Thực trạng kinh doanh

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần thiết bị y tế giáo dục việt nhật (Trang 34 - 38)

5. Kết cấu của đề tài

2.2 Thực trạng kinh doanh và nhập khẩu của Công ty cổ phần Thiết bị Y tế

2.2.1 Thực trạng kinh doanh

2.2.1.1 Cơ cấu sản phẩm kinh doanh

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đi kèm với nhiều sự thay đổi về mặt hàng sản phẩm nhằm thích ứng với nhu cầu của thị trường, hiện tại số lượng các mặt hàng của công ty ngày một đa dạng và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Chất lượng của các mặt hàng ln được chú trọng vì thế lịng tin của khách hàng với doanh nghiệp ngày càng tăng. Qua quá trình nghiên cứu, đánh

giá và thử nghiệm cơng ty đã thực hiện kinh doanh một số mặt hàng trọng yếu trong những năm qua:

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu sản phẩm kinh doanh

Đơn vị: %

Nguồn: Phịng xuất nhập khẩu, 2021

Trong đó,

Hệ thống hồn thiện sản phẩm:

Phun cát – Phun bi, Sơn bột tĩnh điện, Sơn nước, Mạ quét phục hồi, thiết bị nâng hạ, Máy hàn mạ sắt, máy hàn – cắt oxy plasma, máy cán ren thủy lực, Máy cắt, hàn công nghệ cao

Thiết bị gia công kim loại tấm:

Máy cắt tôn, Máy sấn tôn thủy lực, máy ép song động, máy nắn phẳng tôn,… Máy gia công cắt gọt kim loại: Máy tiện thông thường, Máy tiện tự động CNC (CNC Lathe), Bàn dao tự động máy tiện (CNC), Dao cắt hợp kim, Máy phay tự động CNC, Máy mài dao cắt, máy mài đứng + trịn,...

An tồn lao động: Găng tay, mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ,… Thiết bị kho hàng: Xe đẩy, kẹp thép, giá đỡ,..

Điện tử máy tính linh kiện Mặt hàng khác: Bán buôn dụng cụ y tế, vải, hàng dệt may,…

Qua thống kê từ cơng ty có thể thấy các mặt hàng được công ty nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngồi. Vì mặt hàng chủ lực của cơng ty đa phần là những sản phẩm lớn, hạng nặng nên các mặt hàng được nhập khẩu phần lớn dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng, đặc biệt là cách doanh nghiệp chế xuất, xây dựng.

2.2.1.2 Doanh thu và lợi nhuận

Khi đại dịch xảy ra trên toàn cầu, tăng trưởng kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010, các biện pháp kinh tế và phịng dịch được chính phủ Việt Nam thực hiện. Nhiều hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt đồng đầu tư, xây dựng, thương mại,,, trên toàn cầu. Giá thành sản phẩm theo đó cũng bị tăng cao khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, nguồn cung lao động không đủ để phục vụ sản xuất cũng như vận chuyển, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tạm dừng hoạt động,.. Tuy nhiên với sự đầu tư tìm hiểu về thị trường, nhu cầu người tiêu dùng cũng như sự nhanh nhạy trong thương trường của ban lãnh đạo, Công ty cổ phần Thiết bị Y tế - Giáo dục Việt Nhật tuy rằng có sự giảm sút về doanh thu nhưng cũng nhanh chóng khơi phục lại việc kinh doanh.

 Kết quả kinh doanh của công ty

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính, 2018 - 2021

Năm 2019 doanh thu là 219,701 triệu đồng tăng 6,329 triệu đồng tương ứng với 3% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 là 3,749 triệu đồng giảm 3,167 triệu đồng (50%) so với năm 2018 đó là do trong năm 2019 chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng mạnh từ 203,734 triệu đồng lên 214,332 triệu đồng tương đương 6%. Trong khi doanh thu chỉ tăng 5,921 triệu đồng so với 2018.

Giá vốn hàng bán của cơng ty được duy trì ở mức tỷ trọng lớn và ổn định so với doanh thu trong khoảng 93-94%, trong đó năm 2020-2021 ở mức 94% cao hơn

Nội dung 2018 2019 2020 2021

1. Doanh thu 213,780 219,701 191,121 221,016

2. Tổng chi phí 206,100 215,951 188,348 217,598

- Chi phí sản xuất kinh doanh 203,734 214,332 187,180 216,337

+ Giá vốn hàng bán 196,145 204,149 179,037 207,569

+ Chi phí quản lý và chi phí khác 4,747 5,892 5,414 5,512

+ Chi phí bán hàng 2,842 4,291 2,729 3,256

- Chi phí tài chính: 2,366 1,619 1,168 1,261

so với năm 2019. Chi phí tài chính của cơng ty chủ yếu là chi phí lãi vay do cơng ty sử dụng dụng địn bẩy tài chính là vay ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Do tình hình kinh doanh trở nên khó khăn do dịch bệnh, năm 2020 và năm 2021 công ty đã cắt giảm dư nợ vay để đảm bảo khả năng chi trả gốc và lãi. Điều này lý giải việc chi phí lãi vay của cơng ty năm 2020 là 924 triệu đồng giảm 38% so với năm 2019, năm 2021 là 1008,8 triệu đồng tăng nhẹ 9% so với năm 2020.

Trong năm 2020, doanh thu của công ty là 191,121 triệu đồng giảm 28,489 triệu đồng tương ứng 13% so với năm 2019. Nguyên nhân giảm trong năm 2020 là do ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Việc nhập khẩu của công ty bị chậm trễ, giá nhập hàng về cao do các nước xuất khẩu cũng đang thực hiện cơng tác phịng chống dịch nghiêm ngặt. Điều này dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hố tăng cao, nguồn cung hàng hố thấp khiến cho giá nhập vào của các doanh nghiệp nhập khẩu tăng lên. Nhưng doanh thu của công ty đang có bước hồi phục tăng 16% trong năm 2021, mức doanh thu đạt được trong năm này là 221,016 triệu đồng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp của cơng ty năm 2018 là 4,747 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2.3% doanh thu. Trong năm 2019, 2020 và 2021, cơng ty duy trì được mức tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức ổn định và thay đổi không đáng kể so với năm trước đó lần lượt là 2,68%, 2,8% và 2,4%. Chi phí quản lý của cơng ty bao gồm: chi phí lương nhân viên, tiền cơng, chi phí khấu hao tài sản cố định, các loại thuế phí, chi dịch vụ mua ngồi (điện, nước, điện thoại, xăng dầu,….)

 Doanh thu và lợi nhuận

Biểu đồ 2.4 Doanh thu và lợi nhuận của công ty

Đơn vị: triệu đồng

Trong năm 2021 công ty đã khôi phục được phần nào hoạt động kinh doanh nhưng cũng có thể thấy Covid 19 đã ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển, nhập khẩu khiến cho giá hàng hóa tăng cao. Dù tổng doanh thu 2021 cao hơn 2019 vào 220,842 triệu đồng so với 219,603 nhưng sau khi thanh toán các khoản chi phí lợi nhuận thu về chỉ đạt 2,832.

Lợi nhuận sau thuế của cơng ty nhìn chung có chiều hướng giảm trong 4 năm hoạt động từ 2018-2021 bởi ảnh hưởng của covid 19 bùng phát vào năm 2020. Các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bị hạn chế bởi các chỉ thị giãn cách. Năm 2019, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm khá sâu từ 6,383 triệu đồng xuống còn 3,749 triệu đồng tương đương khoảng 50% bởi các khoản chi phí từ thuế, lãi, nhân cơng, mặt bằng,… mà cơng ty chưa xử lý tốt gây ra.

Chưa kịp khắc phục những lỗi mắc phải từ 2019. Tới năm 2020 công ty phải đón nhận yếu tố khách quan tác động mạnh tới thị trường là covid 19. So với năm 2019 với lợi nhuận sau thuế là 3,216 triệu đồng thì năm 2020 số tiền công ty thu về giảm 17% tương đương 2,668 triệu đồng. Doanh nghiệp hoạt động có lãi, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh nên doanh thu và lợi nhuận đều giảm nhẹ. Để đạt được những điều này có thể thấy ban lãnh đạo của cơng ty đã quan tâm tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ cơng nhân viên cơng ty. Từ đó đã tạo được môi trường làm việc lành mạnh giúp nhân viên có điều kiện thể hiện hết năng lực bản thân giúp công ty đứng vững trên thị trường trong thời gian dịch bệnh Covid 19.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần thiết bị y tế giáo dục việt nhật (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)