Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần thiết bị y tế giáo dục việt nhật (Trang 54 - 57)

5. Kết cấu của đề tài

2.5 Hạn chế và nguyên nhân

2.5.1 Hạn chế

Để đánh giá đúng đắn và hiệu quả nhập khẩu hàng hóa của Cơng ty cổ phần thiết bị Y tế - Giáo dục Việt Nhật trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả mà công ty đã đạt được thì khơng thể khơng nhắc tới những hạn chế vẫn cịn tồn tại, từ đó tìm ra ngun nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục từng bước hoàn thiện hơn nữa hiệu quả nhập khẩu của công ty. Để thúc đẩy công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ trong sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay, chi phí phát sinh trong nhập khẩu hàng hóa cịn khá cao.

 Chính sách đối với hàng hóa

Giá hàng nhập khẩu của cơng ty mua từ nước ngồi về không phải là mức giá thấp nhất ngồi thực tế. Đơn vị tiền tệ tính tốn thường là đơn vị tiền tệ của quốc gia cung cấp. Do đó, cơng ty khơng thể dự đốn được sự biến động của tiền tệ trên thị trường nên đôi khi cơng ty phải chịu chi phí lớn cho sự biến động của tỷ giá hối đối giữa hai đồng tiền thanh tốn. Điều đó dẫn đến lợi nhuận nhập khẩu khơng đúng với lợi nhuận đáng lẽ phải có. Cơng ty chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo

hiểm hàng hóa cũng như giải quyết các khiếu nại, tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty.

Về thị trường tiêu thụ và cách thức quảng bá sản phẩm, thương hiệu của cơng ty, thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp cịn hạn chế, chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp chế xuất và khách hàng lâu năm. Vì vậy, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập chưa được mở rộng nhiều. Công ty vẫn chưa thể tiếp cận các thị trường rộng lớn ở nước ngoài. Phần lớn các đối tác trong nước là đối tác cố định và chưa có nhiều khách hàng mới để mở rộng thị trường tiêu thụ. Thương mại điện tử tại công ty chưa được đẩy mạnh và sử dụng rộng rãi.

Cơng ty vẫn sử dụng hình thức nhập hàng về kho thay vì lưu hàng tại kho Hải quan hay bàn giao hàng hóa ngay với khách hàng đặt mua sản phẩm qua công ty. Điều này giúp công ty tránh được việc lộ đơn vị cung cấp sản phẩm với bên đặt mua nhưng ngược lại cũng làm cơng ty tốn một khoản chi phí lớn cho việc kho bãi. Bởi hàng hóa của cơng ty đa phần đều là hàng hóa lớn, giá trị cao, nhiều linh kiện đi kèm rất dễ xảy ra tình trạng hỏng hóc, thất lạc hàng hóa trong q trình vận chuyển qua lại.

 Về q trình nhập khẩu máy móc, thiết bị

Nguyên nhân là do cơng ty vẫn cịn những hạn chế về vốn cũng như số lượng và năng lực của cán bộ công nhân nên công ty vẫn chưa đảm nhận những dự án quá lớn. Hiện tại công ty vẫn phải sử dụng dịch vụ của bên thứ ba trong việc khai báo hải quan dẫn đến sự rườm rà trong quy trình. Tuy việc sử dụng dịch vụ bên thứ ba sẽ hạn chế được các tình trạng như: cán bộ chưa hiểu rõ quy định, thiếu sự chia sẻ thông tin và phối hợp hoạt động giữa các ban ngành liên quan nhưng lại gây ra sự tốn kém trong chi phí và thời gian.

 Về nhân lực

Hiện cơng ty vẫn chưa có đủ nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực, vẫn cịn dành ra nhiều vị trí cho nhân viên mới vào nghề cịn thiếu. Trong q trình tiếp xúc và thực hiện các đơn đặt hàng với bạn hàng quốc tế một số nhân viên còn thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ đàm phán ký kết hợp đồng và trình độ ngoại ngữ gây ảnh hưởng khơng tốt đến hiệp quả nhập khẩu hàng hóa.

2.5.2 Ngun nhân

Cơng ty chưa có đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trường dẫn đến việc q tải cơng việc cho nhân viên ở phịng ban xuất nhập khẩu làm giảm hiệu quả và năng suất lao động. Đồng thời sự ăn ý, hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng ban còn chưa thực sự hiệu quả và gặp nhiều bất cập nhất là khi có sự cố hay sai sót xảy ra.

Trình độ ngoại ngữ cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả nhập khẩu. Khi mà nhân viên có tay nghề, chun mơn chủ yếu khơng có ngoại ngữ hoặc chỉ sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong khi nhà xuất khẩu lại đến chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc. Ngược lại những nhân viên thành thạo ngơn ngữ thì khơng có am hiểu về máy móc hay nghiệp vụ chun mơn xuất nhập khẩu. Từ đó dẫn đến việc tiến độ bị chậm hoặc mất thêm nhiều chi phí.

Những cán bộ trẻ trong cơng ty tuy nhiều nhiệt huyết công việc và đã được hướng dẫn, đào tạo nhưng lại chưa có đủ bề dày kinh nghiệm trong cơng việc nên dễ bị sai sót trong quá trình đàm phán ký kết thực hiện hợp đồng. Công tác khắc phục điểm yếu và giúp từng cá nhân phát huy tồn bộ điểm mạnh vẫn cịn là một khó khăn khá lớn với các nhà lãnh đạo của công ty.

Thị trường thông tin về Việt Nam chưa phát triển, đặc biệt thông tin về thị trường nước ngồi cịn hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp khơng có đủ thơng tin để phục vụ cho công việc kinh doanh trong nước đã làm cho việc mua hàng kém hiệu quả hơn. Quy mơ cơng ty chưa lớn và chưa có mối quan hệ lâu dài với các đơn vị liên quan đến nhập khẩu hóa nên cịn gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống kho bãi phục vụ vận tải nội địa của nước ta cịn kém hiệu quả, gây nhiều thất thốt, làm tăng giá vốn hàng nhập khẩu, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Sự thiếu đồng bộ trong các chính sách pháp luật và các quy định. Các quy định của Nhà nước về quản lý nhập khẩu cũng như sự thiếu đồng bộ của các quy định hải quan và hoạt động nhập khẩu gây khó khăn khơng nhỏ cho cơng ty trong q trình nhập khẩu hàng hóa.

Trong sự phát triển của cơ chế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn. Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế - Giáo dục Việt Nhật có tuổi đời và kinh nghiệm là thương nhân nên trình độ và quy mơ chưa lớn. Trong khi đó những khách hàng lớn thường thích những đối tác lâu năm và có tiếng trên thị trường. Trong cùng một ngành, có quá nhiều đối thủ cạnh tranh với quy mơ và năng lực tài chính lớn cùng với khả năng đầu tư vào nhiều lĩnh vực. So với nhiều doanh nghiệp khác, cơng ty vẫn đang phát triển và hồn thiện nên sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao.

Chương 3.GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HĨA CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ - GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần thiết bị y tế giáo dục việt nhật (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)