Trạng thái dừn g:

Một phần của tài liệu điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở việt nam- phương pháp natrex (Trang 38)

3. XÂY DỰNG MƠ HÌNH NATREX TẠI VIỆT NAM

3.10. Trạng thái dừn g:

Trạng thái dừng dài hạn là khi vốn và tài sản nước ngoài đồng quy tại hằng số bền vững K* và F*

J(K*, F*; Z)=0 (20)

L(K*; F*; Z)=S(K*, F*, Z)-J(K*, F*, Z)=0 (21)

Giải quyết công thức (20) và (21), chúng ta đạt được trạng thái dừng :

K*=K(Z) (22)

F*=F(Z) (23)

Thay đổi trong K* và F* sẽ ảnh hưởng tới điều kiện cân bằng trong thị trường hàng hóa mà tương đương với điều kiện của cân bằng thị trường hàng hóa phi mậu dịch. Do đó giá cả tương đối của hàng hóa phi mậu dịch sẽ điều chỉnh tới điểm dừng Rn* để làm cân bằng với thị trường hàng hóa phi mậu dịch trong khi vốn và tài sản nước ngoài đạt được tại trạng thái dừng của chúng. Vì vậy, cân bằng thị trường hàng hóa phi mậu dịch ở trạng thái ổn định có thể mơ tả như sau:

Trường hợp yếu tố sự ưa thích của xã hội theo thời gian là biến ngoại sinh: Cn(Rn*, K*, F*, gus, g, T) + In(Rn*, K*, F*, PROD, rus, GI, T) (24.1)

=Yn(Rn*, K*, PROD)

Trường hợp xét yếu tố sự ưa thích theo thời gian của xã hội là biến nội sinh: Cn (Rn*, K*, F*, LIQC, DEPY, DEPO, T) + In (Rn*, K*, F*, PROD, rus, GI, T)

=Yn(Rn*, K*, PROD) (24.2)

Giải quyết công thức (24.1 & 24.2), chúng ta có được biểu thức cho giá tương đối của hàng hóa phi mậu dịch ở trạng thái dừng (công thức 25) và suy ra dRn*/dZ. (Công thức (26)

dRn*/dZ=( ) ( ) ( ) ( ) (26)

R*=T( ) =R*(Z) (27) Hai yếu tố đầu tiên của vế phải công thức 26 cho thấy ảnh hưởng gián tiếp của thay đổi của các yếu tố cơ bản lên Rn, thông qua thay đổi trong K* và F* trong dài hạn.Yếu tố cuối giải thích cho ảnh hưởng trực tiếp của thay đổi của những yếu tố cơ bản lên Rn trong trung hạn.

Thông qua công thức (27), những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới giá tương đối của hàng hóa phi mậu dịch, Rn*, ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái thực trong dài hạn, R*, theo một cách tương tư. Ngoại lệ duy nhất là tỷ lệ thương mại. Như trong công thức (5), thay đổi trong tỷ lệ thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến R và gián tiếp thông qua thay đổi của Rn. Ảnh hưởng trực tiếp luôn dương, trong khi ảnh hưởng gián tiếp là không xác định được bởi vì T làm giảm Rn trong trung hạn nhưng làm tăng Rn trong dài hạn. Tuy nhiên, ảnh hưởng gián tiếp thì tương đối nhỏ so với ảnh hưởng trực tiếp, vì thế tác giả kỳ vọng tỷ lệ thương mại sẽ cao hơn để làm tăng tỉ giá thực cả trong điều kiện ổn định trung và dài hạn. Cũng lưu ý rằng mặc dù OPEN không tác động Rn trong trung hạn vì chúng khơng tham gia vào điều kiện cân bằng hàng hóa phi mậu dịch (cơng thức 9), nhưng chúng tác động Rn* trong dài hạn.

Cho nên, công thức cân bằng dài hạn cho tỉ giá thực được đưa ra như sau:

Trường hợp yếu tố sự ưa thích của xã hội theo thời gian là biến ngoại sinh:

R* = R*( ) (28)

Trường hợp xét yếu tố sự ưa thích của xã hội theo thời gian là biến nội sinh: R* = R*( ) (28)

3.11 Giá tƣơng đối của hàng hóa phi mậu dịch và tỷ giá hối đoái thực trong trung và dài hạn

Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành phân tích dấu của Rn và R* khi có sự thay đổi trong các nhân tố cơ bản trong trung và dài hạn.

3.11.1 Tỷ lệ thƣơng mại ( T ):

Theo như bài nghiên cứu gốc của You & Saarantics (2008) thì T tác động đến tỷ giá hối đoái thực cân bằng R cả qua con đường trực tiếp và gián tiếp.

Tác động trực tiếp của T lên R luôn dương. Tuy nhiên tác động gián tiếp thì lại khơng rõ ràng. Một mặt, trong trung hạn, một T cao hơn sẽ làm gia tăng giá tương đối của hàng phi mậu dịch so với hàng nhập khẩu, TRn = pn/p2’. Khi đó giá hàng hóa phi mậu

dich sẽ trở nên mắc tương đối so với hàng nhập khẩu vì vậy làm giảm cầu hàng hóa phi mậu dịch. Mặc khác, một T cao hơn sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn và kích cầu đầu tư trong khu vực phi mậu dịch. Tổng tác động trực tiếp của một T cao hơn trong tổng cầu của hàng hóa phi mậu dịch thì khơng rõ ràng. Tuy nhiên, tác động gián tiếp của T lên R thơng qua Rn thì nhỏ hơn nhiều so với tác động trực tiếp của T lên R, nên môt T cao hơn kỳ vọng sẽ làm tăng R trong trung hạn ( nội tệ tăng giá ).

Trong dài hạn, một sự tăng lên trong T sẽ làm tăng vốn và tài sản nước ngoài. Một sự cải thiện trong tỷ lệ thương mại sẽ làm tăng tài khoản vãng lai do tác động của giá: giá xuất khẩu trên thị trường thế giới cao hơn tương đối, trong khi giá nhập khẩu từ thế giới vào lại rẻ hơn tương đối. Một chi phí sử dụng vốn thấp hơn sẽ kích thích sự hình thành vốn (capital formation). Đầu tư tăng, vượt quá tiết kiệm có thể làm CA thâm hụt. Vì vậy dưới quá trình hình thành vốn, CA có thể thâm hụt hoặc thặng dư nhưng trong cả hai trường hợp đều làm cho vốn và tài sản nước ngoài cao hơn.

Theo You & Sarantics 2008, giả định khu vực phi mậu dịch là khu vực thâm dụng lao động, thì một sự tăng lên trong vốn sẽ làm giảm cung hàng hóa phi mậu dịch và từ đó làm tăng giá tương đối của hàng phi mậu dịch. Hơn nữa, một sự gia tăng trong tài sản nước ngồi sẽ làm gia tăng sự giàu có và làm tăng cầu hàng hóa phi mậu dịch, từ đó làm tăng giá tương đối của hàng phi mậu dịch.

Như vậy, theo phương trình R= T(Rn)a, khi T tăng sẽ tác động trực tiếp làm tăng R. T tăng sẽ làm Rn giảm trong trung hạn, và tăng Rn trong dài hạn và vì vậy cũng làm R tăng trong cả trung và dài hạn.

3.11.2 Năng suất sản xuất (PROD)

Khi năng suất trong khu vực mậu dịch của nước chủ nhà tăng nhanh hơn so với khu vực phi mậu dịch, sẽ làm tăng tổng đầu tư, từ đó cũng làm tăng cầu của đầu tư sử dụng hàng phi mậu dich. Năng suất của khu vực mậu dịch cao hơn sẽ thu hút nguồn lực của khu vực phi mậu dich, làm cung hàng phi mậu dịch giảm, giá hàng phi mậu dich tăng, làm Rn tăng.

Trong dài hạn, một sự tăng lên trong năng suất của khu vực mậu dịch sẽ làm tăng vốn và tài sản nước ngoài. Năng suất cao hơn làm đầu tư trong khu vực mậu dịch tăng do đó làm tăng sản lượng hàng hóa mậu dịch, CA thặng dư, kéo theo tài sản nước ngoài tăng. F tăng làm tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm. Tiêu dùng tăng làm cầu hàng phi mậu dịch tăng từ đó làm tăng Rn. Mặc khác khi sản lượng đầu ra tăng làm thu nhập và tiêu dùng đều tăng, kéo theo Rn tăng. Vì vậy trong dài hạn Rn tăng, và tỷ giá hối đoái cũng sẽ tăng.

3.11.3 Đầu tƣ cơng của chính phủ (GI)

Một mức đầu tư công GI cao hơn làm gia tăng tổng cầu đầu tư sử dụng hàng hóa phi mậu dịch và làm tăng Rn. Có sự hình thành vốn và tài khoản vãng lai bị thâm hụt. Trong dài hạn, sau khi một khoảng đầu tư công được thực hiện, thì sản lượng và tiết kiệm cũng bắt đầu tăng làm CA chuyển từ trạng thái thâm hụt sang thặng dư. Vì vậy, tạo ra nguồn vốn và các tài sản nước ngoài cao hơn. Sự gia tăng của vốn làm giảm nguồn cung hàng hóa phi mậu dịch, sự gia tăng của tài sản nước ngoài làm gia tăng của cải, và do đó làm gia tăng mức cầu hàng hóa phi mậu dịch. Vì vậy, một mức đầu tư cơng GI cao hơn sẽ có một tác động dương lên Rn và làm tăng R trong dài hạn. Tuy nhiên, nếu đầu tư công chèn ép đầu tư của khu vực tư nhân và hoạt động khơng hiệu quả thì trong dài hạn, sản lượng đầu ra có thể khơng đủ làm CA dịch chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Vì vậy có thể làm tài sản nước ngồi giảm trong dài hạn. F

giảm hàm ý rủi ro quốc gia sẽ tăng lên, và chi phí sử dụng vốn cũng tăng, cả hai đều khơng khuyến khích đầu tư. Như vậy sẽ làm vốn giảm trong dài hạn. Với kịch bản này, thì một GI cao hơn có thể làm Rn và R giảm trong dài hạn

3.11.4 Lãi suất nƣớc ngoài ( rus )

Khi lãi suất nước ngồi tăng thì chi phí phí sử dụng vốn tăng, đầu tư giảm làm cầu hàng phi mậu dịch giảm, khiến cho Rn giảm.

Tuy nhiên, nếu nền kinh tế nội địa là chủ nợ thì khi lãi suất nước ngồi tăng, thu nhập lãi từ tài sản nước ngoài sẽ tăng và làm cán cân tài khoản vãng lai tăng. Trong dài hạn, đầu tư giảm nên sản lượng sẽ giảm theo. Nếu thu nhập lãi tăng thêm do lãi suất nước ngồi tăng khơng đủ bù đắp cho sản lượng giảm thì cán cân tài khoản vãng lai sẽ bị thiếu hụt trong dài hạn, làm vốn và tài sản nước ngoài giảm. Vốn thấp hơn sẽ làm tăng cung hàng hóa phi mậu dịch từ đó làm giảm Rn. Tài sản nước ngoài giảm sẽ làm của cải trong nước giảm và vì vậy cầu hàng hóa phi mậu dịch cũng giảm. Tổng hai tác động trên đều làm giảm Rn trong dài hạn.

Nếu lãi tăng thêm đủ bù đắp cho sản lượng giảm thì làm cán cân tài khoản vãng lai tiếp tục dương, tài sản nước ngoài sẽ tăng dù vốn vẫn giảm đi. Trong trường hợp này tài sản nước ngoài tăng làm rủi ro quốc gia giảm và khuyến khích FDI.

Nếu dịng vốn FDI vào đủ cân bằng với sự sụt giảm của vốn-do lãi suất tăng-thì vốn sẽ tăng. Giả định khu vực phi mậu dịch của Việt Nam là khu vực thâm dụng lao động, nên khi vốn tăng sẽ làm cung hàng phi mậu dịch giảm kéo theo Rn tăng. Tài sản nước ngoài tăng cũng làm tăng cầu hàng phi mậu dịch. Tổng hai tác động trên làm Rn tăng trong dài hạn.

Nều dịng vốn vào FDI khơng dủ cân bằng với sự sụt giảm của vốn thì vốn sẽ tiếp tục giảm. Vốn giảm làm tăng cung hàng hóa phi mậu dịch, kéo theo Rn giảm. Trong khi đó, tài sản nước ngồi tăng sẽ làm tăng cầu hàng hóa phi mậu dịch, từ đó làm Rn tăng. Tổng hai tác động lên Rn có thể làm Rn tăng hoặc giảm.

Do vậy, trong dài hạn tác động của lãi suất thực nước ngồi lên Rn là khơng rõ ràng kéo theo thay đổi trong tỷ giá cân bằng thực cũng không rõ ràng.

3.11.4 Sự ƣa thích theo thời gian của xã hội

Trường hợp xét yếu tố sự ưa thích theo thời gian của xã hội là biến ngoại sinh: Một sự gia tăng trong tỷ lệ sự ưa thích theo thời gian của xã hội trong nước ( g) làm tăng tiêu dùng, giảm tiết kiệm nội địa, tăng lãi suất nội địa, đến lượt nó lại làm tăng dòng vốn dài hạn thuần chảy vào nước chủ nhà. Điều này làm tăng tỷ giá hối đoái thực trong trung hạn. Tuy nhiên, tác động này sẽ ngược lại trong dài hạn. Sự gia tăng của tỷ lệ ưa thích theo thời gian của xã hội làm gia tăng nợ nước ngồi, điều này làm giảm của cải và vì vậy làm giảm tiêu dùng. Do đó, tiết kiệm tăng và tình thế bị đảo ngược, tỷ giá hối đoái thực sẽ giảm dần trong dài hạn. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng ủng hộ cho quan điểm này, tức là có một sự giảm giá dài hạn của tỷ giá hối đoái thực khi tỷ lệ ưa thích theo thời gian của xã hội ngoại sinh tăng lên. Vì vậy, dấu của g được kỳ vọng là âm. Ngược lại, dấu của gus được kỳ vọng là dương.

Trường hợp xét yếu tố sự ưa thích theo thời gian là biến ngoại sinh:

 Hạn chế thanh khoản LIQC

Một sự hạn chế thanh khoản thấp hơn (LIQC tăng) có thể làm tăng tiêu dùng do các cá nhân trong nền kinh tế có thể sử dụng thu nhập trong tương lai để tiêu dùng cho hiện tại. Mức tiêu dùng cao hơn, được tài trợ từ vay mượn, làm gia tăng mức cầu hàng hóa phi mậu dịch và vì vậy làm tăng Rn. Trong dài hạn, việc tiêu dùng được tài trợ bằng vay mượn tạo ra một dòng vốn vào và làm lãi suất tăng cao hơn. Nó cũng làm sụt giảm lượng tài sản nước ngoài. Nguồn vốn giảm khơng chỉ là do chi phí sử dụng vốn cao hơn do lãi vay cao hơn mà còn do phần bù rủi ro cao hơn được tạo từ sự sụt giảm trong tài sản nước ngoài. Tài sản nước ngoài thấp hơn làm giảm mức cầu hàng hóa phi mậu dịch vì của cải sụt giảm. Nguồn vốn thấp hơn làm gia tăng mức cung hàng hóa phi mậu dịch. Tất cả các yếu tố này đều hạ thấp Rn đến mức thấp hơn mức ban đầu.Vì vậy, việc nới lỏng trong hạn chế thanh khoản làm sụt giảm R trong dài hạn.

 Tỷ lệ phụ thuộc ( DEPY & DEPO )

Một tỷ lệ phụ thuộc trẻ (hoặc già) càng cao làm gia tăng mức tiêu dùng hàng hóa phi mậu dịch và vì vậy làm tăng Rn. Trong dài hạn, một mức tiêu dùng cao hơn làm gia

tăng sự vay mượn từ nước ngoài và dẫn đến sự chảy vào của dòng vốn dài hạn ròng, và làm giảm đi tài sản nước ngoài. Nguồn vốn giảm là do phần bù rủi ro cao hơn được tạo bởi sự sụt giảm tài sản nước ngoài. Với sự sụt giảm tài sản nước ngoài, của cải giảm một cách rõ rệt, và mức cầu hàng hóa phi mậu dịch cũng giảm tương tự, với giả định rằng khu vực phi mậu dịch mang tính thâm dụng lao động. Sự sụt giảm trong nguồn vốn làm gia tăng mức cung hàng hóa phi mậu dịch. Tất cả các nhân tố này làm giảm Rn đến mức thấp hơn mức ban đầu và vì vậy làm giảm R trong dài hạn12

3.11.5 Độ mở thƣơng mại (OPEN )

Biến độ mở thương mại OPEN vừa tác động trực tiếp lên R, vừa tác động gián tiếp lên R thông qua Rn.

Nếu độ mở kinh tế càng lớn, ngoại thương càng được tự do hóa thì tiêu dùng hàng nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong tương lai, làm người tiêu dùng trong nước có xu hướng thay thế hàng phi mậu dịch bằng hàng mậu dịch, từ đó làm giảm Rn và giảm R. Tuy nhiên, theo Connolly và Devereux (1995) lý giải trong trường hợp độ mở nền kinh tế tăng do giảm thuế xuất khẩu thì R sẽ tăng. Fernandez (2006) và Miyajima (2007) cũng cho rằng trong trường hợp độ mở nền kinh tế tăng lên được giải thích bởi tăng trưởng kinh tế do tăng hoạt động ngoại thương và ít phụ thuộc vào cơ chế bảo hộ cũng như tài khoản đối ngoại bị méo mó, thì tỷ giá thực sẽ tăng. Như vậy, trong ngắn hạn tác động của độ mở nền kinh tế đến tỷ giá thực có thể là cùng chiều hoặc trái chiều.

Trong dài hạn, khi độ mở thương mại OPEN tăng lên sẽ làm tăng nguồn vốn và tài sản nước ngoài. Vốn K tăng trong khu vực mậu dịch nên sẽ không làm ảnh hưởng đến cung của hàng hóa phi mậu dịch. Nhưng tài sản nước ngoài tăng lại làm chi tiêu tăng và tăng cầu hàng hóa phi mậu dịch. Do vậy, Rn sẽ tăng, dẫn đến R tăng trong dài hạn. Kết quả, dấu của OPEN được kì vọng là dương.

12Một tỷ lệ phụ thuộc trẻ càng cao thì càng dẫn đến sự sụt giảm trong tài sản nước ngồi. Vì vậy thu nhập lãi từ nước ngồi sẽ giảm hoặc sẽ có một khoản lợi tức trả cho nước ngoài nếu nền kinh tế chuyển từ vị thế chủ nợ ròng thành vị thế con nợ ròng. Để tạo ra thặng dư thương mại cần đủ để bù đắp mức thu nhập lãi suất thấp từ nước ngồi hoặc những khoản thanh tốn với lãi suất cao hơn cho các quốc gia này thì giá tương đối của hàng hóa phi mậu dịch phải giảm xuống dưới mức giá ban đầu của nó, và tỷ giá hối đoái thực cũng vậy. Một nguyên tắc tương tự được áp dụng trong sự hạn chế thanh khoản và đầu tư cơng.

4. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

Vì NATREX là khái niệm cân bằng dài hạn nên chúng tôi ứng dụng phương pháp đồng liên kết trong những ước tính của mình. Trước khi kiểm định đồng liên kết, chúng tơi xem xét tính dừng của những biến trong cơng thức. Ng và Perron (2001) đã

Một phần của tài liệu điểm gãy cấu trúc và mô hình tỷ giá thực hiệu lực cân bằng ở việt nam- phương pháp natrex (Trang 38)