Thực trạng về việc sử dụnghệ thốngBTHH nhằm phát triểnNLTH cho H Sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 29)

1.3.7 .Vai trò của BTHH trong việc phát tiển NLTH cho HS

1.4. Thực trạng về việc sử dụnghệ thốngBTHH nhằm phát triểnNLTH cho H Sở

ở một số trƣờng THCS trên địa bàn TP Hà Nội

1.4.1. Mục đích điều tra

* Về phía HS:

HS giải thành thạo một dạng BTHH.

- Tìm hiểu nhận thức của HS về tự học và vai trò của tự học. - Tìm hiểu việc sử dụng thời gian và cách thức tự học của HS.

- Tìm hiểu những khó khăn, thắc mắc củaHS khi tự học và các yếu tố tác động đến hiệu quả của việc tự học.

* Về phía GV:

- Tìm hiểu về tình hình sử dụng hệ thống BTHH của GV.

- Tìm hiểu suy nghĩ và cách đánh giá của GV về vai trị của BTHH trong dạy học hố học nhằm phát triển NLTH cho HS.

- Tìm hiểu việc sử dụng BTHH ở trường THCS: mức độ thành cơng, những khó khăn khi sử dụng BTHH.

- Tìm hiểu biện pháp sử dụng hệ thống BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS.

1.4.2. Đối tượng điều tra và phương pháp điều tra

1.4.2.1. Đối tượng điều tra

- Chúng tôi tiến hành điều tra hai đối tượng là HS và GV hố học.

- Chúng tơi cũng đã gửi phiếu điều tra đến 8 lớp 9 (230 HS) trường THCS Ái Mộ và trường THCS Ngô Gia Tự – Quận Long Biên - TP Hà Nội.

- Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu tham khảo ý kiến 20 GV hoá học trường THCS Ái Mộ và trường THCS Ngô Gia Tự – Quận Long Biên – TP Hà Nội.

1.4.2.2. Phương pháp điều tra

- Điều tra bằng bảng kiểm quan sát. - Điều tra bằng bảng hỏi.

- Đánh giá kết quả qua bài kiểm tra.

1.4.3. Đánh giá kết quả điều tra

1.4.3.1. Đánh giá kết quả điều tra giáo viên

Từ kết quả điều tra chúng tơi có nhận xét:

- Đa số GV (11 GV – 55%) đều nhận thức được tầm quan trọng của BTHH trong quá trình dạy học mơn Hóa học nhưng chưa quan tâm đến việc sử dụng BTHH để phát triển NLTH cho HS.

- Việc sử dụng BTHH theo hướng phát triển NLTH cho HS địi hỏi GV phải tốn thời gian và cơng sức để lựa chọn và sử dụng trong khi đó các nguồn tham khảo có chất lượng chưa cao.

- Thời gian học tập trên lớp chưa nhiều mà kiến thức lí thuyết lại nặng nên việc hướng dẫn hoạt động tự học ở nhà không đủ thời gian. Các giáo án giờ luyện tập chưađược đầu tư thiết kế theo một tiến trình cụ thể bằng hệ thống các BTHH để củng cố và đánh giá được NLTH của HS.

- Một bộ phận khơng nhỏ các GV (14 GV – 70%) cịn sử dụng BTHH để đảm bảo kiến thức, điểm số môn học, đáp ứng yêu cầu thi, kiểm tra nên chưa kích thích được khả năng tư duy và ý thức tự học của HS.

1.4.3.2. Đánh giá kết quả điều tra học sinh

Qua phân tích phiếu điều tra và trao đổi với HS, chúng tôi nhận thấy:

- Có 127 HS thích và rất thích giờ BTHH chiếm 55,22%. Chứng tỏ đây là một thuận lợi trong q trình giảng dạy của GV. Tuy nhiên, có một số HS chưa nhận thức được tác dụng của giờ BTHH như: 80 HS có câu trả lời là bình thường với giờ BTHH chiếm 34,78% và có 24 HS khơng thích chiếm 10,43% . Nguyên nhân chưa thích được HS đưa ra là: Thời gian dành cho giờ BTHH ít trong khi đó có nhiều dạng BTHH nên GV không thể giải chi tiết hết từng dạng; một số BTHH có kiến thức rộng, dữ kiện phức tạp nên khơng biết bài tốn thuộc dạng nào.

- Có 87 HS xem kỹ bài mẫu GV đã hướng dẫn chiếm 37,83%; 68 HS tham khảo lời giải trong sách BT khi gặp bài tập khó chiếm 29,57%, như vậy HS có nhu cầu xem bài mẫu để định hướng giải cho BTHH.

- Có 93 HS dành thời gian tự học ít hơn 2 giờ chiếm 40,43%, các em cho rằng khi tự học gặp nhiều khó khăn như chưa biết cách lựa chọn tài liệu học tập (118 HS – 51,30%), chưa có phương pháp học tập hợp lí (132 HS – 57,39%) và thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho việc học tập (150 HS – 65,23%). Như vậy việc lựa chọn và sử dụng hệ thống BTHH làm tài liệu và hướng dẫn học hiệu quả sẽ nâng cao được NLTH của HS.

- Nhiều HS chưa chuẩn bị kỹ cho giờ làm BTHH, có 62 HS chỉ đọc lướt qua các BTHH chiếm 26,96% và có 25 HS khơng chuẩn bị gì chiếm 10,87%. Vì vậy, để HS chú ý chuẩn bị BTHH ở nhà tốt hơn cần phải giúp HS nhận thức rõ hơn tác dụng của BTHH.

- Hầu hết HS (212 HS – 92,17%) đều cho rằng muốn có kết quả cao trong các kiểm tra hoặc kỳ thi thì vai trị của tự học là rất quan trọng, cần thiết. Tỉ lệ rất cao, ngược lại với tỉ lệ ở câu 6 khi HS cho rằng để học tốt mơn Hóa học thì việc đi học thêm là quan trọng hơn (117 HS – 50,87%) so với việc HS tự học (92 HS – 40,00%). GV hướng dẫn HS hiểu đúng vai trò của tự học và tạo điều kiện giúp HS tự học.

- Có 141 HS dành thời gian để đọc lại bài chiếm 61,30% và 134 HS – 58,26% chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn của GV cao hơn tỉ lệ HS dành thời gian để đọc tài liệu tham khảo (97 HS – 42,17%). Như vậy, việc GV lựa chọn và sử dụng nội dung đã học ở lớp là rất cần thiết để hướng dẫn HS tự học.

- Đa số HS nhận thức được tác dụng của việc tự học:

+ Giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động (122 HS – 53,04%). + Giúp HS nâng cao mở rộng kiến thức cho HS (127 HS – 55,22%).

+ Rèn cho HS kỹ năng tự học và tự nghiên cứu suốt đời (107 HS – 46,52%). + Rèn luyện khả năng suy luận logic cho HS (144 HS – 62,61%).

Như vậy, việc hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện để HS tự học chưa được chú trọng nên HS cịn gặp nhiều khó khăn trong tự học. Việc sử dụng BTHH để phát triển NLTH cho HS chưa được chú ý đúng mức. Sử dụng BTHH trong dạy học hiện nay còn tập trung chủ yếu đến truyền thụ kiến thức, rèn kĩ năng, đáp ứng yêu cầu thi, kiểm tra, chưa chú trọng đến việc phát triển NLTH cho HS.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này chúng tơi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm:

1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

2. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể. 3. Cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học.

4. Thực trạng về việc sử dụng hệ thống BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS ở một số trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội.

Từ những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về phát triển NLTH cho HS cho thấy cần thiết phải xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng hệ thống BTHH nhằm hướng tới phát triển NLTH cho HS trung học cơ sơ và được cụ thể hóa thơngqua chương 1 và 2 thuộc chương trình hóa học lớp 9.

Chƣơng 2.

SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 9 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH

2.1. Phân tích nội dung, cấu trúc chƣơng 1 và 2 hóa học lớp 9 – THCS

2.1.1. Mục tiêu chương 1 và 2 hóa học lóp 9 – THCS

Sau khi học tập xong, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

2.1.1.1. Về kiến thức

HS có được hệ thống kiến thức của chương 1 và 2 mơn Hóa học THCS cơ bản, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm:

- Kiến thức cơ sở hóa học chung: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế, sản xuất…

- Hóa học vơ cơ: Các loại hợp chất vô cơ, kim loại.

2.1.1.2. Về kỹ năng

HS có được hệ thống kỹ năng hóa học THCS cơ bản và có hình thức làm việc khoa học gồm:

- Kỹ năng học tập hóa học.

- Kỹ năng thực hành, thí nghiệm hóa học.

- Kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học vào giải một số bài tập hóa học, giải thích các hiện tượng trong thực tế…

2.1.1.3. Về thái độ

HS có thái độ tích cực như:

- Hứng thú học tập bộ mơn hóa học.

- Ý thức trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội; tìm tịi, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.

- Ý thức vận dụng những kiến thức hóa học THCS đã học vào cuộc sống và hợp tác với người khác để cùng thực hiện.

2.1.1.4. Vè phát triển năng lực

- NL tự học

- NLTH thơng qua việc tìm hiểu kiến thức thực tiễn. - NL sử dụng ngơn ngữ hóa học

- NL thực hành: quan sát, nhận xét, tiến hành thí nghiệm. - NL tính tốn

Trong nghiên cứu của mình, chúng tơi chú trọng đến phát triển NLTH.

2.1.2. Cấu trúc nội dung chương 1 và 2 hóa học lớp 9 – THCS

Bảng 2.1. Bảng cấu trúc nội dung chƣơng 1 và 2 hóa học lớp 9 Chƣơng 1: Các loại hợp chất vơ cơ

Bài 1 1 tiết Tính chất hóa học của oxit. Khái niệm về sự phân loại oxit Bài 2 2 tiết Một số oxit quan trọng

Bài 3 1 tiết Tính chất hóa học của axit Bài 4 2 tiết Một số axit quan trọng

Bài 5 1 tiết Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 6 1 tiết Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 7 1 tiết Tính chất hóa học của bazơ

Bài 8 2 tiết Một số bazơ quan trọng Bài 9 1 tiết Tính chất hóa học của muối Bài 10 1 tiết Một số muối quan trọng Bài 11 1 tiết Phân bón hóa học

Bài 12 1 tiết Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ Bài 13 1 tiết Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ Bài 14 1 tiết Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối

Chƣơng 2: Kim loại

Bài 15 1 tiết Tính chất vật lý của kim loại Bài 16 1 tiết Tính chất hóa học của kim loại Bài 17 1 tiết Dãy hoạt động hóa học của kim loại Bài 18 1 tiết Nhôm

Bài 19 1 tiết Sắt

Bài 20 1 tiết Hợp kim sắt: Gang, thép

Bài 21 1 tiết Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khơng bị ăn mịn Bài 22 1 tiết Luyện tập chương 2: Kim loại

Bài 23 1 tiết Thực hành: Tính chất hóa học của nhơm và sắt Bài 24 1 tiết Ôn tập học kỳ 1

2.1.3. Những chú ý về phương pháp dạy học hóa học lớp 9 – THCS

Ở THCS, kiến thức hóa học được chia theo 3 mức độ (trong 6 mức độ) nhận thức của Bloom: mức độ nhận biết, mức độ thơng hiểu, mức độ vận dụng; nhóm mục tiêu kĩ năng được tạm chia làm 2 mức độ: làm được và làm thành thạo một công việc. Các động từ thường dùng là: nhận dạng, liệt kê, thu thập, phân loại, tính tốn, làm thí nghiệm, sử dụng…

Thí dụ: Khi nêu mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học “Tính chất hóa học của muối” (thuộc chương trình hóa học lớp 9), nếu ta viết: HS phải nắm vững

chưa được lượng hóa. Để lượng hóa mục tiêu đó, ta sử dụng các động từ hành động như sau:

- Nhận biết tác dụng của dung dịch muối với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối, nhiều muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao như thế nào? (mức độ nhận biết).

- Quan sát các hiện tượng trong thí nghiệm, từ các phương trình phản ứng rút ra kết luận về khái niệm và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi (mức độ thông hiểu).

- Biết cách viết PTHH minh họa tính chất hóa học của muối, vận dụng một sốcông thức để giải quyết một số BTHH về tính chất hóa học của muối (mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao).

Với những yêu cầu về từng nhóm mục tiêu đã trình bày ở trên, người GV nên dựa vào chuẩn kiến thức để xác định được phần giảm tải kiến thức để tinh giản hóa kiến thức bài dạy. Trong việc lượng hóa đúng mục tiêu giảm tải kiến thức của bài dạy GV cần lưu ý phần định tính là trọng tâm cịn phần định lượng chỉ ở mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ đơn giản (mơn Hóa học ở cấp THCS thường chú trọng về phần định tính).

2.1.3.1. Đổi mới cách tổ chức các hoạt động học tập

Với nội dung kiến thức thuộc về khái niệm, định nghĩa, GV có thể dạy theo phương pháp quy nạp. Đầu tiên GV có thể đưa thí dụ, tranh ảnh hoặc sơ đồ… Từ các tư liệu, học liệu đưa ra, GV yêu cầu HS rút ra khái niệm.

Đối với kiến thức thuộc về diễn biến của phản ứng hóa học, GV có thể đưa tranh ảnh, sơ đồ, sau đó yêu cầu HS rút ra nội dung cốt lõi của diễn biến đó. Để có thể phát triển NL tư duy, sáng tạo của HS, GV có thể cho HS vận dụng giải BTHH sau khi học diến biến đó.

Đối với kiến thức thuộc dạng CTHH, GV có thể dạy theo phương pháp quy nạp. Nghĩa là từ kiến thức về lý thuyết kết hợp tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ… để rút ra công thức. Từ công thức, GV yêu cầu HS giải BTHH từ cơ bản đến nâng cao.

2.1.3.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá

Trong giáo dục có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, như kiểm tra viết (kiểm tra tự luận, kiểm tra trắc nghiệm, kết hợp kiểm tra tự luận và trắc nghiệm); kiểm tra miệng (trả bài, trình bày, tranh luận, thảo luận…) và kiểm tra lẫn nhau giữa các HS. “Dù hình thức kiểm tra nào đi nữa, mục đích của việc kiểm tra là đánh giá

chính xác q trình học tập của HS, phân loại được HS. Để có thể phân loại được học lực HS, bộ câu hỏi của GV phải theo hướng phát triển NL của người học Bộ câu hỏi phải đủ các cấp độ nhận thức” [35].

2.1.3.3. Đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động cho HS

Đầu tiên là lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho HS hoạt động. Khi soạn bài GV phải xác định được phần kiến thức mà HS phải thu thập liên quan đến hình thức hoạt động nào trong các loại hoạt động: hoạt động cá thể, hoạt động theo cặp, hoạt động theo nhóm, hoạt động lớp. SGK đã trình bày định hướng hoạt động dưới các đơn vị kiến thức. Mỗi đơn vị kiến thức, HS có thể lĩnh hội kiến thức thơng qua những hoạt động khác nhaumà GV có thể tổ chức.

Trong mỗi hoạt động, GV lựa chọn và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập xen lẫn với các yêu cầu để HShoạt động, tự phát hiện và lĩnh hộikiến thức mới. Hệ thống câu hỏi, bài tập của GV đều nhằm hướng dẫn HS tiếp cận, phát hiện và lĩnh hội kiến thức trong từng hoạt động giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học. Muốn vậy, GV phải giảm số câu hỏi, bài tập có yêu cầu thấp về mặt nhận thức, mang tính chất kiểm tra, chỉ yêu cầu nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, thường chỉ có một câu hỏi trả lời đúng, ngắn, không cần suy luận.

2.2. Nguyên tắc,quy trình lựa chọn và sử dụnghệ thống BTHH lớp 9 nhằm phát triển NLTH cho HS

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn hệ thống BTHH nhằm phát triển NLTH cho HS

Trong dạy học mơn Hóa học, BTHH được sử dụng rộng rãi nhằm hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều BTHH xa rời thực tiễn, quá chú trọng vào các thuật toán mà chưa quan tâm đến bản chất hóa học làm giảm giá trị của chúng. Các BTHH chứa đựng những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống còn rất thiếu.

Các nguyên tắc khi lựa chọn hệ thống BTHH nhằm củng cố kiến thức và phát triển NLTH cho HS. Hệ thống BTHH phải đáp ứng mục tiêu môn học. BTHH là một công cụ để tổ chức các hoạt động của HS nhằm củng cố và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết đã có, tiếp tục rèn luyện và hình thành các kỹ năng cơ bản. Mục tiêu của mơn Hóa học ở cấp THCS là cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kỹ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực, có nâng cao về hóa học và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu của hệ thống BTHH bao gồm tính chất của chất, ứng dụng của các chất trong đời sống, phương pháp sản xuất và điều chế các chất.

Những nội dung có trong hệ thống BTHH sẽ giúp HS có hệ thống kiến thức hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)