Các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình nhập khẩu

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần thiết bị y tế giáo dục việt nhật (Trang 47 - 52)

5. Kết cấu của đề tài

2.2 Thực trạng kinh doanh và nhập khẩu của Công ty cổ phần Thiết bị Y tế

2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình nhập khẩu

2.3.3.1 Nhân tố chủ quan a. Vốn kinh doanh

Điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được chỗ đứng của mình là vốn kinh doanh. Ngồi ra cịn là điều kiện thuận lợi tạo nên sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường, dưới tác động của quy luật cạnh tranh, cùng với khát vọng lợi nhuận, các doanh nghiệp phải không

ngừng phát triển vốn kinh doanh của mình, cho nên nhu cầu về vốn kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn.

Để đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tất yếu các doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình cơng nghệ, đa dạng hố sản phẩm, hạ giá thành. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ mạnh, điều này đã trở thành động lực và là yêu cầu cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp. Chỉ có vốn trong tay mới có thể giúp doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa sản xuất, tồn tại trong mơi trường cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

Thơng qua sự vận động của vốn kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính như: hiệu quả sử dụng vốn, hệ thống thanh toán, hệ số sinh lời, cơ cấu các nguồn vốn và cơ cấu phân phối sử dụng vốn… mà quản lý có thể nhận biết được trạng thái vốn trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.Với khả năng đó, nhà quản lý có thể phát hiện ra các khiếm khuyết và ngun nhân của nó để điều chỉnh q trình kinh doanh nhằm mục tiêu đã định. Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện tiến bộ của khoa học- kỹ thuật, công nghệ phát triển cao. Nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng nên việc tổ chức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Huy động vốn đầy đủ và kịp thời có thể giúp doanh nghiệp chớp thời cơ kinh doanh, tạo được lợi thế trong cạnh tranh.

b. Nguồn nhân lực

 Nhân viên trong công ty

Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn; mở của kinh tế, tồn cầu hóa và hội nhập đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, cơ cấu việc làm cũng thay đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang cơng nghiệp và dịch vụ. Trong bối cảnh đó, sự phát triển của thị trường lao động tác động chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bởi thông tin lao động việc làm là toàn diện, sự cạnh tranh việc làm trở nên gay gắt nhằm thu hút lao động có chất lượng và số lượng phù hợp với yêu cầu của sản xuất.Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc.

Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lịng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành cơng của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

Tiền lương là thu nhập chính, có tác động trực tiếp đến người lao động. Một trong những mục tiêu chính của người lao động là làm việc để được đãi ngộ xứng đáng. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là cơng cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản trị nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.

 Nhà quản trị

Nhà quản trị là người ln đi đầu, tiên phong lãnh đạo và chỉ dẫn nhân viên của mình, đơn thúc cơng việc và quản lý cơng việc của họ. Sự thành công của một của một doanh nghiệp là do cái tâm, công sức và khả năng nhìn xa trơng rộng của các nhà quản trị quyết định. Họ thể hiện vai trị lãnh đạo sáng suốt của mình ở chỗ biết kết hợp nhu cầu cá nhân của từng thành viên trong tổ chức với mục tiêu chung của tổ chức, từ đó thúc đưa ra các định hướng phù hợp với doanh nghiệp.

Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành cơng.

Nhà quản trị có nhiệm vụ thu thập thơng tin qua việc xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh của tổ chức để nhận biết những tin tức, những hoạt động hay sự kiện có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhà quản trị đóng vai trị là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên, tránh tình trạng bất cơng vơ lý gây nên sự hoang mang và thù ghét trong nội bộ doanh nghiệp. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ.

c. Tồn kho

Tồn kho là cần thiết và với một khối lượng phù hợp với điều kiện hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nó khơng gây nguy hiểm. Khi giữ lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể giảm được một số chi phí, hoặc chi phí bỏ ra thấp hơn ban đầu như chi phí chất lượng khởi động.

Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho không đủ cung thì doanh số bán hàng sẽ giảm, ngồi ra do khơng kịp cung cấp sản phẩm theo nhu cầu nên khách hàng chắc chắn sẽ chuyển sang mua hàng của các đối thủ cạnh tranh.

Hàng tồn kho quá thấp khiến doanh thu bị ảnh hưởng, tuy nhiên nếu số lượng hàng tồn kho q cao thì ngồi việc hàng hóa dự trữ lâu sẽ hư hỏng, hao hụt chất

lượng gây khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thì một số các chi phí sau đây sẽ đội lên cao hơn như:

Chi phí tồn trữ : Là chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ như tiền thuê kho bãi, bảo hiểm nhà kho, chi phí về thiết bị phương tiện, chi phí cho nhân lực hoạt động giám sát quản lý, chi phí quản lý điều hành kho hàng, chi phí hao hụt mất mát…

Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: nếu lượng bán thành phẩm tồn kho q

lớn thì nó làm cản trở hệ thống sản xuất. Thời gian cần để sản xuất, phân phối các đơn hàng của khách hàng gia tăng thì khả năng đáp ứng những thay đổi các đơn hàng của khách yếu đi.

Chi phí cho sự phối hợp sản xuất: Do lượng tồn kho quá lớn làm cản trở quy

trình sản xuất nên nhiều lao động được cần đến để giải tỏa sự tắc nghẽn, giải quyết những vấn đề tắc nghẽn liên quan đến sản xuất và lịch trình phối hợp.

Chi phí về chất lượng của lơ hàng lớn: Khi sản xuất những lơ hàng có kích

thước lớn sẽ tạo nên tồn kho lớn. Trong vài trường hợp, một số sẽ bị hỏng và một số lượng chi tiết của lô sản xuất sẽ có nhược điểm. Nếu kích thước lơ hàng nhỏ hơn có thể giảm được lượng kém phẩm chất.

Bảng 2.3 Hàng tồn kho của công ty năm 2020

Đơn vị: VND

Số cuối năm Số đầu năm

Hàng hóa 1.829.955.240 2.432.880.263

Nguyên Liệu vật liệu 2.680.927.901 3.303.983.096

Công cụ dụng cụ 55.272.598 57.202.743

Thành phẩm 9.485.572.415 5.982.572.777

Tổng cộng 14.051.728.154 11.776.638.879

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính 2020

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc lưu kho sản phẩm, công ty luôn đặc biệt trú trọng số lượng và giá trị sản phẩm còn tồn lại trong kho. Qua bảng số liệu có thể thấy giá trị hàng hóa cuối năm đạt hơn 2 tỷ đồng so với đầu năm là 1 tỷ 829 triệu đồng. Bên cạnh đó hàng hóa được lưu thơng thuận lợi giúp cho số lượng thành phẩm giảm thể hiện qua giá trị từ 9,485 triệu đồng xuống còn 5,982 triệu đồng.

2.3.3.2 Nhân tố khách quan a. Hệ thống luật pháp và thuế quan

Hệ thống biểu thuế, đặc biệt là thủ tục Hải quan cịn rườm rà, chi phí ngồi hóa đơn cịn nhiều,... do đó chi phí giao nhận ở Việt Nam còn khá cao so với các nước khác. Ví dụ như các quyết định miễn thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính chỉ gửi tới cục Hải quan các địa phương, trong khi đó thuế phát sinh khi các doanh nghiệp mở tờ khai hàng nhập khẩu lại ở các chi cục Hải quan. Vì vậy nhiều khi do khơng nhận được các quyết định miễn thuế kịp thời nên các chi cục Hải quan vẫn yêu các doanh nghiệp phải sớm giải quyết miễn thuế hoặc nộp thuế cho tờ khai đó. Trên tờ khai có rất nhiều thơng tin cần điền, các loại mã như mã cảng, mã loại hình,.. nếu điền sai, thiếu, người khai Hải quan phải thực hiện sửa đổi, bổ sung. Khi đó tờ khai chỉ có thể được phân vào luồng vàng, đỏ gây tốn thời gian và chi phí thơng quan hàng hóa trong hoạt động giao nhận.

Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Đây là biện pháp quan trọng nhất để thực hiện chính sách thương mại. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập nên công ty cũng cần luôn tuân theo đúng quy định của nhà nước. Tuy nhiên, nếu thuế và các khoản phải nộp vào nhà nước cao thì giá cả hàng hóa sẽ tăng từ đó hạn chế sức cạnh tranh của mặt hàng trên thị trường. Thuế nhập khẩu làm cho giá trị hàng hoá trong nước cao vượt hơn mức giá nhập khẩu và chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế này. Điều đó đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu và làm hạn chế mức nhập khẩu.

b. Cạnh tranh và giá cả

Trong sự phát triển của cơ chế thị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn. Công ty cổ phần Thiết bị Y tế - Giáo dục Việt Nhật có quy mơ chưa lớn, tuổi đời và kinh nghiệm thương trường còn hạn chế. Những khách hàng lớn thường ưu tiên lựa chọn những đối tác lâu năm và có nhiều danh tiếng trên thị trường. Tuy mặt hàng nhập khẩu của cơng ty khơng có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng lại là mặt hàng sản phẩm cần có nguồn tài chính lớn. So với nhiều doanh nghiệp khác cơng ty hiện vẫn đang hồn thiện và phát triển nên khả năng cạnh tranh trên thị trường cịn chưa cao, chưa mở rộng được mạng lưới ngồi những khách hàng thân quen

Việc nhập khẩu những mặt hàng thiết bị máy móc lớn, chưa có khả năng sản xuất tại Việt Nam nên công ty đã tránh được việc phải cạnh tranh với các sản phẩm nội địa trong nước. Tuy nhiên cơng ty hiện cũng chưa nhập được hàng hóa với mức giá rẻ nhất trên thị trường mà vẫn tập trung nhập khẩu hàng hóa của các bạn hàng

thân quen lâu năm dẫn đến hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng chưa phải là mức giá tối ưu nhất. Bên cạnh đó sự chênh lệch về tỉ giá làm cho các sản phẩm khi nhập khẩu về và đưa tới tay người tiêu dùng có giá cả cao và thêm vào đó là chi phí vận chuyển, các chi phí xuất nhập hàng hóa, thuế,… khiến cho giá hàng hóa bị đội cao ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng.

c. Yếu tố tự nhiên

Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của cơng ty đều là những mặt hàng có kích thước lớn vì vậy đều được nhập khẩu về Việt Nam theo đường biển, hình thức vận chuyện này vừa có thể tiết kiệm chi phí vừa thực tế đối với sản phẩm của công ty. Tuy nhiên vận tải đường biển không thể tránh khỏi những rủi ro về thời tiết hay những va chạm khơng đánh có trong q trình di chuyển. Việc gặp phải thời tiết xấu tại nước xuất khẩu có thể khiến cho thời gian tàu xuất cảnh bị hoãn hay chậm trễ dẫn đến sai lệch về thời gian cập bến Hay tình trạng chủ tàu phải bỏ hàng cũng có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp đang chờ hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh

Ngồi ra tình hình Covid diễn ra trên tồn thế giới đã khiến các công ty trên

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần thiết bị y tế giáo dục việt nhật (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)