Sơ đồ phân loại oxit

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 42)

* HỎI ĐÁP NHANH

Bài tập 1: Hãy chọn các công thức ở cột (II) sao cho phù hợp với loại oxit ở cột (I):

Cột (I) Cột (II) A. Oxit bazơ B. Oxit axit C. Oxit lưỡng tính D. Oxit trung tính 1. NO, CO 2. Al2O3, ZnO 3. CO2, SO2 4. Mn2O7, Fe2O3 5. K2O, CaO Đáp án: A – 5, B – 3, C – 1, D – 2.

Bài tập 2: Cho các oxit: Fe2O3, Al2O3, CO2, N2O5, CO, BaO, SO2.

1. Dãy oxit phản ứng với nước là:

A. Fe2O3, CO2, N2O5. B. Al2O3, BaO, SO2. C. CO2, N2O5, BaO. D. CO2, CO, BaO. 2. Dãy oxit phản ứng với axit là:

A. Fe2O3, CO2, CO. B. Fe2O3, Al2O3, BaO. C. CO2, N2O5, SO2. D. Fe2O3, CO, BaO. 3. Dãy oxit phản ứng với bazơ trong dung dịch là:

A. N2O5, CO2, Al2O3. B. Fe2O3, Al2O3, CO2. C. CO2, N2O5, CO. D. N2O5, BaO, SO2.

Bài tập 3: Cho các oxit có CTHH sau: Na2O, SO2, P2O5, BaO, CO. Có bao nhiêu cặp

oxit có thể phản ứng được với nhau?

A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Đáp án: A.

Bài tập 4: Cho các oxit: Na2O, CO2, CaO, Fe2O3, SO3, NO.

1. Có bao nhiêu oxit vừa phản ứng với nước, vừa phản ứng với axit?

A. 4 B. 2 C. 1 D. 3

2. Có bao nhiêu oxit vừa phản ứng với nước, vừa phản ứng với kiềm?

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Đáp án: 1 – B, 2 – A.

Bài tập 5: Em hãy viết PTHH của các phản ứng minh họa cho sơ đồ điều chế sau: Hình 2.2. Sơ đồ điều chế oxit

Đáp án:(1) 3Fe + 2O2𝑡 𝑜 Fe3O4 (2) S + O2𝑡 𝑜 SO2 (3) CaCO3𝑡 𝑜

CaO + CO2 (4) Cu(OH)2𝑡 𝑜

CuO + H2O

* HỌC GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1: Quan sát, giải thích hiện tƣợng và rút ra kết luận

- Quan sát hiện tượng: Chú ý đến điều kiện phản ứng, trạng thái, màu sắc của các chất phản ứng và các sản phẩm, nhiệt phản ứng.

- Liên hệ tính chất hóa học của chất. - Kết luận: Xác định loại chất.

Ví dụ 1: Em hãy điền những thơng tin cịn thiếu trong bản tường trình dưới đây và

rút ra kết luận.

TT Nội dung thí nghiệm Hiện tƣợng,

giải thích Kết luận

1

Cho một mẩu vơi sống (CaO) vào cốc thủy tinh chứa nước rồi lắc kĩ, để yên cốc một thời gian. Nhúng mẩu giây quỳ tím vào trong cốc.

2 Cho một ít bột P2O5 vào cốc thủy tinh đựng Kim loại + oxi

(1)

Phi kim + oxi (2)

Nhiệt phân bazơ không tan (4) Nhiệt phân muối

(3) OXIT

cốc sau phản ứng.

3 Cho một ít bột CuO màu đen vào cốc thủy tinh, thêm dung dịch H2SO4 vào cốc, lắc kĩ.

Hƣớng dẫn giải:

TT Nội dung thí nghiệm Hiện tƣợng, giải thích Kết luận

1

Mẩu vơi sống tan một phần, phần cịn lại không tan lắng xuống đáy cốc, cốc nóng lên.

CaO + H2O → Ca(OH)2 + Q

Quỳ tím chuyển màu xanh chứng tỏ dung dịch Ca(OH)2 là dung dịch kiềm.

Canxi oxit là oxit bazơ

2

Bột P2O5 tan, tỏa nhiệt: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 + Q

Quỳ tím chuyển màu đỏ chứng tỏ dung dịch H3PO4 là dung dịch axit.

Điphotpho pentaoxit là oxit axit

3

Bột CuO tan dần, dung dịch tạo thành có màu xanh:

CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O 𝑡𝑜

Màu xanh là màu đặc trưng của muối đồng.

Đồng oxit là oxit bazơ

Dạng 2: Nhận biết – Phân biệt

- Dựa vào các tính chất vật: màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, từ tính, màu ngọn lửa, khối lượng riêng …

- Dựa vào các tính chất hóa học: Tất cả các chất dùng để nhận biết đều gọi là thuốc thử (kể cả nước, quỳ tím …)

Nguyên tắc nhận biết là dùng các phản ứng đặc trưng, nghĩa là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà các giác quan chúng ta biết được như hịa tan, kết tủa, thốt bọt khí, sự tạo màu, mất màu hoặc đổi màu, sự tạo thành các chất có mùi đặc trưng.

- Bài tập nhận biết và phân biệt các chất có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên có nét riêng biệt sau đây: Nhận biết có thể là một chất duy nhất nào đó hoặc là một số chất riêng biệt ở trạng thái mất nhãn, cần dùng các biện pháp hóa lí thích hợp để xác định chính xác tên của hóa chất. Khái niệm phân biệt bao hàm ý so sánh (ít nhất phải có hai hóa chất trở lên) nhưng mục đích cuối cùng của phân biệt cũng là nhận biết tên của một số hóa chất nào đó.

- Để phân biệt các chất A, B, C, D chỉ cần nhận ra các chất A, B, C chất còn lại đương nhiên là D.

- Để nhận biết các chất A, B, C, D cần phải xác định tất cả các chất, không bỏ qua chất nào. Vì một chất mà khơng qua kiểm chứng chưa chắc đã nhận biết được đó là chất gì.

* Trong nhận biết và phân biệt cần xác định rõ:

- Chất cần xác định hay phân biệt (có thể đựng riêng trong từng lọ, nằm chung trong cùng một hỗn hợp hay dd).

- Thuốc thử (chất cần dùng để nhận biết) có các tổng hợp sau: + Tùy chọn thuốc thử

+ Dùng thuốc thử hạn chế (số lượng thuốc thử, loại thuốc thử).

+ Không dùng thêm thuốc thử (dùng ngay các chất nhận biết làm thuốc thử).

Ví dụ 2: Có 4 bình đựng bốn chất khí riêng biệt là CO2, SO2, O2 và N2. Hãy nêu phương pháp nhận ra từng chất khí trên.

Hƣớng dẫn giải:

a. Nhận xét:

- Trong bốn chất khí trên, chỉ có khí O2 là duy trì sự cháy.

- Khí CO2 và SO2 là oxit axit nên phải nhận biết ra hai oxit này bằng tính chất đặc biệt của khí SO2.

b. Phương pháp nhận biết:

Thuốc thử CO2 SO2 O2 N2

Tàn đóm Tắt Tắt Bùng cháy (Nhận ra O2) Tắt Dẫn một ít khí vào dung dịch Ca(OH)2 Vẩn đục

Vẩn đục Không thay đổi

(Nhận ra N2) Dẫn một ít khí qua

dung dịch brom

Dung dịch brom mất màu (Nhận ra SO2)

Dạng 3: Xác định CTHH của oxit dựa vào PTHH

- Viết PTHH.

- Dựa vào PTHH, lập tỷ lệ, xác định khối lượng mol của oxit và khối lượng mol của kim loại. Từ đó lập CTHH của hợp chất.

Ví dụ 3: Hịa tan 2 gam oxit của một kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl. Thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là 200ml. Xác định CTHH của oxit.

Hƣớng dẫn giải:

Gọi CTHH của oxit ứng với kim loại hóa trị II là XO. nHCl = CM.V = 0,5.0,2 = 0,1 (mol) XO + 2HCl → XCl2 + H2O 1mol ← 2mol 0,05mol ← 0,1mol Ta có: MXO = 2 0,05 = 40 (g/mol)  MX = 40 – 16 = 24 (g/mol) Vậy kim loại là magie (Mg) và oxit là magie oxit (MgO).

Dạng 4: Bài toán xác định nồng độ dung dịch

C% = mct mdd 100% CM =n V CM = 10D. C% M Chú ý:

- Trường hợp chất tan không phản ứng với dung môi (nước), áp dụng các cơng thức trên để tính tốn xác định nồng độ dung dịch.

- Trường hợp chất tan phản ứng với nước phải xác định đúng chất tan tồn tại trong dung dịch trước khi áp dụng các cơng thức tính tốn.

Ví dụ 4: Hịa tan 2 gam SO3 vào 100ml H2O.

a. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được (sự thay đổi thể tích nước khi hịa tan SO3 là khơng đáng kể).

b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch (khối lượng riêng của nước là 1g/ml).

Hƣớng dẫn giải:

a. nSO3 = 2

80= 0,025 (mol) SO3 + H2O → H2SO4 0,025 mol → 0,025 mol CM(H2SO4) =0,025

b. mH2SO4 = 0,025.98 = 2,45 gam C%𝐻2𝑆𝑂4 =2,45.100%

102 = 2,41%

Dạng 5: Bài toán oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm Trƣờng hợp 1: CO2 (SO2) tác dụng với NaOH (KOH)

CO2 + NaOH → NaHCO3 (1) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2) + Nếu nkiềm

noxit ≥2: tạo thành muối trung hòa [chỉ xảy ra phản ứng (2)]. + Nếu nkiềm

noxit ≤1: tạo thành muối axit [chỉ xảy ra phản ứng (1)]. + Nếu 1 <nkiềm

noxit < 2: tạo hỗn hợp hai muối [xảy ra cả phản ứng (1) và (2)].

Trƣờng hợp 2: CO2 (SO2) tác dụng với Ba(OH)2 (Ca(OH)2)

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1) 2SO2 + Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2 (2) + Nếu noxit

nkiềm ≥2: tạo thành muối axit [chỉ xảy ra phản ứng (2)]. + Nếu noxit

nkiềm ≤1: tạo thành muối trung hòa [chỉ xảy ra phản ứng (1)]. + Nếu 1 < noxit

nkiềm < 2: tạo hỗn hợp hai muối [xảy ra cả phản ứng (1) và (2)].

Ví dụ 5: Hấp thụ hồn tồn 16,8 lít khí CO2 (ở đktc) vào 600ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch A.

Hƣớng dẫn giải:

nCO2 =16,8

22,4 = 0,75 mol; nNaOH = 2.0,6 = 1,2 mol Vì 1 <nNaOHn

C O 2 = 1,2 < 2, do đó thu được hỗn hợp hai muối.

Cách 1: Gọi x và y lần lượt là số mol của NaHCO3 và Na2CO3

CO2 + NaOH → NaHCO3 (1) x mol x mol x mol

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2) y mol 2y mol y mol

ta có: x + y = 0,75x + 2y = 1,2⟹ y = 0,45 molx = 0,3 mol

mmuối = 84.0,3 + 106.0,45 = 72,9 (gam)

Cách 2: CO2 tác dụng với NaOH tạo ra muối axit. Nếu kiềm dư sẽ tác dụng với

0,75 mol → 0,75 mol → 0,75 mol

Sau phản ứng (1): nNaOH dư = 1,2 – 0,75 = 0,45 (mol) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2) 0,45 mol ← 0,45 mol → 0,45 mol

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn:

nNaHC O3 = 0,75−0,45 = 0,3 (mol), nNa2CO3 = 0,45 (mol) mmuối = 84.0,3 + 106.0,45 = 72,9 (gam)

* LUYỆN TẬP Bài tập cơ bản

Bài tập 1: Nêu hiện tượng, giải thích và đưa ra kết luận cho các thí nghiệm sau:

a. Cho một ít bột CuO vào ơng nghiệm chứa dung dịch H2SO4 lỗng. b. Cho một ít bột Al2O3 vào dung dịch NaOH.

c. Dẫn luồng khí CO qua bột CuO nung nóng.

Bài tập 2: a. Viết PTHH của 2 phản ứng điều chế canxi oxit. Phản ứng nào dùng

trongsản xuất công nghiệp?

b. Viết PTHH của bốn phản ứng điều chế khí sunfurơ (SO2). Phản ứng nào dùng trong công nghiệp?

Bài tập 3: Nguyên tố X tạo thành hợp chất XH4, trong đó hiđro chiếm 25% khối lượng và nguyên tố X’ tạo thành hợp chất X’O2, trong đó oxi chiếm 50% khối lượng. Hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của hai nguyên tố X và X’.

Bài tập 4: Tính khối lượng canxi oxit (tấn) thu được khi nung 15 tấn đá vơi có hàm

lượng 90% CaCO3. Hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%.

Bài tập nâng cao

Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho thu được chất A. Chia A thành hai phần bằng nhau.

a. Phần thứ nhất hòa tan vào 500 gam nước, thu được dung dịch B. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B.

b. Cần hòa tan phần thứ hai vào bao nhiêu gam nước để thu được dung dịch có nồng độ 24,5%.

Bài tập 2: Khử hoàn toàn 0,8 gam oxit kim loại X cần dùng 336ml khí H2 (đktc). Cho lượng kim loại thu được phản ứng với dung dịch HCl lấy dư thu được 224ml khí H2 (đktc). Xác định công thức oxit của kim loại X.

Bài tập 3: Dẫn 672ml khí SO2 (đktc) qua dung dịch KOH. Phản ứng xảy ra hồn tồn, cơ cạn dung dịch thu được 3,98 gam chất rắn. Tính khối lượng KOH có trong

*THỬ THÁCH

Bài tập 1: Có hỗn hợp gồm các chất rắn: SiO2,CuO và BaO. Nêu phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp với điều kiện không làm thay đổi khối lượng các chất.

Bài tập 2: Khử hoàn toàn m gam một oxit sắt chưa biết CTHH bằng CO nóng dư,

thu được Fe và khí A. Hồ tan hết lượng Fe trên bằng dung dịch HCl dư thấy thốt ra 1,68 lít H2 (ở đktc). Hấp thụ tồn bộ khí A bằng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa. Tìm cơng thức của oxit sắt.

Bài tập 3: Hòa tan 40 gam hỗn hợp gồm Al, Al2O3, MgO bằng dung dịch NaOH 2M

thì thể tích dung dịch NaOH vừa đủ phản ứng là 300ml, đồng thời có thốt ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

* ỨNG DỤNG

Bài tập 1: Quặng boxit có thành phần chính là nhơm oxit, ngồi ra cịn có các tạp

chất như sắt (III) oxit và silicđioxit. Có thể dùng cách nào dưới đây để thu được nhôm oxit từ quặng boxit?

A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4. C. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl. D. Dung dịch HCl.

Bài tập 2: a. P2O5 có trong bình hút ẩm được sử dụng trong phịng thí nghiệm. CaO được dùng để bảo quản hoa quả sấy khơ. Dựa vào tính chất nào mà P2O5 và CaO có những ứng dụng trên?

b. P2O5 hay CaO khơng làm khơ được khí nào trong các khí sau: N2, CO2, O2, SO2? Giải thích, viết PTHH.

Bài tập 3: Tính thể khí cacbonic mà cây xanh đã hấp thụ được bằng quá trình quang

hợp nếu quá trình đó giải phóng 134,4m3 khí oxi (đktc). Hiệu suất q trình tổng hợp đạt 80%.

Bài tập 4: Hãy giải thích lí do cho các việc làm dưới đây:

a. Hiện nay, người ta cấm khai thác san hô.

b. Khi tôi vôi, người ta phải dùng dư nhiều nước so với lượng nước cần thiết. c. Dùng vôi bột để khử chua cho đất ruộng bị ngập úng lâu ngày.

* LÀM KHOA HỌC

Bài tập 1: Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh rằng trong hơi thở có khí cacbonic. Bài tập 2: Khí nhà kính là loại khí có khả năng bức xạ sóng ngắn (năng lượng mặt

điều kiện khí hậu đảm bảo tồn tại sự sống chính là nhờ bầu khí quyển với các khí nhà kính có nguồn gốc tự nhiên. Lượng khí nhà kính vượt quá mức cho phép đã làm cho Trái Đất của chung ta nóng dần lên.

Em thu thập, tra cứu thơng tin và cho biết:

a. Khí nhà kính gồm những khí nào và nguồn phát thải nào đã khiến hàm lượng khí nhà kính trong khí quyển ngày càng tăng cao?

b. Tác hại cụ thể của khí nhà kính đến mơi trường và khí hậu là gì?

c. Em hãy viết thơng điệp kêu gọi mọi người trong cộng đồng bằng những việc làm cụ thể chung tay giảm thiểu khí nhà kính, góp phần bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

2.3.1.2. Chủ đề 2: Axit – Bazơ

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ TRỌNG TÂM

1. Tính chất hóa học của axit

a. Làm đổi màu chất chỉ thị: dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím sang màu đỏ. b. Axit tác dụng với kim loại: 2HCl + Fe → FeCl2 + H2

c. Axit tác dụng với bazơ: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O d. Axit tác dụng với oxit bazơ: 6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O e. Axit tác dụng với muối: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

2. Tính chất hóa học của bazơ.

a. Làm đổi màu chất chỉ thị màu: dung dịch bazơ (kiềm) làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh; dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.

b. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O c. Tác dụng của bazơ với axit (Phản ứng trung hòa): KOH + HCl → KCl + H2O d. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy: Cu(OH)2 CuO + H2O to

* Tính chất hóa học riêng của axit sunfuric đặc

a. Tác dụng với kim loại: Cu + H2SO4 đặc nóng CuSO4 + SO2 + 2H2O to

(Ngoài kim loại Cu, H2SO4 đặc còn tác dụng được với nhiều kim loại khác tạo thành muối sunfat, khơng giải phóng khí hiđro).

b. Tính háo nước: C12H22O11H2SO 11H2O + 12C 4đặc

* Sự phân loại axit: Dựa vào tính chất hóa học, axit được chia thành hai loại: + Axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4...

+ Axit yếu như H2S, H2SO3...

* HỎI ĐÁP NHANH

Bài tập 1: Cho các chất: Cu, MgO, NaNO3, CaCO3, Mg(OH)2, HCl, Fe, CO2. Axit sunfuric loãng phản ứng được với:

A. Cu, MgO, CaCO3, Mg(OH)2. B. MgO, CaCO3, Mg(OH)2, Fe. C. CaCO3, HCl, Fe, CO2. D. Fe, MgO, NaNO3, HCl.

Đáp án: B

Bài tập 2: Tính chất sau đây khơng phải tính chất hóa học của axit?

A. Phản ứng với bazơ. B. Phản ứng với kim loại giải phóng khí H2. C. Phản ứng với oxit axit. D. Phản ứng với muối.

Đáp án: C

Bài tập 3: SO2 là sản phẩm khí sinh ra khi cho:

A. Fe + H2SO4 loãng B. Cu + H2SO4 loãng C. Mg + H2SO4 đặc D. Fe + H2SO4 đặc, nóng

Đáp án: D

* HỌC GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1: Quan sát, giải thích hiện tƣợng và rút ra kết luận Ví dụ 1: Ghi hiện tượng quan sát được từ các thí nghiệm sau và rút ra kết luận.

TT Nội dung thí nghiệm Hiện tƣợng Kết luận

1 Nhỏ vài giọt dung dịch KOH lên mẩu giấy quỳ tím.

2

Nhỏ vài giọt phenolphthalein vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl. Rồi cho từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm trên.

3 Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)