Tiến trình giải một BTHH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 28 - 29)

1.3. Cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học

1.3.6. Tiến trình giải một BTHH

Bao gồm có 5 bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu đề bài

- Đọc kĩ đề bài, tìm hiểu điều kiện và yêu cầu của bài ra.

- Tóm tắt đầu bài (chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ bản). - Quy đổi đơn vị theo cùng hệ thống.

Bước 2: Phân tích, định hướng phương pháp giải

- Phân tích hiện tượng, q trình hố học có thể xảy ra trong bài tốn. - Xây dựng mối liên hệ giữa các dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm. - Lựa chọn phương pháp giải thích hợp cho bài tốn.

Bước 3: Thực hiện tiến trình giải

- Phân tích, tổng hợp, khái qt hoá để rút ra kết luận cụ thể.

- Từ các mối liên hệ trên tiếp tục suy luận, tính tốn, biểu diễn các dữ kiện cần tìm thơng qua các dữ kiện bài tốn đã cho.

- Xác định kết quả với độ chính xác cho phép.

Bước 4: Đánh giá kết quả

Để đánh giá kết quả tìm được cần kiểm tra và trả lời các câu hỏi sau: - Kiểm tra lại đã xét hết các trường hợp, trả lời hết câu hỏi chưa? - Kiểm tra lại các phép tính đã chính xác chưa?

- Kiểm tra lại kết quả vừa giải có phù hợp với thực nghiệm khơng? - Thử giải bằng phương pháp khác có cho kết quả như vậy khơng?

Bước 5: Vận dụng

- HS vận dụng kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.

- HS hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học thơng qua giải BTHH đồng thời tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống vào các kiến thức hóa học và kiến thức liên mơn khác.

bước trên sẽ giúp HS có phương hướng chung để giải bài tập, nó giúp HS định hướng giải bài tập tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)