Một số ý kiến về cơ chế chia sẻ tri thức nhằm nâng cao mức độ tiếp

Một phần của tài liệu Cơ chế chia sẻ tri thức và mức độ tiếp nhận tri thức của nhân viên tại công ty cổ phần virex (Trang 50 - 58)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Một số ý kiến về cơ chế chia sẻ tri thức nhằm nâng cao mức độ tiếp

tri thức tại Công ty Cổ phần Virex

Trong nền kinh tế tri thức, giá trị của mỗi doanh nghiệp khơng cịn nằm ở tài sản hữu hình mà ẩn chứa trong tài sản tri thức. Vì vậy, để có thể nâng cao mức độ tiếp nhận tri thức cho nhân viên, công ty phải nhận thức và xác định:

(1) Yếu tố con người đóng vai trị quan trọng và tiên quyết trong quá trình sáng tạo tri thức.

(2) Các tri thức mới thường được phát sinh trong quá trình làm việc.

(3) Triết lý, tầm nhìn và sự ủng hộ của lãnh đạo đóng vai trị quyết định đối với việc tạo ra tri thức mới trong tổ chức.

Những nhận thức này sau đó cần được lãnh đạo cơng ty chuyển hóa thành các hành động cụ thể sau:

- Hình thành và bổ sung chiến lược phát triển doanh nghiệp dựa trên tri thức, từ đó xây dựng văn hóa doanh nghiệp định hướng quản trị dựa vào tri thức nhằm tạo điều kiện cho nhân viên hịa vào mơi trường sáng tạo tri thức và chia sẻ chúng. - Xây dựng hệ thống và quy trình chia sẻ thơng tin, tri thức trong doanh nghiệp, tăng cường các kỹ năng chia sẻ thông tin, tri thức cho cán bộ, nhân viên và khách hàng của doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận thơng tin về doanh nghiệp một cách nhanh chóng, đồng thời hợp tác, hỗ trợ khách hàng trong việc chia sẻ kiến thức nhằm thúc đẩy quá trình hình thành quản trị tri thức.

người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo nội bộ, người có kinh nghiệm đào tạo, hướng dẫn cho người mới.

- Tăng cường nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, công nghệ và đổi mới sản phẩm. Khuyến khích và tăng tính tự chủ trong các hoạt động sáng tạo tri thức bên trong doanh nghiệp.

- Để khuyến khích nhân viên sáng tạo tri thức, doanh nghiệp cần tơn trọng nhân viên, có phần thưởng kịp thời cho nhân viên khi họ đóng góp được những sáng kiến quan trọng cho doanh nghiệp.

Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng việc quản lý và khai thác có hiệu quả tri thức đóng vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, tác giả đã đưa ra một số gợi ý cho công ty trong quá trình thực hiện nâng cao chia sẻ tri thức.

Thay đổi văn hóa cơng ty theo hướng khuyến khích sự chia sẻ, giúp nhân viên hiểu được “tri thức là quyền lực, nhưng chia sẻ tri thức thì mang lại quyền lực lớn hơn”.

Nếu nhân viên nghĩ rằng phải nhận trước rồi mới cho sau thì sẽ cản trở chia sẻ tri thức, nhưng nếu họ nhận thức được rằng, cứ cho đi rồi sẽ nhận lại được thì sẽ góp phần thúc đẩy chia sẻ tri thức. Cần xây dựng văn hóa tổ chức hướng tới việc nâng cao nhận thức “càng chia sẻ nhiều, càng nhận lại nhiều”, điều này sẽ góp phần thúc đẩy chia sẻ tri thức bên trong công ty.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy hành vi chia sẻ hơn nữa, công ty nên phát triển mối quan hệ xã hội cho nhân viên bằng nhiều hình thức khác nhau như cho nhân viên đi du lịch chung, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, các hoạt động văn hóa, thể thao chung… Từ đó, các nhân viên sẽ cảm thấy gắn bó hơn, thoải mái hơn và sẽ có thái độ tốt hơn với hành vi chia sẻ tri thức.

Công ty cũng cần khắc phục tâm lý sợ mất quyền lực hay sức ảnh hưởng của nhân viên, có như thế, hành vi chia sẻ tri thức mới tăng lên.

Tâm lý e dè, ngại ngùng, lo sợ mất đi vị trí độc tơn hoặc lo sợ chia sẻ những kinh nghiệm thất bại sẽ bị đánh giá là kém năng lực đã làm cho hành vi chia sẻ tri thức bị hạn chế. Như vậy, để giúp nhân viên gạt bỏ tâm lý tiêu cực này, cơng ty cần xây dựng lịng tin giữa các nhân viên và thái độ "win to win", nghĩa là cả 2 bên cùng có lợi khi chia sẻ sự hiểu biết và tri thức mà khơng mất đi vị trí độc tơn.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Ở chương này, tác giả đã nêu lên được những ý kiến về cơ chế chia sẻ tri thức cũng như gợi ý nhằm nâng cao hoạt động chia sẻ tri thức.

Bên cạnh những gợi ý để nâng cao hoạt động chia sẻ tri thức đã nêu trên thì tác giả cũng đã đưa ra được những phương hướng và mục tiêu chiến lược của công ty trong những năm tới.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về cơ chế chia sẻ tri thức nhằm nâng cao mức độ tiếp nhận tri thức tại công ty là một đề tài không hề đơn giản. Cần phải nghiên cứu xem các cơ chế hoạt động ra sao và hiệu quả như thế nào đến mức độ tiếp nhận tri thức của nhân viên trong công ty.

Qua những nghiên cứu tổng hợp từ các mơ hình lý thuyết về chia sẻ tri thức tại cơng ty, tác giả đã thấy được những khía cạnh tác động lên hành động chia sẻ tri thức và mức độ tiếp nhận tri thức của nhân viên tại cơng ty. Bên cạnh đó, tác giả cùng thấy rằng tri thức có vai trị và ý nghĩa vơ cùng quan trọng đến sự phát triển lâu dài của công ty.

Qua đề tài nghiên cứu: “Cơ chế chia sẻ tri thức và mức độ tiếp nhận tri

thức của nhân viên tại Công ty Cổ phần Virex”, tác giả đã phần nào hiểu được

việc làm như thế nào để có thể nâng cao tinh thần chia sẻ tri thức cũng như cải thiện mức độ tiếp nhận tri thức của nhân viên trong công ty.

Từ đó, đưa ra được những ý kiến nâng cao hoạt động chia sẻ tri thức của nhân viên tại công ty. Hy vọng bài nghiên cứu sẽ phần nào giúp cho công ty đạt được những kết quả tốt hơn trong tương lai cũng như những định hướng đẩy mạnh chia sẻ tri thức trong công ty được phát triển và nâng cao hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồn Bảo Sơn và Hà Minh Trí (2020), “Vốn xã hội, chia sẻ tri thức và hiệu

quả làm việc của nhân viên trong khu vực cơng tại tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí

Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 15.

2. Nguyễn Hữu Nghị và Mai Trường An (2018), “Mối quan hệ giữa chia sẻ tri

thức, sự hài lịng trong cơng việc và hiệu suất làm việc: Trường hợp các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”,

Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 13.

3. Phạm Quốc Trung và Lạc Thái Phước (2014), “Nâng cao động lực chia sẻ tri

thức của các nhân viên công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3”, Tạp chí

Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 10.

4. ThS. Nguyễn Quỳnh Hoa (2018), “Chia sẻ tri thức: Chìa khố trong quản trị

tri thức tại các trường đại học thời kì đổi mới”, Tạp chí Cơng thương, số 10.

5. TS. Nguyễn Ngọc Thắng (2011), “Quản trị dựa vào tri thức: Kinh nghiệm từ

Nhật Bản”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 27.

6. Al-Alawi I.A., Al-Marzooqi Y.N., và Mohammed F.Y. (2007), “Organizational culture and knowledge sharing: critical success factors”,

Journal of Knowledge Management, 11(2), 22-42.

7. Burgess D. (2005), “What motivates employees to transfer knowledge outside

their work unit?”, Journal of Business Communication, 42 (4), 324-348.

8. Cabrera A., Collins W.C., và Salgado J.F. (2006), “Determinants of individual

engagement in knowledge sharing”, International Journal of Human Resource Management, 17, 245-264.

9. Kimiz D. (2005), “Knowledge management in theory and practice”, Oxford,

Elsevier, UK.

10. Lee J., và Ahn J.H (2007), “Reward systems for intra-organization”,

11. Nonaka, I. (1991), “The knowledge-creating company”, Harvard Business Review, 96-104.

12. Nonaka, I., Toyama, R. and Hirata, T. (2010), “Managing flow”, Palgrave Macmillan, London.

13. Nguyễn Vinh, “Tri thức, quản trị tri thức và kinh tế tri thức”, https://lienhiephoi.soctrang.gov.vn/index.php/tu-v-n-ph-n-bi-n-va-gdxh/nh- ng-v-n-d-chung-v-tu-v-n-ph-n-bi-n-va-giam-d-nh-xa-h-i/309-tri-th-c-qu-n-tr- tri-th-c-va-kinh-t-tri-th-c.

14. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Virex năm 2019, 2020, 2021.

15. Các văn bản do phịng Hành chính nhân sự lưu trữ về việc thành lập công ty, thành lập các phịng ban, mơ hình tổ chức hoạt động của Công ty Cổ phần Virex.

PHỤ LỤC Nội dung câu hỏi phỏng vấn

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CÁC CƠ CHẾ CHIA SẺ TRI THỨC ĐẾN MỨC ĐỘ TIẾP NHẬN TRI THỨC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN VIREX I Thông tin người được phỏng vấn

1. Họ và tên 2. Giới tính  Nam  Nữ 3 Tuổi 4 Vị trí chức danh 5 Phịng/Ban

II Thông tin chung

1. Thời gian làm việc tại cơng ty?

2.

Anh/chị cảm thấy hình thức chia sẻ nào hiệu quả nhất?

4.

Mức độ tiếp nhận tri thức qua mỗi hình thức theo cảm nhận của anh/chị?

5.

Khi chia sẻ tri thức anh/chị gặp khó khăn gì ?

6.

Động cơ nào khiến anh/chị sẵn sàng chia sẻ, hay giấu đi kiến thức, kinh nghiệm mà mình biết?

7.

Anh/Chị đã từng được chia sẻ tri thức qua những hình thức nào?

8.

Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên như thế nào? Tình hình chia sẻ tri thức giữa đồng nghiệp, cấp trên, người mới, người cũ trong công ty theo cảm nhận của anh/chị?

Một phần của tài liệu Cơ chế chia sẻ tri thức và mức độ tiếp nhận tri thức của nhân viên tại công ty cổ phần virex (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)