MÔ TẢ DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở việt nam- phương pháp natrex (Trang 48 - 51)

5.1. Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực REER (R*)

Tỷ giá hối đối thực hiệu lực REER được tính như sau:

REER=∑ ( ) ( )

Với: i và j lần lượt là Việt Nam và nước đối tác, là tỷ trọng thương mại, tính bằng tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam với quốc gia j chia cho tổng khối lượng mậu dịch của Việt Nam, CPI là chỉ số giá tiêu dùng, R là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (số nội tệ trên một USD).

Các giá trị của REER được tính dựa trên rổ gồm 20 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, dữ liệu quy về gốc là tháng 1 năm 1995, số liệu sử dụng theo tính tốn của

tiến sĩ Nguyễn Giang Lê trên website của ơng

((http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2010/07/REER.html).

Với cách tính tốn này thì khi REER tăng sẽ thể hiện sự tăng giá của đồng nội tệ.

Nhật Bản Singapore Trung Quốc Hàn Quốc

Australia Bỉ Đức Pháp

Anh Malaysia Philipines Hà Lan

Thái Lan Hoa Kỳ Hong Kong Indonesia

Nga Thụy Sĩ Italia Ấn Độ

Bảng 1. Danh sách 20 đối tác thƣơng mại của Việt Nam để tính REER

5.2 Tỷ lệ thƣơng mại hiệu lực (ET):

Tỷ lệ thương mại hiệu lực ET được đo lường bằng trung bình nhân tỷ lệ thương mại (TOT) của Việt Nam đối với các đối tác thương mại chính với tỷ trọng thương mại wij ( tính như trong cơng thức REER).

ET=∏ ( )

Với TOT được tính bằng

. Chỉ số TOT của Việt Nam và 13 đối tác thương mại chính được tính từ dữ liệu lấy trên International Financial Statistics (IFS). Dữ liệu hằng năm được chuyển thành hằng quý theo phương pháp quadratic matching average.

Nhật Bản Singapore Trung Quốc Anh

Australia Bỉ Đức Pháp

Thái Lan Malaysia Philipines Hà Lan

Bảng 2. Danh sách 13 đối tác thƣơng mại của Việt Nam để tính các chỉ tiêu tƣơng đối

Năng suất sản xuất tương đối được tính bằng GDP thực điều chỉnh bằng PPP bình quân trên lao động của Việt Nam chia cho trung bình trọng số các GDP thực điều chỉnh bằng PPP bình quân trên lao động của 13 đối tác thương mại chính của Việt Nam. Trọng số được tính theo GDP thực. Các dữ liệu tính tốn được lấy trên IFS. Dữ liệu hằng năm được chuyển thành hằng quý theo phương pháp quadratic matching average.

5.4. Tỷ lệ của sự ƣa thích theo thời gian của xã hội (g và gus):

Tỷ lệ của sự ưa thích theo thời gian của xã hội cho Việt Nam (g) và Mỹ (gus). Chỉ số này được tính bằng tổng chi tiêu của xã hội (chi tiêu của khu vực tư nhân cộng cho chi tiêu chính phủ) chia cho GNP. Gus là đại diện cho tỷ lệ sự ưa thích theo thời gian của xã hội của thế giới. Dữ liệu hằng năm được chuyển thành hằng quý theo phương pháp quadratic matching average.

5.5. Đầu tƣ công của Việt Nam (GI):

Chỉ số đầu tư công được đo lường bằng tỷ số đầu tư công so với tổng đầu tư. Đầu tư công và tổng đầu tư hằng năm được lấy từ Tổng cục thống kê. Dữ liệu hằng năm được chuyển thành hằng quý theo phương pháp quadratic matching average.

5.6. Độ mở thƣơng mại (OPEN):

Độ mở thương mại được đo lường bằng tỷ số của tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam chia cho GDP danh nghĩa. Dữ liệu được thu thập từ IFS. Dữ liệu hằng năm được chuyển thành hằng quý theo phương pháp quadratic matching average.

5.7. Chỉ số phụ thuộc trẻ và già tƣơng đối (DEPY) và (DEPO):

Chúng được định nghĩa lần lượt là tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi và dân số trên 65 tuổi chia cho dân số lao động. Tỷ số phụ thuộc hằng năm của tất cả các nước được lấy từ World Bank. Tương đối nghĩa là lấy tỷ lệ phụ thuộc của Việt Nam trừ đi cho tỷ lệ phụ thuộc trung bình trọng số của 13 đối tác thương mại chính. Trọng số được tính theo GDP thực. Tỷ số phụ thuộc hằng năm được chuyển sang quý theo phương pháp quadratic matching average.

5.8. Hạn chế thanh khoản (LIQC):

LIQC được đo lường bằng tỷ số giữa tín dụng nội địa của khu vực kinh tế tư nhân đối với GDP danh nghĩa. Tín dụng nội tệ của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam được lấy từ IFS. Hạn chế thanh khoản hằng năm được chuyển sang quý theo phương pháp quadratic matching average.

5.9. Lãi suất thực của Mỹ (rus):

Lãi suất thực của Mỹ được sử dụng để đại diện cho lãi suất thực của thế giới. Lãi suất thực được tính bằng lãi suất danh nghĩa trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm trừ đi cho tỷ lệ lạm phát của Mỹ. Dữ liệu được lấy từ IFS.

Một phần của tài liệu điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở việt nam- phương pháp natrex (Trang 48 - 51)