% 12.55% 14.69% 14.52% 16.38% 17.79% 17.54% Hoa Kỳ 11.19% 10.54% 9.81% 10.43% 10.60% 10.13% 11.11% 11.46% 10.54% Nhật Bản 12.97% 12.14% 12.16% 11.74% 11.03% 11.65% 10.37% 10.66% 10.40% CHLB Đức 3.24% 3.01% 2.52% 2.79% 2.84% 2.48% 2.60% 2.62% 2.73% Ma-lai-xi-a 3.04% 3.15% 3.30% 3.23% 3.45% 3.23% 3.41% 3.51% 3.32% Ô-xtrây-li-a 3.74% 4.01% 4.65% 5.72% 4.37% 3.98% 2.70% 2.64% 2.28%

Vương quốc Anh 2.15% 2.12% 1.73% 1.63% 1.50% 1.37% 1.32% 1.40% 1.49%

In-đô-nê-xi-a 2.24% 1.91% 1.69% 2.33% 2.25% 1.73% 1.74% 2.13% 2.26% Xin-ga-po 8.59% 8.73% 9.25% 9.54% 8.85% 8.43% 7.16% 3.96% 4.26% ĐKHC Hồng Công (TQ) 2.99% 2.49% 2.29% 2.24% 2.28% 2.45% 2.48% 1.48% 1.56% Hà Lan 1.80% 1.30% 1.40% 1.44% 1.52% 1.60% 1.62% 1.41% 1.38% Đài Loan 6.47% 6.42% 6.38% 5.81% 6.34% 5.93% 5.11% 4.76% 5.12%

Bảng 9. Tỷ trọng thƣơng mại của Việt Nam đối với một số đối tác giai đoạn 2003 - 2011

(Nguồn: Tổng cục thống kê và tính tốn của nhóm) Bài nghiên cứu này vẫn cịn chưa hồn chỉnh và kết quả cần phải kiểm tra thêm, bao gồm việc xây dựng mơ hình và lựa chọn các biến số. Tuy nhiên, kết quả này cũng cho thấy cịn có nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu thêm và phân tích sâu hơn về cách thức quản lý tỷ giá cũng như xác định cơ chế tỷ giá phù hợp cho Việt Nam. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài có thể là phân tích, so sánh các tác động lợi và hại khi neo đồng tiền Việt Nam theo USD và xây dựng rổ tiền tệ hợp lý để neo đồng tiền Việt Nam. Ngồi ra, cũng có thể phân tích mức định giá sai tỷ giá thực sẽ tác động thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu nƣớc ngoài:

Bashir Ahmad Fida, Syed Zulfiqar Ali Shah and Muhammd Zakaria. (2012). “Estimating Equilibrium Real Exchange Rate Through NATREX Approach: A Case of Pakistan”.J. Basic. Appl. Sci. Res., 2(4)3642-3645, 2012.

Daiki Maki. (2012). “Tests for cointegration allowing for an unknown number of breaks”. Economic Modelling 29 (2012) 2011–2015.

Gregory, A.W., Hansen, B.E., 1996a. “Residual-based tests for cointegration in modelswith regime shifts”. Journal of Econometrics 70, 99–126.

Stein, J. L. (1995). “The Fundamental Determinants of the Real Exchange Rate of the U.S. Dollar Relative to Other G-7”.

Stein, J. L. (1995). “The natural real exchange rate of the US dollar, and determinants of capital flows”. In J. L. Stein, P. R. Allen, & Associates (Eds.),Fundamental Determinants of Exchange Rates. New York: Oxford University Press.

You, K & Sarantis, N. (2008). “An extendedNATREXmodel for China”.Discussion Paper No 2008-2. Centre for International Capital Markets, London Metropolitan Business School, London Metropolitan University.

You, K & Sarantis, N. (2012). “A twelve-area model for the equilibrium Chinese Yuan/US dollar nominal exchange rate”. Journal of International Financial Markets,Institutions and Money, 22(1), 151–170.

You, K & Sarantis, N. (2012). “Structural breaks and the equilibrium real effective exchange rate of China: A NATREX approach”.China Economic Review 23 (2012) 1146–1163.

Tài liệu tiếng việt:

Vũ Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hằng và Vũ Phạm Hải Đăng ( 2011 ). “Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất khẩu”

TS. Hạ Thị Thiều Dao và ThS. Phạm Thị Bình Minh. “Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực đa phương và tỷ giá thực đa phương cân bằng của Việt Nam”

Adrian C.Hayes, Nguyễn Đình Cử, Vũ Mạnh Lợi ( 2009 ). “Dân số và phát triển tại Việt Nam : Hướng tới một chiến lược 2011 – 2020”

Nguyen Ngoc Anh & Nguyen Thang ( 2007 ). “Foreign direct investment in Vietnam: An overview and analysis the determinants of spatial distribution across provinces”

Thu Thi Hoang. “Determinants Of Foreign Direct Investment In Vietnam”

Một phần của tài liệu điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở việt nam- phương pháp natrex (Trang 63 - 71)