Phân phối sinh viên quốc tế trong giáo dục đại học theo quốc tịch

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 26 - 36)

(Nguồn: Mary M. Kritz, 2012)

Có thể thấy rằng 36% sinh viên quốc tế toàn cầu đến từ Trung Quốc, phần lớn các quốc gia có số lượng sinh viên ra nước ngoài học nhiều nhất đều ở bán cầu Bắc.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU  Chất lượng đào tạo

Sinh viên quốc tế rất quan tâm đến chất lượng đào tạo của các chương trình. Chất lượng đào tạo ở đây xét theo bốn phương diện chính: Chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng viên. Nguồn thông tin học viên tiếp cận để tìm hiểu về chất lượng đào tạo bao gồm thứ hạng các trường trên bảng xếp hạng các trường đại học. Bảng xếp hạng có thể căn cứ theo thang điểm của các chuyên gia hoặc sự gia tăng về số lượng sinh viên. Dù xét theo tiêu chí gì thì cũng đều hướng tới đánh giá chất lượng giáo dục, mặc dù vẫn chưa có căn cứ rõ ràng về mối tương quan giữa số lượng sinh viên và chất lượng đào tạo của từng cơ sở.

 Chính sách nhập cư

Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã thay đổi chính sách nhập cư nhằm khuyến khích nhập cư tạm thời và lâu dài của sinh viên quốc tế. Chính sách này vừa giúp củng cố lực lượng lao động nước nhà, vừa khiến các quốc gia trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du học sinh. Sau khi hồn thành chương trình học, du học sinh có thể ở lại làm việc một hay nhiều năm để bù lại chi phí học tập trước đó, đồng thời nâng cao kiến thức thực tế và tay nghề ở môi trường chuyên nghiệp trước khi trở về q hương. Theo đó, chính sách nhập cư cũng là một nhân tố trong quyết định lựa chọn địa điểm du học của sinh viên.

 Chiến lược marketing

Một trường đại học có được biết đến hay không, thu hút được nhiều sinh viên hay không phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này. Những buổi hội thảo, triển lãm, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng có vai trị vơ cùng quan trọng trong chiến lược quảng bá. Trong số những trường đại học cùng chuyên ngành, sinh viên ln có xu hướng chọn trường nào nổi tiếng hơn, có thương hiệu tốt hơn. Họ cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn khi chọn những trường được bạn bè và các cơ sở tư vấn đào tạo giới thiệu, hoặc có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng các trường đại học quốc tế.

 Chính sách hỗ trợ du học sinh:

Trong thương mại nói chung, cạnh tranh giữa các nhà cung ứng phần lớn dựa trên hai yếu tố chất lượng và giá cả. Các nhà giáo dục hiện đại Anh, Mỹ, Úc…

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vẫn được biết đến với học phí cao. Học phí đại học và cao học ở Úc dao động từ 14000AUD - 37000AUD/năm (tương đương 250-650 triệu VND/năm), học phí đại học và cao đẳng ở Mỹ khoảng 11000USD - 42500USD (tương đương 250-910 triệu VND). Trong khi học phí ở Nhật khoảng 820000-1400000JPY (khoảng 150-250 triệu VND), rẻ hơn rất nhiều so với các nước Âu Mĩ. Do vậy những biện pháp hỗ trợ sinh viên quốc tế thơng qua các chương trình cho vay, trợ cấp hay học bổng chính phủ đơi khi là yếu tố quyết định sự lựa chọn của sinh viên cũng như khả năng thu hút sinh viên quốc tế của trường đại học.

1.4. Vai trò của xuất khẩu giáo dục đại học

Hiện nay, các quốc gia đều dành sự quan tâm hàng đầu cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển lao động trình độ cao, đáp ứng nhu cầu trọng yếu của nền kinh tế tri thức. Theo tiến sĩ Marcus Storch (Chủ tịch Hội đồng Quỹ Nobel), “Nền tảng của phát triển con người là tri thức. Những đóng góp quan trọng nhất là từ Đại học mà ra”. Trong tiến trình tồn cầu hóa hiện nay, giáo dục đại học không chỉ giới hạn trong biên giới một quốc gia, mà việc ra nước ngoài học tập kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn là rất cần thiết. Hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học đem lại lợi ích cho cả hai bên – nước cung cấp dịch vụ và nước tiếp nhận dịch vụ.

1.4.1. Đối với quốc gia xuất khẩu

Thứ nhất là lợi ích về kinh tế

Đối với nhiều quốc gia, xuất khẩu giáo dục là nguồn thu khổng lồ đóng góp vào thu nhập quốc dân. Theo báo cáo thường niên năm 2013 của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, xuất khẩu giáo dục nước này năm 2011 đạt giá trị 22,7 tỷ USD, bao gồm học phí và sinh hoạt phí của học viên. Trong báo cáo “Giá trị toàn cầu – Giá trị xuất khẩu giáo dục và đào tạo của Anh” (Geraint J., 2004) chỉ ra rằng tổng giá trị xuất khẩu và đào tạo đối với nền kinh tế Anh là con số khổng lồ 42 tỷ USD (dựa trên số liệu sinh viên năm 2003-2004), trong khi đó xuất khẩu ơ tơ là 30 tỷ USD, xây dựng 10 tỷ USD, xuất khẩu thực phẩm và đồ uống 14,1 tỷ USD, dịch vụ tài chính 28 tỷ USD và dịch vụ chăm sóc sức khỏe 21 tỷ USD.

Không chỉ là một ngành trọng yếu, xuất khẩu giáo dục đóng vai trị quan trọng trong việc tạo thêm nhiều cơ hội việc làm. Số lượng sinh viên quốc tế tăng lên

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dẫn đến đội ngũ cán bộ cũng phải đông đảo hơn. Trong số này, 67% có chuyên mơn về giáo dục, cịn lại là những người chuyên về quản trị, tài chính, thương mại và những nghiệp vụ khác.

Thứ hai là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bên cạnh lợi ích kinh tế ngắn hạn đã nêu trên, việc thu hút nguồn lao động chất lượng cao tuy không trực tiếp mang lại ảnh hưởng rõ rệt nhưng trong thời gian dài, đây lại là giải pháp hiệu quả cho nhiều vấn đề nhân lực mà nước phát triển gặp phải. Rất nhiều sinh viên tài năng sau khi được tuyển chọn và học tập ở nước ngồi có xu hướng ở lại làm sau khi tốt nghiệp. Ngồi ra, chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên thu hút nguồn chất xám phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Ở những nước phát triển với sự gia tăng dân số rất thấp và có xu hướng dân số già, thì những sinh viên quốc tế này là nguồn nhập cư tiềm năng cho chiến lược phát triển con người, xây dựng đất nước.

Thứ ba là nâng cao vị thế quốc gia

Xuất khẩu giáo dục đại học không chỉ là một ngành xuất khẩu thông thường. Khi cung cấp dịch vụ giáo dục, phương thức làm việc, cách ứng xử, phong tục tập quán … ẩn trong những bài học sẽ được sinh viên quốc tế tiếp nhận. Điều này đồng nghĩa với việc văn hóa của nước xuất khẩu sẽ theo những sinh viên này truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới. Hơn nữa, xuất khẩu giáo dục đại học cũng mang lại lợi ích chính trị. Trong thuật ngữ ngoại giao văn hóa, đây được gọi là “sức mạnh mềm”. Những cá nhân có trải nghiệm tốt về cuộc sống ở nước ngồi sẽ có thiện cảm và phát triển các mối quan hệ giao lưu bn bán với nước đó, trở thành đại sứ khơng chính chức cho nước mình từng học. Theo đó, xuất khẩu giáo dục đại học góp phần hỗ trợ chính sách quan hệ quốc tế với các quốc gia khác, nâng cao vị thế của nước xuất khẩu trên trường quốc tế.

1.4.2. Đối với quốc gia nhập khẩu

Đối với nước nhập khẩu, giáo dục đại học quốc tế (international education) đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung.

Thứ nhất là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện cuộc sống

Người lao động sau khi được đào tạo kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ ở nước ngồi sẽ có tay nghề cao hơn, đáp ứng nhu cầu công việc trong nền kinh tế

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

toàn cầu. Du học sẽ giúp học viên cải thiện khả năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa, đồng thời có điều kiện để hịa nhập cùng với những nền văn hóa khác trên thế giới. Những kinh nghiệm và bằng cấp mà cá nhân tích lũy được sẽ đảm bảo cho họ môi trường làm việc lý tưởng với thu nhập cao, chất lượng cuộc sống ổn định. Những người tốt nghiệp đại học thường sống trên mức nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đối với người có bằng cử nhân ln thấp hơn rất nhiều so với chỉ có bằng trung học. Xét về mặt vĩ mơ, nếu mỗi cá nhân có trình độ học vấn cao với mức thu nhập ổn định, chi phí cho những vấn đề xã hội như thất nghiệp, tội phạm và sức khỏe kém sẽ giảm dần.

Thứ hai là phát triển nền giáo dục đại học

Đa số các chương trình đào tạo liên kết và các cơ sở đào tạo nước ngoài thường theo tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm định bởi ban kiểm tra chất lượng của trường hoặc cơ quan kiểm định. Mơ hình đào tạo đa phương thức, giáo trình biên soạn bài bản, cơ sở vật chất khang trang cộng thêm phương pháp làm việc khoa học giúp sinh viên có khả năng thích nghi với mơi trường quốc tế. Tùy theo chuyên ngành mà chương trình đào tạo bao gồm các giờ học lý thuyết, thực hành và thảo luận giúp sinh viên tiếp thu kiến thức nhanh nhất, áp dụng ngay lập tức vào công việc.

Các cơ sở đào tạo trong nước muốn cạnh tranh thì cần phải nâng cao chất lượng, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, phù hợp với tình hình thực ti n. Hơn nữa, giảng viên có kinh nghiệm học tập và làm việc ở nền giáo dục tiên tiến nước ngồi sẽ có phương pháp giảng dạy phù hợp với sinh viên hơn, chuyên môn nghiệp vụ cao hơn. Trên cơ sở đó, chuẩn mực chung của giáo dục đại học tại những quốc gia nhập khẩu sẽ được nâng cao.

Thứ ba là thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Trên cơ sở những hợp tác song phương và đa phương về giáo dục, nước nhập khẩu có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, phối hợp với các chuyên gia trong vấn đề xây dựng, nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục. Những di n đàn về giáo dục là cơ sở giúp các bên hiểu nhau hơn, thiết lập mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp hơn, nâng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia lên tầm cao mới. Từ những thành quả đáng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

khích lệ từ hợp tác về giáo dục, các quốc gia có thể xúc tiến tăng cường hợp tác những lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, tạo điều kiện để các bên cùng phát triển.

1.5. Xu hướng chung trên thị trường xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học trên thế giới thế giới

Thứ nhất, số lượng sinh viên và giá trị thương mại ngày càng gia tăng

Thị trường giáo dục quốc tế ngày càng mở rộng trong những thập kỷ gần đây. Số lượng sinh viên nước ngoài đã tăng đáng kể và gấp đôi qua mỗi thập kỷ từ năm 1950 đến năm 1980. So với những năm 1970 (0,8 triệu sinh viên quốc tế), thị trường giáo dục đại học quốc tế đã lớn hơn gấp 5,6 lần. Đến năm 2011, có 4,5 triệu sinh viên đang học tại trường đại học nước ngoài (OECD, 2013). Tỷ lệ nguồn thu từ sinh viên quốc tế cũng tăng nhiều trong tổng nguồn thu từ xuất khẩu đối với các nước phát triển. Ví dụ, vào năm 1986, những sinh viên du học tự túc đã đóng góp 50 triệu đơ la Úc cho nền kinh tế Úc thơng qua học phí và chi phí ăn ở. Năm 1996, nước Úc có 54000 sinh viên quốc tế và thu nhập có được từ những sinh viên này là 1,4 tỷ đơ la Úc, trong đó gần 650 triệu đơ la Úc (chiếm 43,4%) đến từ học phí và 750 triệu đô la Úc (chiếm 56,6%) đến từ chi phí sinh hoạt. Đến năm 2012, tổng nguồn thu từ học phí và sinh hoạt phí của sinh viên quốc tế của Australia khoảng 12,3 tỷ đô la Úc, gấp hơn 9 lần so với năm 1996. (Australian Bureau of Statistics).

Thứ hai, nước xuất khẩu giáo dục chủ yếu là những nước thuộc nhóm G20 và OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế).

Theo thống kê, 77% sinh viên du học ở những nước thuộc OECD và 83% ở những nước thuộc nhóm G20. Năm 2010, năm quốc gia (Hoa Kỳ, Anh, Australia, Pháp và Đức) chiếm gần 2/3 tổng số sinh viên quốc tế đăng ký nhập học (OECD, 2013).

Mỹ vẫn là thị trường tuyền thống, là điểm đến mơ ước của hầu hết du học sinh. Năm 2010, Mỹ tiếp nhận 16,6% du học sinh quốc tế, theo sau là Anh (13%), Úc (6,6%), Đức (6,4%), Pháp (6,3%) và Canada (4,7%) (Hình 1.2). Theo thống kê của Industry Canada vào năm 1997, tổ chức Alliance Francaise của Pháp có 1058 hiệp hội ở 132 quốc gia, British Council của Vương Quốc Anh có 228 văn phịng và 95 trung tâm giáo dục ở 109 quốc gia. USIS (U.S. Investment Services) của Mỹ

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

điều hành 221 văn phòng ở 47 quốc gia và Australia có hơn 30 văn phịng giáo dục ở nước ngồi.

Hình 1.2: Phân phối sinh viên quốc tế trong giáo dục đại học theo quốc gia xuất khẩu (năm 2010)

(Nguồn: Mary M. Kritz, 2012)

Thứ ba, từ năm 2000, một số nhà xuất khẩu mới trên thị trường giáo dục đại học đã xuất hiện

Đó là: Nga, Nhật, Hàn, New Zealand. Một số nền kinh tế mới nổi ở châu Á rất hăng hái trong việc trở thành những nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đại học quốc tế trong khu vực. Singapore khởi đầu với quy mơ nhỏ nhưng đã nhanh chóng khẳng định được chất lượng thương hiệu giáo dục của mình. Những nước trước kia nhập khẩu giáo dục chính như Hongkong và Malaysia giờ đã bắt đầu cạnh tranh xuất khẩu giáo dục đại học. Theo đó, thị phần của Mỹ liên tục giảm. Năm 2000 Mỹ chiếm 24% thị trường xuất khẩu giáo dục, nhưng đến năm 2008 đã giảm 5% (OECD, 2013)

Thứ tư, các ngành khoa học xã hội, kinh doanh và luật được lựa chọn nhiều nhất.

Xu hướng trong những năm 1990 là sự phát triển trong những lĩnh vực như kinh tế, kinh doanh, quản trị, tài chính, luật và cơng nghệ thông tin. Cho tới nay,

Hoa Kỳ 16,6% Anh 13% Australia 6,6% Đức 6,4% Pháp 6,3% Canada 4,7% Liên bang Nga 3,9%

Nhật Bản 3,4%

Tây Ban Nha 2,4% Trung Quốc 1,8% New Zealand 1,7% Italia 1,7% Áo 1,7% Nam Phi 1,5% Hàn Quốc 1,4% Thụy Sĩ 1,3% Bỉ 1,3% Hà Lan 1,2% Thụy Điển 1,1% Các nước khác thuộc OECD 6,4%

Các nước không thuộc OECD 15,5%

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

những khóa học này vẫn tiếp tục là sự lựa chọn phổ biến của sinh viên quốc tế (OECD, 2010). Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh MBA đã trở thành “sản phẩm chính” của hầu hết các trường đại học. Tuy nhiên, kinh tế là lĩnh vực nhạy cảm và thay đổi theo thị trường nên các cơ sở đào tạo cũng cần cải tiến nội dung, vừa để cập nhật cho phù hợp với thực tế, vừa tạo nên sự khác biệt để cạnh tranh với các trường khác. Ví dụ, năm 2010 trường Kinh doanh John Hopkin’s Carey đưa ra chương trình MBA cập nhật tình hình khủng hoảng kinh tế-tài chính tồn cầu 2008- 2009. Sinh viên chương trình này dành phần lớn thời gian nghiên cứu chính sách đổi mới và thành phần xã hội ở những quốc gia đang phát triển. Ở MIT Sloan School of Managment, sinh viên khóa MBA phải tham gia vào chương trình tập trung vào kỹ năng “lãnh đạo ứng khẩu” (improvisational-leadership), đào tạo kỹ năng quản lý theo kiểu “nhảy hip-hop ngẫu hứng” (pulsing hip-hop music) để học thích nghi với thế giới phức tạp đầy biến động.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 26 - 36)