Các tài liệu khác

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư phân tích báo cáo tài chính của công ty tnhh thực phẩm quốc tế vimex việt nam (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh

1.2.2. Các tài liệu khác

Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, các nhà phân tích nên sử dụng thêm các tài liệu khác để có được sự hiểu biết sâu sắc và tồn diện về các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh, từ đó đánh giá đúng đắn về sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong. Các yếu tố bên ngoài bao gồm đặc điểm môi trường kinh doanh

26 | P a g e

(bao gồm cả đặc điểm nền kinh tế và đặc điểm ngành kinh doanh); các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan tới ngành kinh doanh. Các yếu tố bên trong bao gồm chiến lược và kế hoạch kinh doanh; đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn tài liệu để thu thập các thông tin này rất đa dạng như các báo cáo phân tích nền kinh tế, báo cáo phân tích ngành, báo cáo thường niên của doanh nghiệp.

Báo cáo phân tích nền kinh tế và báo cáo phân tích ngành thường được các cơng ty chứng khốn thực hiện và cơng bố trên trang web của mình, do đó nhà phân tích dễ dàng tiếp cận được các tài liệu này. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là bất kỳ lúc nào truy cập internet nhà phân tích cũng có thể tìm thấy những báo cáo phân tích cập nhật nhất phục vụ cho mục tiêu phân tích của mình. Trong báo cáo phân tích nền kinh tế, các thông tin về tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỉ giá và lạm phát được tổng hợp và phân tích khá đầy đủ. Bên cạnh vấn đề tăng trưởng kinh tế nói chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số ngành quan trọng cũng được thống kê và dự báo. Trong báo cáo phân tích ngành, các thông tin tổng quan về ngành, phân tích hiện trạng ngành, triển vọng của ngành, thị phần của các doanh nghiệp trong ngành, kế cả các chỉ số tài chính so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành được phân tích khá chi tiết. Tất cả những điều này đều tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo thường niên là báo cáo do doanh nghiệp lập, công bố thông tin về các hoạt động cũng như các kết quả tài chính của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 6 tháng 10 năm 2015, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khốn bắt buộc phải lập và cơng bố báo cáo thường niên chậm nhất sau 20 ngày công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm tốn. Các nội dung cơ bản của Báo cáo thường niên bao gồm (1) các thơng tin chung (mơ hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máu quản lý, định hướng phát triển và các rủi ro); (2) tình hình hoạt

27 | P a g e

động trong năm (tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức và nhân sự, tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án, các chỉ số tài chính cốt yếu, cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu); (3) báo cáo và đánh giá của ban giám đốc (đánh giá về kết quả đạt được và các kế hoạch phát triển trong tương lai); (4) đánh giá của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của cơng ty, (5) quản trị cơng ty và (6) báo cáo tài chính.

Ngồi ra cịn có các tài liệu nội bộ (sổ sách kế tốn, các chiến lược và kế hoạch kinh doanh chi tiết) để có được những đánh giá chi tiết hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong mối liên hệ với việc thực hiện các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch cụ thể của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư phân tích báo cáo tài chính của công ty tnhh thực phẩm quốc tế vimex việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)