CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Kết quả phân tích cơ chế chia sẻ tri thức và mức độ tiếp nhận tri thức
2.3.4. Kết quả phỏng vấn
Khi tham gia cuộc phỏng vấn sâu về cơ chế chia sẻ tri thức và mức độ tiếp nhận tri thức của nhân viên tại Công ty, mỗi đối tượng khảo sát đều đưa ra ý kiến riêng của mình.
Thử nghiệm là hình thức tự mình trải nghiệm, làm việc để thu về tri thức và kinh nghiệm. Đôi khi trong công ty, các công việc phát sinh và gặp trở ngại. Đây đều là những việc chưa từng làm nhưng trong môi trường làm việc, không thể chỉ chờ được hướng dẫn chi tiết hay cấp trên giải quyết công việc thay mà phải bắt tay làm. Khi đi làm thì khác với khi cịn đi học, chưa làm bao giờ thì làm rồi sẽ biết. Hơn nữa cấp trên để nâng cao tri thức của nhân viên sẽ giao một số cơng việc ngồi nghiệp vụ của bản thân. Mức độ tiếp nhận tri thức qua hình thức này được đánh giá là có hiệu quả tốt. Kết quả phỏng vấn sâu 10 nhân viên cho thấy hình thức thử nghiệm có hiệu quả đến mức độ tiếp nhận tri thức của nhân viên. Chị Lê Tuyết Nhung – 29 tuổi, là một chuyên viên thủ tục chia sẻ rằng: “bản thân tự làm,
tự rút ra kinh nghiệm, khi đi làm không thể chỉ chờ người khác cầm tay chỉ việc, việc tiếp thu kinh nghiệm hiệu quả nhất chính là tự trải nghiệm”. Chị Mai và anh
Giang cũng có cùng quan điểm trên. Chị Mai cho biết: “bản thân là một chuyên
viên tuyển dụng, chị tích luỹ kinh nghiệm hầu như là qua hình thức thử nghiệm, mỗi lần gọi điện cho ứng viên chị lại rút ra kinh nghiệm cho bản thân và thực hiện tốt hơn vào lần gọi sau. Gọi cho ứng viên phải khéo, cũng như gọi cho khách hàng vậy, họ cần mình nhưng mình cũng cần họ. Đặc biệt khi trao đổi với ứng viên về thu nhập làm sao deal lương phù hợp với công ty lại không khiến ứng viên cảm thấy khơng hài lịng. Tất cả đều là kinh nghiệm chị tự mình học hỏi được sau mỗi lần phỏng vấn, tiếp xúc với ứng viên.” Theo quan điểm của anh Giang về hình
thức thử nghiệm, anh chia sẻ “Theo anh, hình thức này rất có hiệu quả trong việc
chia sẻ tri thức. Là một nhân viên thiết kế, thì tri thức ngồi được đào tạo thì phần lớn do bản thân trải nghiệm sáng tạo. Quan sát và học hỏi từ đó tự sáng tạo thiết kế của riêng mình kinh nghiệm thu được sẽ nhiều hơn trao đổi giao lưu đơn thuần.”
Từ tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu của 10 nhân viên, tác giả thấy rằng, cơ chế hình thức giao lưu xã hội được sử dụng nhiều nhất trong việc chia sẻ tri thức tại cơng ty. Cơng ty tuy khơng có nơi ăn trưa riêng hay phòng riêng để trò chuyện nhưng giao lưu không hề bị cản trở. Mỗi tháng tổ chức hoạt động chúc mừng sinh nhật cho nhân viên tại phòng họp, tổ chức các sự kiện đặc biệt khuyến khích nhân viên tham gia (sự kiện 1/6 cho các nhân viên và các con các cháu của nhân viên,...). Đặc biệt ln có các hoạt động Team building, nghỉ mát nâng cao tinh thần cho nhân viên, nâng cao sức khỏe, gắn kết mọi người. Theo chị Hàn, chị Diễm, chị Nhung chia sẻ “khơng gì nhanh nhất bằng trao đổi giao lưu, mọi người trong phòng giao lưu vài ba câu là nắm được khơng ít thơng tin, tri thức”. Anh Ngọc
cũng có cùng quan điểm “Anh mới vào công ty nhưng chỉ tiếp xúc với mọi người
trong phịng 1,2 buổi đầu là có thể quen với cơng việc, nắm được cách thức làm việc”. Anh Giang và chị Hằng thì cho biết “Sau khi tham gia một số hoạt động, sự kiện của Công ty, anh, chị hiểu rõ hơn về Công ty cũng như ngành nghề bất động sản”. Anh Phúc, anh Phương, chị Hàn và chị Mai cũng đều đồng quan điểm
với mọi người rằng hình thức giao lưu xã hội được sử dụng nhiều nhất trong việc chia sẻ tri thức tại Công ty Cổ phần Virex. Chị Hàn chia sẻ “chị là người hướng
ngoại, thích giao tiếp và chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân cho mọi người trong phòng và chị nghĩ rằng giao lưu xã hội có hiệu quả nhất trong việc chia sẻ tri thức”.
Cơ chế tiếp theo được nhắc đến là phối hợp tổ chức là hình thức khác với giao lưu xã hội, trực tiếp liên quan đến công việc, là một phần trong hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp (như các cuộc họp giao ban,...). Cuộc họp
giao ban được tổ chức mỗi thứ 2 đầu tuần nhằm báo cáo công việc trong tuần và lên kế hoạch cho tuần tiếp theo. Các trưởng bộ phận và các nhân viên nêu lên các khó khăn trở ngại trong cơng việc và các cấp lãnh đạo đề ra phương hướng giải quyết, truyền đạt kinh nghiệm trong việc xử lý công việc. Để thể hiện rằng hình thức phối hợp tổ chức ảnh hưởng đến mức độ tiếp nhận tri thức, chị Linh cho biết
“Các cuộc họp giao ban thường diễn ra thường xuyên và báo cáo các cơng việc trong tuần, đó là lúc chia sẻ cơ hội và thách thức trong công việc, các vấn đề của công ty phải giải quyết, là nơi tích luỹ những kiến thức trực tiếp liên quan đến cơng việc có lợi cho nhân viên. Chị đã học hỏi được khá nhiều tri thức trong các cuộc họp của công ty”. “Khác với giao lưu xã hội chỉ là chia sẻ đơn thuần và đôi khi những tri thức được tiếp nhận không liên quan đến công việc tuy là không phải không cần đến. Kinh nghiệm liên quan đến cơng việc thì vẫn cần thiết hơn và chị nghĩ hình thức phối hợp tổ chức sẽ đem lại hiệu quả trong chia sẻ tri thức.”, chị
Diễm cũng có cùng quan điểm chia sẻ.
Cơ chế đào tạo – kèm cặp được đánh giá là cơ chế đem lại hiệu quả cao trong thu nhận tri thức. Cách một vài tháng, các buổi đào tạo cho nhân viên sẽ mở để các nhân viên đăng ký tham gia, đây là yêu cầu bắt buộc đối với những nhân viên chính thức. Đặc biệt sẽ có buổi đào tạo riêng cho nhân viên kinh doanh để nâng cao nghiệp vụ bán hàng. Ngoài ra, những nhân viên mới vào công ty sẽ được cấp trên và nhân viên cũ hướng dẫn chỉ bảo tận tình để người mới tiếp nhận được công việc. Được đào tạo, kèm cặp tại chỗ sẽ khiến người tiếp nhận nắm vững những tri thức được chia sẻ. Tuy khi đi làm, đôi lúc được cầm tay chỉ việc nhưng tự mình học hỏi vẫn là quan trọng nhất. Đó là hai ý kiến trái chiều trong chia sẻ của các anh chị nhân viên. Bên cạnh đó các khố tập huấn cũng được đánh giá là hiệu quả khi nhân viên nắm vững tri thức sau quá trình tập huấn. Anh Phương chia sẻ “Anh chưa từng làm nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, sau một
tuần được đào tạo tại công ty anh đã nắm vững cách thức trao đổi với khách hàng và đã bán được căn đầu tiên. Thực sự khoá đào tạo rất hiệu quả theo đánh giá
của anh. Anh mong rằng công ty sẽ tổ chức thêm nhiều khoá tập huấn, đào tạo cho nhân viên phát triển, nâng cao trình độ nghiệp vụ.”. Anh Ngọc và anh Phúc
cũng có cùng quan điểm với anh Phương. Các buổi đào tạo không chỉ nâng cao trình độ cho nhân viên mà cịn chia sẻ những kinh nghiệm trong công việc. Chia sẻ tri thức qua cơ chế này mức độ tiếp nhận không chỉ ở hiểu biết mà cịn có thể đến thực hành.
Tóm lại, có thể thấy, các cơng việc của những người tham gia phỏng vấn có tính chất, đặc thù riêng: các vị trí phịng CSKH cơng việc liên quan đến khách hàng và các thủ tục, hợp đồng mua bán; các vị trí phịng HCNS cơng việc liên quan đến nhân sự, tuyển dụng, hành chính; các vị trí phịng MKT cơng việc liên quan đến quảng cáo, truyền thơng, thiết kế,... Tuy nhiên, các hình thức chia sẻ vẫn được sử dụng mà không phân biệt giữa các chức vụ và vị trí cơng việc. Những người tham gia phỏng vấn đánh giá trên cảm nhận của bản thân dựa vào cơng việc của họ và thấy hình thức nào phù hợp để chia sẻ tri thức. Hình thức thử nghiệm được lựa chọn bởi những người tham gia phỏng vấn ở vị trí cơng việc: chun viên thủ tục, chuyên viên tuyển dụng, nhân viên thiết kế. Giao lưu xã hội là hình thức chia sẻ nhanh và bất cứ vị trí cơng việc cũng có thể chia sẻ và tiếp nhận tri thức. Phối hợp tổ chức là hình thức được những người có chức vụ nhân viên marketing online và chuyên viên CSKH (bàn giao) lựa chọn phù hợp để chia sẻ tri thức. Những người tham gia phỏng vấn ở vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên thiết kế và trưởng phịng pháp chế lựa chọn hình thức đào tạo – kèm cặp.