Công cụ đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng ma trận đề thi đánh giá kết quả học tập môn toán bậc THPT theo lý thuyết khảo thí hiện đại (áp dụng tại tỉnh nam định) (Trang 27 - 28)

1.2. Lý thuyết về kiểm tra đánh giá kết quả học tập

1.2.5. Công cụ đánh giá

Trong đánh giá, công cụ được hiểu là các phương tiện, kĩ thuật để đánh giá. Phương pháp cũng là một loại công cụ đánh giá. Trong xã hội hiện đại có nhiều loại cơng cụ phục vụ cho việc đánh giá HS như phòng thực nghiệm, phòng quan sát, các máy móc thiết bị hiện đại,....Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài chính. Ở nước ta hiện nay, khi đánh giá trong học tập, thường sử dụng 4 nhóm lớn sau đây: Đánh giá kiểu lựa chọn trả lời; Đánh giá bằng bài viết đủ dài; Đánh giá bằng thực hành; Đánh giá qua giao tiếp. Trong phạm vi luận văn này, tơi chỉ trình bày cách đánh giá bằng kiểu lựa chọn trả lời.

Trong nhóm này, thí sinh thường được cung cấp nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu lên vấn đề, cung cấp những thơng tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời từng câu bằng các phương án có sẵn hoặc bằng cụm từ ngắn gọn. Người ta thường gọi loại đánh giá này là

Trắc nghiệm khách quan (objective test). [4]

Phương pháp TNKQ có thể sử dụng rất tốt để đánh giá một lượng yếu tố kiến thức lớn phân tán và phủ kín cả các mục tiêu học tập cần đánh giá. Thế mạnh của phương pháp TNKQ là có thể triển khai đánh giá trên một quy mơ lớn thí sinh, với đề kiểm tra gồm nhiều câu hỏi bao phủ nhiều yếu tố kiến thức, được yêu cầu trả lời trong một thời gian tương đối ngắn. Ngồi ra, việc sử dụng cơng nghệ chấm điểm tự động, sử dụng các công nghệ đo lường hiện đại để thử nghiệm, tu chỉnh câu hỏi và thiết kế các đề kiểm tra phù hợp cũng là một ưu thế lớn của phương pháp này.

Theo tác giả Lâm Quang Thiệp, nhóm TNKQ có thể chia thành 4 dạng chính:

- Câu nhiều lựa chọn là câu hỏi đưa ra một nhận định và một số phương án trả lời, thí

sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng hoặc phương án tốt nhất.

- Câu đúng/ sai là đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phương án

đúng hay sai, hoặc có hay khơng.

- Câu ghép đôi là câu hỏi yêu cầu thí sinh phải ghép một dịng ở cột bên trái với một

dòng ở cột bên phải sao cho phù hợp theo yêu cầu nào đó.

- Câu điền khuyết là câu hỏi đưa ra một mệnh đề với một bộ phận để khuyết, thí sinh

phải nghĩ ra một nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống.

Trong khuôn khổ luận văn này chúng tơi sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn để thiết kế câu hỏi kiểm tra, từ đó xây dựng đề thi, câu hỏi TNKQ phục vụ KTĐG kết quả học tập của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng ma trận đề thi đánh giá kết quả học tập môn toán bậc THPT theo lý thuyết khảo thí hiện đại (áp dụng tại tỉnh nam định) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)