Những chú ý về phương pháp dạy học hóahọc lớp 9– THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 34)

1.3.7 .Vai trò của BTHH trong việc phát tiển NLTH cho HS

2.1.3. Những chú ý về phương pháp dạy học hóahọc lớp 9– THCS

Ở THCS, kiến thức hóa học được chia theo 3 mức độ (trong 6 mức độ) nhận thức của Bloom: mức độ nhận biết, mức độ thơng hiểu, mức độ vận dụng; nhóm mục tiêu kĩ năng được tạm chia làm 2 mức độ: làm được và làm thành thạo một công việc. Các động từ thường dùng là: nhận dạng, liệt kê, thu thập, phân loại, tính tốn, làm thí nghiệm, sử dụng…

Thí dụ: Khi nêu mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học “Tính chất hóa học của muối” (thuộc chương trình hóa học lớp 9), nếu ta viết: HS phải nắm vững

chưa được lượng hóa. Để lượng hóa mục tiêu đó, ta sử dụng các động từ hành động như sau:

- Nhận biết tác dụng của dung dịch muối với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối, nhiều muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao như thế nào? (mức độ nhận biết).

- Quan sát các hiện tượng trong thí nghiệm, từ các phương trình phản ứng rút ra kết luận về khái niệm và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi (mức độ thông hiểu).

- Biết cách viết PTHH minh họa tính chất hóa học của muối, vận dụng một sốcông thức để giải quyết một số BTHH về tính chất hóa học của muối (mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao).

Với những u cầu về từng nhóm mục tiêu đã trình bày ở trên, người GV nên dựa vào chuẩn kiến thức để xác định được phần giảm tải kiến thức để tinh giản hóa kiến thức bài dạy. Trong việc lượng hóa đúng mục tiêu giảm tải kiến thức của bài dạy GV cần lưu ý phần định tính là trọng tâm cịn phần định lượng chỉ ở mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ đơn giản (mơn Hóa học ở cấp THCS thường chú trọng về phần định tính).

2.1.3.1. Đổi mới cách tổ chức các hoạt động học tập

Với nội dung kiến thức thuộc về khái niệm, định nghĩa, GV có thể dạy theo phương pháp quy nạp. Đầu tiên GV có thể đưa thí dụ, tranh ảnh hoặc sơ đồ… Từ các tư liệu, học liệu đưa ra, GV yêu cầu HS rút ra khái niệm.

Đối với kiến thức thuộc về diễn biến của phản ứng hóa học, GV có thể đưa tranh ảnh, sơ đồ, sau đó yêu cầu HS rút ra nội dung cốt lõi của diễn biến đó. Để có thể phát triển NL tư duy, sáng tạo của HS, GV có thể cho HS vận dụng giải BTHH sau khi học diến biến đó.

Đối với kiến thức thuộc dạng CTHH, GV có thể dạy theo phương pháp quy nạp. Nghĩa là từ kiến thức về lý thuyết kết hợp tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ… để rút ra công thức. Từ công thức, GV yêu cầu HS giải BTHH từ cơ bản đến nâng cao.

2.1.3.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá

Trong giáo dục có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, như kiểm tra viết (kiểm tra tự luận, kiểm tra trắc nghiệm, kết hợp kiểm tra tự luận và trắc nghiệm); kiểm tra miệng (trả bài, trình bày, tranh luận, thảo luận…) và kiểm tra lẫn nhau giữa các HS. “Dù hình thức kiểm tra nào đi nữa, mục đích của việc kiểm tra là đánh giá

chính xác q trình học tập của HS, phân loại được HS. Để có thể phân loại được học lực HS, bộ câu hỏi của GV phải theo hướng phát triển NL của người học Bộ câu hỏi phải đủ các cấp độ nhận thức” [35].

2.1.3.3. Đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động cho HS

Đầu tiên là lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho HS hoạt động. Khi soạn bài GV phải xác định được phần kiến thức mà HS phải thu thập liên quan đến hình thức hoạt động nào trong các loại hoạt động: hoạt động cá thể, hoạt động theo cặp, hoạt động theo nhóm, hoạt động lớp. SGK đã trình bày định hướng hoạt động dưới các đơn vị kiến thức. Mỗi đơn vị kiến thức, HS có thể lĩnh hội kiến thức thơng qua những hoạt động khác nhaumà GV có thể tổ chức.

Trong mỗi hoạt động, GV lựa chọn và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập xen lẫn với các yêu cầu để HShoạt động, tự phát hiện và lĩnh hộikiến thức mới. Hệ thống câu hỏi, bài tập của GV đều nhằm hướng dẫn HS tiếp cận, phát hiện và lĩnh hội kiến thức trong từng hoạt động giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học. Muốn vậy, GV phải giảm số câu hỏi, bài tập có yêu cầu thấp về mặt nhận thức, mang tính chất kiểm tra, chỉ yêu cầu nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, thường chỉ có một câu hỏi trả lời đúng, ngắn, không cần suy luận.

2.2. Nguyên tắc,quy trình lựa chọn và sử dụnghệ thống BTHH lớp 9 nhằm phát triển NLTH cho HS

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS

Trong dạy học mơn Hóa học, BTHH được sử dụng rộng rãi nhằm hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều BTHH xa rời thực tiễn, quá chú trọng vào các thuật toán mà chưa quan tâm đến bản chất hóa học làm giảm giá trị của chúng. Các BTHH chứa đựng những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống còn rất thiếu.

Các nguyên tắc khi lựa chọn hệ thống BTHH nhằm củng cố kiến thức và phát triển NLTH cho HS. Hệ thống BTHH phải đáp ứng mục tiêu môn học. BTHH là một công cụ để tổ chức các hoạt động của HS nhằm củng cố và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết đã có, tiếp tục rèn luyện và hình thành các kỹ năng cơ bản. Mục tiêu của mơn Hóa học ở cấp THCS là cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kỹ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực, có nâng cao về hóa học và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu của hệ thống BTHH bao gồm tính chất của chất, ứng dụng của các chất trong đời sống, phương pháp sản xuất và điều chế các chất.

Những nội dung có trong hệ thống BTHH sẽ giúp HS có hệ thống kiến thức hóa học THCS tương đối tồn diện để có thể giải quyết tốt một số vấn đề hóa học có liên quan đến thực tiễn cuộc sống, mặt khác góp phần phát triển NLTH cho HS. Ngồi ra trong đề tài có sử dụng các BTHH nâng cao nhằm phân loại đối tượng HS cũng như dùng để ôn thi HS giỏi của nhà trường.

2.2.1.1. Hệ thống bài tập hóa học phải đám bảo tính chính xác, khoa học

Khi lựa chọn nội dung của BTHH phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, đầy đủ các dữ kiện, không được thừa hay thiếu. Các dạng BTHH không được mắc sai lầm về mặt thiếu chính xác trong cách diễn đạt, nội dung thiếu logic chặt chẽ. Vì vậy GV khi ra BTHH cần nói, viết một cách logic chính xác và đảm bảo tính khoa học về mặt ngơn ngữ hóa học.

2.2.1.2. Hệ thống bài tập hóa học phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng

Mọi người đều biết mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khách quan không tồn tại dạng biệt lập mà tồn tại trong một hệ thống, trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào việc lựa chọn BTHH cho HS.

Trước hết cần xác định từng dạng bài tập. Mỗi dạng BTHH tương ứng với một kĩ năng nhất định và đây là những kĩ năng cơ bản, vì BTHH khơng thể dàn trải cho mọi kĩ năng. Hệ thống BTHH gồm nhiều dạng BTHH sẽ hình thành các kĩ năng vận dụng tồn diện cho HS. Trong q trình lựa chọn hệ thống BTHH có những loại bài tập được đầu tư nhiều hơn, vì chúng góp phần quan trọng hơn vào việc hình thành và rèn luyện những kỹ năng liên quan đến nhiều hoạt động giáo dục đặc biệt là kỹ năng vận dụng… Giữa các BTHH trong hệ thống ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bài tập trước là cơ sở, nền tảng để thực hiện bài tập sau và bài tập sau là sự cụ thể hóa, là sự phát triển và củng cố vững chắc hơn bài tập trước. Toàn bộ hệ thống BTHH đều giúp HS nắm vững kiến thức, hình thành và phát triển hệ thống kĩ năng cơ bản. Trong hệ thống BTHH có những bài tập nâng cao dùng để cho các đối tượng là HS khá, giỏi giúp GV có thể phân loại HS.

Mặt khác, hệ thống BTHH còn phải được lựa chọn một cách đa dạng, phong phú. Sự phong phú của hệ thống BTHH sẽ giúp cho việc hình thành và phát triển các NL chung và NL đặc thù cho HS.

2.2.1.3. Hệ thống bài tập hóa học phải đảm bảo tính vừa sức

BTHH phải được lựa chọn và sử dụng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên là những BTHH vận dụng theo mẫu đơn giản, sau đó là những BTHH vận dụng phức tạp hơn, cuối cùng là những BTHH đòi hỏi sáng tạo, vận dụng. Hệ thống BTHH phải có đủ các bài tập điển hình, có tính mục đích rõ ràng, có BTHHcơ bản dành cho cả lớp nhưng cũng có BTHH nâng cao cho một số có lực học khá, giỏinhằm gây hứng thú, tạo lịng say mê với mơn học chứ khơng mang tính chất ép buộc.

Với hệ thống BTHH được lựa chọn và sử dụng theo nguyên tắc này sẽ giúp cho mọi trình độ HS đều tham gia tranh luận để giải BTHH. Khi HS nêu ra được một ý kiến hay, một ý kiến đúng, chính xác sẽ tạo cho HS một niềm vui, một sự hưng phấn cao độ, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo.

2.2.1.4. Hệ thống bài tập hóa học phải củng cố kiến thức cho học sinh

Hệ thống BTHH phải củng cố kiến thức cho HS có thể phân biệt ở ba mức độ: nhận biết, thơng hiểu, vận dụng. HS nắm vững kiến thức hóa học một cách chắc chắn khi HS đã được hình thành kĩ năng, kĩ xảo và chiếm lĩnh kiến thức thơng qua nhiều hình thức luyện tập khác nhau.

Sử dụng hệ thống BTHH nhằm mục đích luyện tập cho HS vận dụng kiến thức để giải các dạng BTHH dưới các hình thức khác nhau như vậy kiến thức của HS sẽ được củng cố vững chắc hơn.

2.2.1.5. Hệ thống bài tập hóa học phải phát triển năng lực tự học cho học sinh

Khi lựa chọn BTHH theo hướng phát triểnNLTH cho HS cần chú trọng những BTHH ở mức sáng tạo giúp phát huy khả năng vận dụng kiến thức của HS trong tình huống mới.Với mục đích nghiên cứu q trình suy luận, vận dụng kiến thức từ cơ bản đến phức tạp của HS nhằm phát triển NLTH, BTHH có thể phân ra làm hai loại:

- BTHH cơ bản chỉ yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết các tình huống quen thuộc.

- BTHH tổng hợp đòi hỏi HS khi giải phải vận dụng một chuỗi các lập luận logic, giữa cái đã cho và cái cần tìm. Vì vậy, muốn giải các BTHH tổng hợp thì trước tiên HS cần phải giải thành thạo các BTHH cơ bản và rút ra được mối liên hệ của tồn bài, từ đó HS đưa ra phương hướng giải quyết cho bài tốn.

2.2.1.6. Hệ thống bài tập hóa học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tự học Để HS tự học một cách thuận lợi, HS cần được hướng dẫn học tập cụ thể và có thơng tin phản hồi (đáp án các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập giúp HS tự kiểm tra kết quả tự học). Vậy hệ thống BTHH hỗ trợ tự học cần phải:

- Phân chia các dạng BTHH cụ thể và có hướng dẫn giải cho từng dạng. - Có bài giải mẫu.

- Có các bài tập tương tự để HS tự giải. - Có đáp số cho bài tập tương tự.

- Sắp xếp các bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

- Có bài tập nhỏ (có thể là câu hỏi trắc nghiệm) kiểm tra kiến thức cơ bản kèm theo đáp án

- Có các bài tập tổng hợp để kiểm tra kiến thức sau khi HS học xong một số bài học, chủ đề nào đó.

- Có các bài tập cần vận dụng kiến thức liên môn, kiến thức thực tế.

Việc tự học thuận lợi sẽ giúp HS tiếp thu được các kiến thức cơ bản,tạo hứng thú trong học tập hơn và nâng caokết quả học tập.

2.2.2. Quy trình lựa chọnvà sử dụng hệ thốngBTHH nhằm phát triển NLTH

cho HS

Quy trình lựa chọn và sử dụng hệ thống BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS gồm các bước sau:

Bƣớc 1:Xác định mục tiêu, nội dung dạy học cần đạt đƣợc

- Dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thơng mơn Hóa học lớp 9 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tìm hiểu nội dung về kiến thức và kỹ năng mà HS cần đạt được khi học chương đó, bài học đó.

- Dựa vào SGK, nghiên cứu nội dung từng bài học, từng chủ đề cụ thể.

- Sau khi tìm hiểu nội dung, chuẩn kiến thức, kỹ năng phải xác định mục tiêu dạy học cần đạt được. Bên cạnh đó cũng lựa chọn và sử dụng một số BTHH nâng cao nhằm phân loại đối tượng HS và phục vụ công tác ôn tập và thi HS giỏi các cấp.

Để ra một BTHH thỏa mãn mục tiêu của từng bài học, từng chủ đề cụ thể GV phải trả lời được các câu hỏi sau:BTHH giải quyết vấn đề gì? Nó nằm ở vị trí nào trong bài học? Cần ra loại BTHH gì (định tính, định lượng hay thí nghiệm)? Có liên hệ với những kiến thức cũ và mới khơng? Có phù hợp với năng lực nhận thức của HS khơng? Có thỏa mãn ý đồ, phương pháp của GV khơng?...

Bƣớc 2:Xác định loại bài tập hóa học

-BTHH được chia làm hai dạng: BTHH định tính và BTHH định lượng. Ứng với từng dạng BTHH, chia làm hai hình thức: BTHH tự luận và BTHH trắc nghiệm.

- Sau khi xác định các dạngBTHH, cần xác định nội dung của mỗi dạng BTHH.

Bƣớc 3: Thu thập thông tin để lựa chọn và sử dụng hệ thống BTHH

Gồm các bước cụ thể: Thu thập các sách bài tập, các tài liệu liên quan đến hệ thống bài tập cần sử dụng. Tham khảo sách, báo, tạp chí… có liên quan.

Tìm hiểu những nội dung hóa học có đề cập đến thực tiễn. Số tài liệu thu thập được càng nhiều và càng đa dạng thì việc lựa chọn và sử dụng càng có chất lượng và hiệu quả. Vì vậy, cần có kế hoạch sưu tầm tài liệu một cách khoa học và có sự đầu tư về thời gian.

Bƣớc 4: Tiến hành lựa chọn và sử dụng hệ thốngBTHH

* Lựa chọn từng dạng BTHH, cụ thể:

- Bổ sung thêm các dạng BTHH cịn thiếu hoặc những nội dung chưa có BTHH trong SGK, sách bài tập.

- Chỉnh sửa các dạng BTHH trong có SGK, sách bài tập khơng phù hợp như chưa chính xác, quá phức tạp…

* Xây dựng các phương pháp giải quyết các dạng BTHH cụ thể.

* Sắp xếp các BTHH thành các dạng như đã xác định theo trình tự, sau đó tiến hành sử dụng từ cơ bản đến nâng cao, từ lý thuyết đến thực hành…

Bƣớc 5: Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

Trong khi lựa chọn và sử dụng các BTHH khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, GV tham khảo ý kiến các đồng nghiệp về tính chính xác, tính khoa học, tính phù hợp với trình độ của HS để chỉnh sửa và hoàn thiện là rất cần thiết.

Bƣớc 6: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung

Để khẳng định lại mục tiêu của hệ thống BTHH là nhằm củng cố kiến thức và phát triển NLTH cho HS, GV trao đổi với các GV thực nghiệm về khả năng nắm vững kiến thức và phát triển NLTH cho HS thông qua hoạt động giải các BTHH. Thực nghiệm hệ thống BTHH với số lượng nhỏ HS và GV, lấy ý kiến, sau đó chỉnh sửa rồi sử dụng lại và thử nghiệm với số lượng lớn hơn. Việc thực nghiệm với số lượng lớn HS và GV sẽ lựa chọn được hệ thống BTHH có độ tin cậy cao, chất lượng.

2.2.3. Nguyên tắc sắp xếp hệ thống BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS

Hệ thống BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS được sắp xếp theo các nguyên tắc sau: - Sắp xếp theo từng dạng BTHH phải bám sát nội dung dạy học để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho HS. Với từng dạng BTHH có bài tập mẫu, hướng dẫn giải và các bài tập tương tự để HS vận dụng (BTHH vận dụng nguyên mẫu, vận dụng có biến đổi và sáng tạo).

- Hệ thống BTHH xếp theo nội dung kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất và các phương pháp giải, kĩ năng giải BTHH. Hệ thống BTHH bao gồm cả BTHH định tính và BTHH định lượng. Các bài tương tự nhau được bố trí gần nhau.

-Sắp xếp các BTHH theo mức độ nhận thức tăng dần từ đơn giản đến phức tạp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)