Bảng phân loại kết quả học tập củaHS qua các bài kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 105)

Trƣờng THCS Bài kiểm tra

Phân loại kết quả học tập của HS (%) Yếu - kém (0 - 4) Trung bình (5 - 6) Khá (7 - 8) Giỏi (9 – 10) TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Ái Mộ Số 1 5.26 13.16 27.63 28.95 55.26 44.74 11.84 13.16 Số 2 6.58 17.11 26.32 34.21 44.74 36.84 22.37 11.84 Ngô Gia Tự số 1 10.3 10.26 23.08 28.21 35.9 30.77 30.77 30.77 Số 2 12.8 30.77 28.21 41.03 38.46 20.51 20.51 7.692 Từ số liệu bảng 3.10, ta vẽ được đồ thị hình cột thể hiện kết quả phân loại HS như sau:

Từ số liệu của bảng 3.6 áp dụng các cơng thức tính X, S2, S, V, ES, p đã nêu ở trên ta tính được các tham số đặc trưng ở hai đối tượng TN và ĐC.

Bảng 3.11. Giá trị các tham số đặc trƣng của bài kiểm tra Bài kiểm tra Số HS Lớp S S 2 V (%) Mức độ ảnh hƣởng ES Giá trị kiểm định p Số 1 115 TN 7,04 1,52 2,28 21,45 0,53 0.021 115 ĐC 6,78 1,74 3,03 25,68 0,65 Số 2 115 TN 7,06 1,72 2,94 24,30 0,50 0 10 20 30 40 50 60 Yếu - Kém Trung bình Khá Giỏi ĐC TN 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Yếu - Kém Trung bình Khá Giỏi ĐC TN

Hình 3.3.Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (Bài kiểm tra số 1)

Hình 3.4.Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (Bài kiểm tra số 2)

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.1. Đánh giá kết quả qua các bài kiểm tra

Sau khi xử lý kết quả các bài kiểm tra bằng phương pháp thống kê toán học cho thấy: - Các đường lũy tích của các lớp TN đều nằm ở bên phải và ở phía dưới các đường lũy tích của các lớp ĐC (Hình 3.1 và Hình 3.2), điều đó chứng tỏ chất lượng HS các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC.

- Tỉ lệ % HS yếu kém và trung bình ở các lớp ĐC cao hơn lớp TN, cịn tỉ lệ HS khá và giỏi ở TN cao hơn các lớp ĐC (Bảng 3.10)

- Điểm trung bình cộng (X) các bài kiểm tra của lớp TN cao hơn của lớp ĐC (Bảng 3.11)

- Hệ số biến thiên (V) của lớp TN luôn nhỏ hơn của lớp ĐC chứng tỏ mức độ phân tán điểm của HS lớp ĐC rộng hơn của lớp TN, chất lượng của lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC (Bảng 3.11)

- Độ lệch chuẩn (S) ở lớp TN trong 2 bài kiểm tra đều nhỏ hơn của lớp ĐC chứng tỏ sự phân tán của lớp TN ít hơn sự phân tán của lớp ĐC.

- Mức độ ảnh hưởng ES nằm trong khoảng 0,5 – 0,79 nên sự tác động của lớp TN là ở trung bình.

- Giá trị kiểm định p< 0,05 nên sự chênh lệch điểm số giữa các lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa.

Qua những quan sát, đánh giá trên, chúng tơi có thể kết luận: Việc sử dụng BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS trong giảng dạy bộ mơn Hóa học là có hiệu quả, tạo được hứng thú, tăng tính tích cực và chủ động trong quá trình học tập.

3.5.2. Đánh giá theo bảng kiểm quan sát

Bảng 3.12. Bảng kiểm quan sát đánh giá NLTH của HS ở trƣờng THCS

TT Tiêu chí thể hiện NLTH của HS

HS tự đánh giá GV đánh giá

1 Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ

động. 7,55 7,80

2 Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. 8,25 8,15 3 Lập và thực hiện kế hoạch học tập. 7,75 7,65 4 Lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp. 8,05 7,85 5 Lưu giữ thơng tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ

khái niệm, bảng, các từ khoá. 8,25 7,85

6 Ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính. 8,50 8,25 7 Hình thành cách học tập riêng của bản thân. 8,45 8,25

8 Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân

khi được GV, bạn bè góp ý. 7,25 7,05

9 Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó

khăn trong học tập. 7,90 7,55

10 Rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học trong tình huống mới. 7,15 7,05

Trung bình cộng 7,91 7,75

Từ bảng số liệu, chúng tôi thấy rằng kết quả điểm trung bình cộng của HS tự đánh giá và GV đánh giá tương đối sát với nhau. Các em HS ở lớp TN đều đạt các tiêu chí ở mức độ khá tốt, đặc biệt như tiêu chí:“Hình thành cách học tập riêng của bản thân” hay “Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện”. Điều đó chứng tỏ các biểu hiện của NLTH ở HS đều đạt kết quả khá. Thông qua quan sát theo các tiêu chí đã giúp GV đánh giá được các hành vi, kĩ năng, thái độ học tập của HS rõ nét, đặc sắc hơn. Thực tế trong các giờ học, HS say mê, sơi nổi, hứng thú, tích cực học tập, có sự chú ý cao, phối hợp nhiều kiến thức, phương pháp khác nhau để chủ động chiếm lĩnh tri thức hơn. HS không dập khn máy móc mà linh hoạt, mềm dẻo hơn, đưa ra nhiều ý tưởng trong học tập.Như vậy, thông qua sử dụng hệ thống BTHH đưa ra đã giúp HS bộc lộ rõ ràng các biểu hiện, rèn luyện và phát triển NLTH của mình.

3.5.3. Đánh giá theo bảng hỏi

Bảng 3.13. Bảng hỏi về mức độ phát triển năng lực tự học của học sinh

TT Tiêu chí thể hiện NLTH của HS

Đánh giá mức độ phát triển NLTH/Điểm đạt đƣợc Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 1 Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động. 0 14,95 85,05 2 Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. 0 55,18 44,82 3 Lập và thực hiện kế hoạch học tập. 0 33,33 66,67

4 Lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp. 0 35,50 65,50

5 Lưu giữ thơng tin có chọn lọc bằng ghi tóm

tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá. 8,26 40,67 51,07

6 Ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính. 0 62,50 37,50

7 Hình thành cách học tập riêng của bản thân. 0 16,67 83,33 Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế

9 Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác

khi gặp khó khăn trong học tập. 8,13 66,87 25,00

10 Rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học

trong tình huống mới. 8,23 58,55 33,22

Từ kết quả bảng hỏi trên, chúng tơi dễ dàng nhận thấy các tiêu chí đánh giá sự phát triển NLTH của HS được đánh giá hầu hết nằm trong khu vực khá và tốt. Thậm chí có 85,05% HS đánh giá “Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động”ở mức độ cao nhất. Điều này lại càng minh chứng cho việc rèn luyện và phát triển NLTH của HS đã đạt một kết quả mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này chúng tôi đã thực hiện các công việc sau:

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung TN; lập kế hoạch TNSP.

- Tiến hành TNSP tại 6 lớp 9 (3 lớp TN và 3 lớp ĐC) ở hai trường THCS Ái Mộ và trường THCS Ngô Gia Tự – Quận Long Biên – TP Hà Nội.

- Tiến hành TN với 2 bài kiểm tra đã xây dựng.

- Thu thập xử lí kết quả và đánh giá bài kiểm tra kết hợp với việc đánh giá thông qua bảng kiểm quan sát và bảng hỏi.

Kết quả TNSP cho thấy HS ở lớp TN có kết quả tốt hơn, hứng thú với bài học, có cơ hội rèn luyện phát triển NLTH của mình hơn ở lớp ĐC. HS học tập tích cực, sáng tạo hơn.

Những kết luận trên là cơ sở đúng đắn xác nhận giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài luận văn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi đã thực hiện được mục đích và hồn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, cụ thể là:

- Tổng quan một cách hệ thống các vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài như: xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo định hướng phát triển NLTH cho HS, hệ thống BTHH… Tiến hành đánh giá thực trạng việc sử dụng BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS thông qua phiếu điều tra GV dạy hóa học và 230 HS lớp 9 – THCS trên địa bàn TP Hà Nội.

- Xácđịnh6 nguyên tắc, quy trình 6 bước lựa chọn BTHHvà 3 nguyên tắc sắp xếp BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS.

- Đề xuất 3 biện pháp việc sử dụng BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS và có ví dụ minh họa cho các biện pháp.

- Lựa chọn được 92 BTHH và 18 ví dụ nhằm phát triển NLTH cho HS cho 2 chương 1 và chương 2 Hóa học lớp 9. Hệ thống BTHH được sắp xếp thành dạng hỏi đáp nhanh, học giải bài tập, luyên tập, thử thách, ứng dụng và làm khoa học.

- Nghiên cứu và hệ thống các biểu hiện của NLTH để đề xuất các tiêu chí và xây dựng bộ cơng cụ đánh giá sự phát triển NLTH của HS ở trường THCS.

- Thiết kế 3 kế hoạch dạy học theo phương pháp dạy học tích cực có sử dụng hệ thống BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS.

- Đã tiến hành TNSP

+ Tiến hành TNSP ở 6 lớp 9 thuộc 2 trường THCS Ái Mộ và THCS Ngô Gia Tự - quận Long Biên – TP Hà Nội.

+ Thông qua các phiếu điều tra đã thu thâ ̣p được ý kiến của GV và HS . Những ý kiến phản hồi cho thấy : Viê ̣c sử dụng hệ thống BTHH đã giúp phát triển NL cho HS , đặc biệt là NLTH đồng thời tạo hứng thú ho ̣c tâ ̣p cho HS , góp phần đáp ứng chuẩn năng lực HS cấp THCS mà Bộ GD&ĐT ban hành.

Từ kết quả TNSP đã khẳng định viê ̣c sử dụng hệ thống BTHH đã nâng cao NLTH, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THCS tro ng giai đoa ̣n hiê ̣n nay.

2. Khuyến nghị

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tơi có một vài khuyến nghị: - Cần thường xuyên tổ chức tập huấn cho GV các phương pháp, biện pháp rèn luyện và phát huy NLTH cho HS.

cách giải để kích thích sự phát triển tư duy, kích thích niềm say mê học tập, tự nghiên cứu.

Với thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, bản luận văn này chắc không tránh khỏi nhiều điều khiếm khuyết. Chúng tơi rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của quý thầy, cô giáo, các anh chị và bạn bè, đồng nghiệp nhằm bổ sung, hoàn thiện luận văn hơn. Xin chân thành cám ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adam Khoo (2008), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế (Trần Đăng Khoa và Uông

XuânVy dịch), NXB Phụ nữ.

2. Bộ GD&ĐT (2014), Dạy học và Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT – Số 1496/BGDĐT – VP (ngày 12 tháng 4 năm 2017) về việc xin ý

kiến góp ý cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể.

4.Bộ GD&ĐT (07/2017), chương trình giáo dục phổ thơng – chương trình tổng thể. 5. Bộ GD&ĐT, Hóa học 9, NXB Giáo Dục Việt Nam.

6. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng (2014), Lí luận dạy học hiện đại. Cơ sở đổi

mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Cao Cự Giác (2001), Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóahọc, NXB Đại học Quốc

Gia, Hà Nội.

8. Cao Cự Giác (2005), Thiết kế bài giảng hóa hoc 9, Tàp1, NXB Hà Nội.

9. Cao Thị Thắng, Ngơ Văn Vũ, Nguyễn Phu Tuấn, Phạm Đình Hiển, Vũ Anh

Tuấn (2005), Tài liều bồi dưỡng GV dạy thay sách giáo khoa lớp 9, Bộ GD&ĐT.

10. Carl Rogers(2001), Phương pháp dạy học hiệu quả (Cao Đình Quát dịch), NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh.

11. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), PPDH mơn Hố học ở trường Phổ

thông, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

12. Đỗ Hƣơng Trà (2012),LAMAP - Một phương pháp dạy học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

13. Gordon W. Green J (2010), Để luôn đạt điểm 10 (Trần Vũ Thạch dịch), NXB

Văn hóa thơng tin.

14. Klas Mellander (2004), Hiểu biết là sức mạnh của thành cơng (Nguyễn Kim

Dân dịch), NXB Văn hóa Thơng tin.

15.Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp tích cực trong dạy học hóa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông.

16.Lƣơng Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thị Hiển (2007), “Xây dựng BTHH thực tiễn trong dạy học phổ thơng”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng,số 64.tr 112-120. 17. Malcolm Shepherd Knowles (1975), Self− directed learning: A guide for

learners and teachers, Association press, Michigan University

18. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung (1999),PPDH hóa học (tập 1), NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

học Giáo Dục.

20.Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, NXB Giáo dục. 21.Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Nhƣ Ất, Nguyễn Tinh Dung, Vũ Ngọc

Khánh, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Chi, Đào Thái Lai, Nguyễn Trọng Thừa

(2000), Biển học vô bờ, NXB Thanh niên.

22. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo

(2004), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP Hà Nội.

23. Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục – tự học – tự nghiên cứu,tập 1, Trường Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

24. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Châu An, (2009), Tự học thế nào cho tốt, NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

25. N.A. Rubakin (1984), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên.

26.Nguyễn Xuân Trƣờng (1997), BTHHở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc

Gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thơng, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

28. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường

phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009),PPDH hóa học – Học phần PPDH hóa học, tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

30. Philip Candy (1991), Self−direction for lifelong learning: Acomprehensive guide to theory and practice, San Francisco, Jossey−Bass

31. Thái Duy Tuyên (2003), Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, Tạp chí giáo dục số 74, tháng 12.tr 99-110

32.Thái Duy Tuyên (2003), Dạy tự học cho sinh viên trong các nhà trường Cao đẳng Đại học chuyên nghiệp, Chuyên đề Phương pháp dạy học cho học viên Cao học, ĐH Huế.

33. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hƣơng (2003), Áp dụng dạy

và học tích cực trong mơn hóa học, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

34. Trần Anh Tuấn (1996), “Vấn đề tự học của học sinh từ góc độ đánh giá chất

lượng kỹ năng nghề nghiệp”, Tạpchí nghiên cứu Giáo dục.tr 129-130

35. Từ điển tiếng việt (2002), Trung tâm từ điển, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng.

36. Võ Đinh Nguyên Trực, Lê Thị Hồng, Đinh Mỹ Vân, Vũ Duy Quang, Đoàn

Thị Linh San, Phạm Thị Hạnh Uyên (Nhóm giáo viên Thăng Long) (2012), Bồi dưỡng năng lực tự học Hóa học 9 (Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi), NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

37. Vũ Văn Phúc (2011),“Đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ nền giáo dục Việt

Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng”,Tạp chí Cộng sản.tr 88 - 92.

38. Xavier Roegiers (1996), Khoa Sư phạm Tích hợp hay Làm thế nào để phát triển

các năng lực ở nhà trường, Nhà xuất bản NXB Giáo Dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN Kính chào q thầy/cơ!

Chúng tơi đang nghiên cứu việc sử dụng hệ thống BTHH lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh ở trường THCS. Vì vậy, chúng tơi rất mong muốn ý kiến của quý thầy/cô về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh () vào các ô lựa chọn.

Xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của q thầy/cơ! I. THƠNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: (có thể ghi hoặc khơng) ....................................................................... Điện thoại liên hệ: (có thể ghi hoặc khơng) .......................................................... Nơi công tác: ......................................................................................................... Số năm giảng dạy: ................................................................................................. Trình độ đào tạo: □ Cử nhân □ Thạc sĩ □ Tiến sĩ

Loại hình trường: □ Chuyên □ Công lập □ Tư thục

Địa điểm trường: □ Thành phố □ Tỉnh □ Nông thôn □ Vùng sâu

II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THCS

Câu 1: Ở bộ mơn Hóa học, nội dung dạy học quan trọng là

□ A. kiến thức hóa học mới □ B. bài tập hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)