Thị biểu diễn thể tích khí thốt ra theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 73)

Đường nét liền trong đồ thị biểu diễn thể tích khí hiđro thốt ra theo thời gian khi dùng 2 gam kẽm viên. Đường nét đứt nào là đồ thị biểu diễn thể tích khí thốt ra khi 2 gam kẽm bột được sử dụng?

Bài tập 2: Titan (Ti) được sản xuất bằng cách đun nóng TiCl4 với magie trong bầu khí quyển argon (Ar).

a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

b. Hãy giải thích tại sao phải thực hiện phản ứng trong bầu khí quyển argon mà khơng phải là trong khơng khí.

c. Hãy nêu ra một kim loại khác magie mà nó có thể khử được muối tiatn (IV) clorua tạo thành titan kim loại.

d. Làm thế nào để tách riêng titan kim loại ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng, biết muối magie clorua tan được trong nước.

Bài tập 3: Đồng kim loại có cấu trúc của một kim loại điển hình. Trong mạng tinh thể của nó có chứa các ion dương kim loại và “biến” các electron tự do. Mạng tinh thể này có thể chứa được các nguyên tử của kim loại khác. Hãy chỉ ra ứng dụng của đồng ứng với mỗi một trong các tính chất sau đây:

a. Khả năng trượt lên trên nhau của các nguyên tử đồng trong mạng tinh thể. b. Khả năng chứa các nguyên tử khác trong mạng tinh thể của nó.

Bài tập 4: Cho hỗn hợp bột gồm 1,4 gam Fe và 0,24 gam Mg vào 200ml dung dịch

CuSO4 a mol/l. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 2,2 gam chất rắn gồm 2 kim loại. Tìm giá trị của a.

Bài tập 5: Cho 3 lọ đựng riêng biệt các kim loại Al, Fe và Ag bị mất nhãn. Để xác định kim loại trong từng lọ, người ta lấy một ít bột kim loại trong mỗi lọ cho vào một ống nghiệm, đánh số thứ tự rồi nhỏ vào đó vài giọt dung dịch NaOH. Kết quả là chỉ

dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl lỗng thì thấy ống nghiệm số 1 và 3 có khí thốt ra. Xác định kim loại trong các lọ. Giải thích và viết các PTHH.

* THỬ THÁCH

Bài tập 1: Cho 1,92 gam Cu vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm KNO3 0,2M và H2SO4 0,5M tạo thành V ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch A. Hãy tính giá trị V.

Bài tập 2: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Al và một kim loại A có hóa trị II. Trong X có tỷ

lệ số mol Al và Fe là 1:3. Chia 43,8 gam X làm hai phần bằng nhau: Phần (I) cho tác dụng với dung dịch H2SO4 1,0M, khi kim loại tan hết thu được 12,32 lít khí. Phần (II) cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2. Xác định kim loại A (A khơng phản ứng được với NaOH) và tinh thể tích dung dịch H2SO4 tối thiểu cần dùng. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Bài tập 3:Đun nóng 16,8 gam bột sắt với 6,4 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện

khơng có khơng khí) đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn A. hòa tan A bằng dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí B. Chia hỗn hợp khí B làm hai phần bằng nhau, Phần (I) cho lội từ từ qua dung dịch CuCl2 thấy có m gam kết tủa đen CuS. Phần (II) đem đốt cháy trong oxi cần V lít (đo ở đktc).

a. Viết PTHH các phản ứng xảy ra. b. Tính m, V.

Bài tập 4: Khử hồn tồn 552,0 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Fe2O3 bằng khí CO thu

được 392,0 gam sắt.

a. Tính thể tích CO cần dùng (đo ở đktc).

b. Tính thể tích dung dịch Ca(OH)2 0,01M tối thiểu để hấp thụ hồn tồn lượng khí CO2 sinh ra, tránh ơ nhiễm môi trường.

* ỨNG DỤNG

Bài tập 1: Một đường ray tàu hỏa được sửa chữa theo cách như sau: Các tấm kim loại được gắn bên ngoài các thanh tà vẹt gỗ bằng các ốc vít như hình sau:

Hình 2.5. Đƣờng ray tàu hỏa

Sau vài tuần phơi mưa gió, ốc vít bị ăn mịn mạnh nhưng các tấm kim loại thì khơng. Hai kim loại hay hợp kim nào sau đây đã được dùng làm tấm kim loại và làm ốc vít?

Tấm kim loại Ốc vít

A Nhơm Thép

B Đồng Nhôm

C Đồng Thép

D Thép Nhơm

Bài tập 2: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để bảo vệ các dầm sắt của một

cây cầu khỏi bị ăn mòn?

Phủ dầu mỡ lên bề mặt dầm Mạ điện Sơn bề mặt

A Đúng Đúng Đúng

B Đúng Đúng Sai

C Sai Đúng Đúng

D Sai Sai Đúng

Bài tập 3: Hãy giải thích tại sao các dây dẫn điện được làm bằng các sợi nhơm quấn

quanh lõi bằng thép.

Hình 2.6. Cấu trúc dây dẫn điện

* LÀM KHOA HỌC

Bài tập 1: Thí nghiệm minh họa q trình ăn mịn kim loại

Dụng cụ Số lƣợng

Chậu thủy tinh hoặc chậu nhựa trong (dùng để chứa nước) hoặc cốc thủy tinh dung tích 1 lít hoặc 2 lít

1 chiếc

Ống đong dung tích 20ml, 50ml hoặc 100ml hoặc cốc thủy tinh tương ứng

1 chiếc

Thép sợi 1 cuộn nhỏ

Cách tiến hành: Lắp đặt thí nghiệm như hình sau:

Hình 2.7. Thí nghiệm minh họa q trình ăn mịn kim loại

Cuộn dây thép nhỏ được gắn (bằng băng keo hoặc băng dính) vào đáy ống đông (hoặc cốc thủy tinh). Úp ngược ống đong vào chậu thủy tinh sao cho cuộn dây thép không chạm vào nước. Mực nước trong ống đong và trong chậu thủy tinh lúc này bằng nhau. Quan sát thí nghiệm trong khoảng thời gian 1 tháng, ghi thể tích của phần khơng khí cịn lại trong ống đong sau 1 tuần.

Câu hỏi:

a. Điều kiện để cho cuộn dây thép bị ăn mịn là gì?

b. Theo thời gian, mực nước trong ống đong dâng lên (lượng khí cịnlại trong ống đong giảm dần). Sau một thời gian nhất địnhmực nước trong ống đong không thay đổi nữa. Hãy giải thích tại sao?

c. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được trên cuộn dây thép sau khi nó bị ăn mòn.

2.4. Một số biện pháp sử dụng hệ thống BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS

2.4.1. Biện pháp 1. Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu tài liệu học tập

2.4.1.1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu

Kĩ năng này đóng vai trị quan trọng, định hướng tồn bộ mọi hoạt động của HS. Việc vấn đề cần nghiên cứu thường do GV giao cho hoặc HS tự xác định được thông qua các câu hỏi, các bài tập và tìnhhuống có vấn đề mà GV đưa ra. HS cũng có thể độc lập xác định được vấn đề cần nghiên cứutrong quá trình tự học mà khơng cần sự định hướng hay gợi ý của GV.

Để rèn kĩ năng xác định vấn đề nghiên cứu cho HS, trong quá trình dạy học. GV có thể giao cho HS các câu hỏi, bài tập dựa trên các tình huống có vấn đề rồi hướng dẫn HS cách xác định các yêu cầu của câu hỏi, bài tập (phân tích đề). GV cũng có thể lựa chọn cùng một nội dung phù hợp, đặt các câu hỏi khai thác vấn đề theo các hướng khác nhau, u cầu HS trả lời. Qua q trình phân tích các câu hỏi này HS sẽ xác định được với cùng một vấn đề, với những cách hỏi khác nhau, thậm chí chỉ một vài từ thì nội dung câu trả lời sẽ khác. Việc làm này sẽ góp phần đắc lực trong quá trình rèn kĩ năng xác định vấn đề cần nghiên cứu của HS. Kĩ năng rất cần cho HS trong quá trình học, thi cử, cuộc sống. Sau khi HS đã thạo được kĩ năng này qua các câu hỏi nhỏ như trên, GV có thể rèn cho HS xác định các vấn đề lớn hơn, tổng quát hơn qua hệ thống BTHH nhằm phát triển NLTH.

2.4.1.2. Lựa chọn tài liệu

Trước và sau khi xác định được vấn đề cần nghiên cứu, HS cần biết tìm nguồn tài liệu phù hợp. Khả năng tìm kiếm tài liệu sẽ góp sức đắc lực cho người học trong cả quá trình học tập. Nguồn tài liệu phù hợp cũng giúp HS kiểm tra lại khâu xác định vấn đề cần nghiên cứu của mình xem mình xác định vấn đề đã đúng và đủ chưa. Nguồn tài liệu cơ bản nhất của HS là SGK và vở ghi. Tuy nhiên, với HS chuyên,

nguồn đó nhiều khi là chưa đủ, HS cần biết lựa chọn các tài liệu bổ trợ khác. Nguồn tài liệu bổ trợ hay được dùng nhất ngoài sách tham khảo mà các em có là các sách tham khảo có trên thư viện. Vì vậy, HS cần biết cách tra các tên sách từ các mục lục phân loại trên thư viện.

Ngồi ra, HS có thể sử dụng nguồn thơng tin từ internet. Để HS khai thác tốt internet, GV cần hướng dẫn HS biết cách sử dụng các cơng cụ tìm kiếm, các từ khóa (đơi khi phải dùng các từ khóa tiếng Anh thì HS cần biết các sử dụng từ điển Anh Việt hoặc Việt Anh, sử dụng các cơng cụ dịch một cách hợp lí). Trong nhiều trường hợp, GV có thể đưa ra một số trang web tin cậy làm nguồn chỉ dẫn tài liệu tham khảo cho HS.

2.4.1.3. Xác định mục đích đọc tài liệu

Khi đọc một tài liệu nào đó, HS cần xác định mục đích đọc của mình. Đầu tiên cần xác định thơng tin mình cần có trong tồn bộ tài liệu đó hay khơng hay chỉ là một đoạn nhỏ. Muốn vậy cần có thói quen đọc phần mở đầu và đọc qua mục lục, nếu khơng có mục lục cần đọc lướt qua các ý chính. Sau khi tìm được nội dung cần đọc, hãy đọc kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm để có thể hiểu sâu sắc.

2.4.1.4. Ghi chép thông tin

HS khi đọc tài liệu cũng như khi nghe giảng cần phảighi chép lại để đỡ tốn thời gian đọc lại cũng như sử dụng thông tin từ tài liệu để giải quyết vấn đề tốt hơn, ghi nhớ thông tin nhanh và lâu hơn. Trong học tập, kĩ năng ghi chép của HS đóng vai trị quan trọng, nó thể hiện cách thu nhận, xử lý và định hướng quá trình ghi nhớ và sử dụng thông tin. Các nội dung ghi trong vở cũng nên chú thích nguồn để sau này không mất nhiều cơng đọc lại nữa.

HS được rèn thói quen chủ động nắm bắt và ghi những vấn đề mà GV giảng, không thụ động ngồi chờ GV đọc cho chép. Do được yêu cầu chuẩn bị bài trước ở nhà nên rèn cho HS kĩ năng ghi những vấn đề cần thiết, những vấn đề chưa rõ,… Để làm được như vậy, GV hướng dẫn HS trong quá trình đọc trước ở nhà, cần xác định trọng tâm của bài, xác định nội dung nào mình đã hiểu kĩ, nội dung nào chưa hiểu để tập trung lắng nghe và ghi bài vào nội dung đó. GV cũng hướng dẫn HS khi đọc tài liệu cần xác định ý chính, ghi lại một cách ngắn gọn nội dung chính cũng như thành bảng, sơ đồ, bản đồ khái niệm.

2.4.1.5. Đặt câu hỏi

Khi đọc tài liệu, bên cạnh việc trả lời các câu hỏi của GV, HS cũng cần luôn tự đặt các câu hỏi tại sao, như thế nào, để làm gì, là cái gì…Các câu hỏi đó có thể được đặt khi HS khơng hiểu vấn đề mà tài liệu trình bày nhưng cũng có thể được đặt ra để

được lật đi lật lại nhiều lần theo nhiều hướng khác nhau. Đồng thời, trong quá trình học tập, HS được bổ sung thêm kiến thức từ bạn, kích thích thêm tính ham học của mỗi người. Khi vấn đề khó đi đến thống nhất có thể hỏi GV. Để HS có được kĩ năng này, vai trị của GV trong q trình tổ chức dạy học vơ cùng quan trọng. Trong quá trình đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi mà mình đặt ra, HS cũng tự rèn được cách xác định vấn đề cần nghiên cứu, kĩ năng đọc và tổng hợp tài liệu.

2.4.1.6. Diễn đạt lại thông tin đã thu được theo ý hiểu của bản thân

Thơng tin thu được có thể được HS ghi lại một cách vắn tắt, lập thành sơ đồ, bảng biểu,… Các sơ đồ, bảng biểu có thể được sử dụng để giúp HS ghi nhớ nhưng có thể là để hiểu, để củng cố hoặc mở rộng, nâng cao về một nội dung cụ thể hoặc để hệ thống hoá kiến thức. Kĩ năng diễn đạt lại thơng tin trong q trình học theo ý hiểu của HS là một kĩ năng vơ cùng quan trọng, nó giúp HS khơng chỉ biết mà còn phải hiểu và vận dụng được kiến thức đã học một cách linh hoạt. Đó cũng là kĩ năng vơ cùng quan trọng trong khi làm BTHH, nó quyết định tính thuyết phục của bài làm vì một trong những yêu cầu của bài là “HS cần phải diễn đạt được kiến thức theo ý hiểu của bản thân mình”. Do đó, việc làm BTHH thường xun cũng góp phần rèn luyện, nâng cao và hoàn thiện kĩ năng này cho người học. Kĩ năng này cũng chỉ được hình thành và hồn thiện khi HS được rèn luyện một cách tỉ mỉ trong quá trình học.

Biện pháp 1: Hƣớng dẫn HS tự nghiên cứu tài liệu

Thí dụ: Bài tập 1 (Phần HỎI ĐÁP NHANH mục 2.3.1.1): Hãy chọn các công thức

ở cột (II) sao cho phù hợp với loại oxit ở cột (I):

Cột (I) Cột (II) A. Oxit bazơ B. Oxit axit C. Oxit lưỡng tính D. Oxit trung tính 1. NO, CO 2. Al2O3, ZnO 3. CO2, SO2 4. Mn2O7, Fe2O3 5. K2O, CaO

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phát triển NLTH

GV hướng dẫn HS tự nghiên cứu tài liệu bằng hệ thống câu hỏi:

- bài tập 1 nói về nội dung nào?

- để biết được oxit được phân loại như thế nào thì chúng ta

- HS quan sát - HS đọc đề bài

- HS trả lời: Phân loại oxit.

- HS trả lời:chúng ta tìm hiểu thơng tin ở trong

- Xác định vấn đề

nghiên cứu.

tìm hiểu thơng tin ở đâu?

- chúng ta đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi gì?

- khi đọc thơng tin trong SGK thì ta chọn nội dung nào để làm bài tập 1?

- sau khi tìm hiểu thơng tin trong SGK. Vậy đáp án của bài tập 1 là gì?

SGK…

- HS trả lời được câu hỏi: “Oxit được phân làm bao nhiêu loại là những loại nào”

- HS trả lời: “Nêu khái niệm về oxit bazơ, oxit axit, oxit lưỡng tính và oxit trung tính?” - HS trả lời: A – 5, B – 3, C – 1, D – 2. - Mục đích đọc tài liệu.

- Ghi chép thông tin.

- Đặt câu hỏi.

- Diễn đạt lại thông tin đã thu đƣợc theo ý hiểu của bản thân.

Chúng ta nên sử dụng biện pháp 1 vào phần bài tập “HỎI ĐÁP NHANH”. Vì đây là dạng bài tập cần HS trả lời nhanh về một vấn đề nào đó trong khoảng thời gian ngắn với nội dung kiến thức cơ bản: Khái niệm, viết PTHH… Các dạng BTHH này thường ở mức độ nhận biết.

2.4.2. Biện pháp 2. Hướng dẫn học sinh tự giải bài tập ở trên lớp

Muốn giải BTHH ở trên lớp HS phải tập trung suy nghĩ những câu hỏi, những yêu cầu đặt ra của GV, huy động các kiến thức, kĩ năng sẵn có để xác định hướng giải và trình bày lời giải chính xác. HS trong q trình tìm kiếm lời giải càng tích cực, chủ động bao nhiêu thì các kiến thức, kĩ năng thu được càng chính xác, vững chắc, linh hoạt bấy nhiêu. HS trải qua các giai đoạn:

- Tìm hiểu đề bài: xác định các dữ kiệnđã cho và dữ kiện cần tìm.Hiểu ý nghĩa của dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm, hiểu được các thuật ngữ, khái niệm mới…

- Xác định hướng giải BTHH: HS nhớ lại các khái niệm, định luật, quy tắc, tính chất, bài giải mẫu... có liên quan. Từ tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện và yêu cầu của bài tập. Đề ra các bước thực hiện và huy động các kiến thức, kĩ năng để thực hiện.

- Trình bày lời giải: HS thực hiện các bước giải đã vạch ra. HS sau khi giải xong cần kiểm tra lại xem bài giải của mình đã đúng với yêu cầu của bài tập đã ra chưa? Đã sử dụng hết dữ kiệu của bài ra chưa? Tính tốn có sai khơng?...

2.4.2.1. Đối với những lớp HS có lực học ở mức độ trung bình

Trước khi học về một kiến thức mới nào đó GV có thể cung cấp cho HS hệ thống các câu hỏi và bài tập có liên quan đến kiến thức sắp học. Sau đó, GV phải hướng dẫn, định hướng cho HS các công việc cần thực hiện:

- Đề xuất các bài tập tương tự trong mỗi dạng bài.

- Ghi chép những khó khăn gặp phải khi giải quyết vấn đề nào đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)