Những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu giáo dục đại học của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 68 - 72)

Chương 2 : Tình hình hoạt động xuất khẩu giáo dục đại học của Australia

3.3. Những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu giáo dục đại học của Việt Nam

Giáo dục đại học Việt Nam hiện đang có rất nhiều vấn đề bất cập, gây trở ngại cho tiến trình xuất khẩu giáo dục đại học. Khơng q khó khăn để nhìn ra những điểm yếu mà giáo dục đại học cần khắc phục. Dưới đây đề cập đến một số vấn đề nổi bật, có ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu giáo dục đại học Việt Nam:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

3.3.1. Phương pháp giảng dạy mang tính thụ động

Phương pháp giảng dạy ở Việt Nam cịn mang tính cứng nhắc, nặng hình thức áp đặt và thụ động. Học sinh học thuộc lòng càng nhiều càng tốt, cố gắng nhắc lại chính xác những gì giáo viên đã dạy. Ngồi ra, mối quan hệ tương tác giữa giảng viên và sinh viên cịn q ít khiến sinh viên không chủ động hỏi đáp những thắc mắc trong quá trình nghiên cứu. Hậu quả của phương pháp này là khiến người học trở nên thụ động, mai một dần tinh thần tìm tịi học hỏi, có khuynh hướng tư duy theo lối mòn một cách chung chung nhất. Điều này hồn tồn khơng hợp lý cho sự phát triển của một nền giáo dục toàn diện, tiên tiến trong bối cảnh tồn cầu hóa và thời đại bùng nổ thông tin.

3.3.2. Chất lượng đầu ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn

Ở Việt Nam có một nghịch lý trong giáo dục và đào tạo là càng ngày càng có nhiều học sinh trung học Việt Nam đoạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi vô địch quốc gia và quốc tế, nhưng sinh viên tốt nghiệp đại học lại không đảm trách được những nhiệm vụ mà đáng lẽ họ phải làm được, và trong nhiều trường hợp, phải được huấn luyện lại. Tháng 8/2012, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) đã khảo hơn 20.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Trong số này, chỉ khoảng 50% sinh viên mới ra trường có thể tìm được việc làm ngay, trên 50% phải làm việc trái ngành nghề đã học và nhảy việc nhiều lần. Ngay cả những sinh viên đã tìm được việc làm, họ đều phải được huấn luyện lại, nhất là ở các công ty ngoại quốc. Theo nghiên cứu của bà Maureen Chao thuộc Trường Ðại học Seattle (Mỹ), trong nhiều công ty liên doanh với Việt Nam, hầu hết sinh viên Việt Nam đều phải được đào tạo lại cả về chuyên môn lẫn kỹ năng giao tiếp.

Kết quả này không chỉ phản ánh hạn chế trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay mà còn gián tiếp cảnh báo một nguy cơ lao động Việt Nam sẽ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực. Dường như giáo dục đại học Việt Nam vẫn chưa thực sự hướng tới nhu cầu của thị trường, phần lớn môn học là nghiên cứu vấn đề một cách học thuật cứng nhắc.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

3.3.3. Chương trình đào tạo bậc Đại học vẫn tương đối nặng

Thời gian học 4 năm ở một lớp đại học tại Việt Nam là 2.138 giờ so với Mỹ là 1.380 giờ. Như vậy chương trình học ở Việt Nam dài hơn 60% so với Mỹ (Phạm Công Nhất, 2014). Để hồn thành chương trình giáo dục đại học, sinh viên mất 4-5 năm, thậm chí là 6 năm. Các chương trình vẫn cịn nhiều mơn học bắt buộc và ít mơn tự chọn. Kiến thức chuyên ngành sinh viên được học quá ít so với kiến thức chung. Nội dung chương trình và mơn học vẫn chưa được cập nhật sát với thực tế.

Về cơ cấu, các môn học cịn thiếu tính hợp lý, có sự phân chia khơng đồng đều rõ nét về thời lượng và thời gian của các môn học. Số lượng giờ giảng dạy các môn khoa học xã hội, chính trị trong các trường kỹ thuật, công nghệ là quá nhiều trong tương quan với các môn học tự nhiên và kỹ thuật. Đào tạo về lý thuyết chung là cần thiết, nhưng không nên quá nặng về hàn lâm mà xem nhẹ thực hành. Lê Quang Đức, giảng viên Khoa Điện - Điện tử vi n thông Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho rằng sinh viên hiện nay đang phải học quá nhiều thứ không cần thiết, trong khi những thứ cần thiết lại không được học sâu. 4 năm học gồm 8 học kỳ thì mất 3 học kỳ cho những mơn đại cương, một học kỳ tốt nghiệp, chỉ còn lại 4 học kỳ cho chuyên ngành. Ông đưa ra dẫn chứng về mơn rất quan trọng của ngành tự động hóa là kỹ thuật điều khiển động cơ, từ 6 đơn vị học trình giờ giảm xuống cịn 2. Thời lượng quá ít ỏi bắt buộc giảng viên phải cắt bớt nội dung kiến thức. Môn quản lý dự án cũng rất cần thiết cho một kỹ sư, thế nhưng SV không được học. Chương trình học và thực tế việc làm khác xa nhau khiến cho sinh viên thiếu tin tưởng vào khả năng của bản thân, học chỉ để lấy bằng. Theo một nghiên cứu về phong cách học của sinh viên, giáo dục đại học Việt Nam tồn tại những con số thống kê đáng lo ngại như sau:

- Hơn 50% sinh viên được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/khả năng học của mình.

- Hơn 40% cho rằng mình khơng có năng lực tự học;

- Gần 70% cho rằng mình khơng có năng lực tự nghiên cứu;

- Gần 55% sinh viên được hỏi cho rằng mình khơng thực sự hứng thú học tập.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Đây là tín hiệu đáng báo động trong quá trình giáo dục những chủ nhân tương lai của đất nước, đòi hỏi cần phải có những biện pháp hữu hiệu triệt để.

3.3.4. Đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng và chưa cao về chất lượng

Năm 2013 trên cả nước có 87.682 người, nhưng chỉ có 9.562 tiến sĩ, 39.002 thạc sĩ. Tỷ lệ thạc sĩ và tiến sĩ chỉ chiếm 55,4% , cịn lại 44,6% chỉ đạt trình độ cử nhân (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2014). Phần lớn giảng viên khơng có điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới và triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tỷ lệ giảng viên chất lượng chưa cao cũng một phần do chế độ đãi ngộ giáo viên, nhất là cán bộ trẻ, quá thấp, không đủ bảo đảm cuộc sống. Lương giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Cơ khí Luyện Kim Thái Nguyên năm 2014 chỉ là 2 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương rất thấp, giảng viên phải làm thêm ngoài rất nhiều để chi trả sinh hoạt hàng tháng. Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng khẳng định: Mức sống là điều kiện cần cho một hệ thống giáo dục tốt. Vì nó thể hiện mức độ ưu tiên của xã hội đối với giáo dục ĐH và để nghiên cứu tốt nhà khoa học cần thời gian tư duy tự do chứ không phải mãi lo chuyện “cơm gạo” (Lê Huyền, 2014)

Ở các trường đại học trên thế giới, tiêu chí hàng đầu để tuyển dụng giảng viên và giáo sư ĐH là khả năng nghiên cứu khoa học, cịn ở Việt Nam quy trình này nặng tính hành chính, quan liêu. Rất nhiều giảng viên được tuyển vào trường đại học là do những mối quan hệ chứ khơng phải vì thực lực của mình. Do đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cần đánh giá theo đúng năng lực, đống thời quy trình tuyển dụng giảng viên cần được minh bạch hóa và cơng khai.

3.3.5. Cơ sở vật chất đào tạo chưa được đầu tư đầy đủ

Hệ thống thư viện nhỏ bé, nghèo nàn, nguồn sách và tài liệu tham khảo còn thiếu và yếu. Kho tài liệu số không đáp ứng được nhu cầu tra cứu thơng tin và tìm kiếm của sinh viên, chưa kết nối với hệ thống thư viện thế giới một cách thường xuyên. Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, thư viện mở 24/7, là nơi sinh viên thường xuyên lui tới để học tập, nghiên cứu và trao đổi thơng tin nhóm, thì ở Việt Nam, thư viện lại chỉ được một bộ phận rất nhỏ sinh viên lui tới. Có những người chưa từng đến thư viện lần nào.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Theo khảo sát của Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo được công bố tại hội nghị “Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo của các trường đại học, cao đẳng công lập” di n ra ngày 25/10/2010 tại Hà Nội, trong 196 trường đại học, cao đẳng thì có tới 0,8% số phịng thí nghiệm đang chờ thanh lý. Hầu hết các trường chưa xây dựng được quy chế tổ chức và hoạt động của phịng thí nghiệm, chỉ có 15,5% phịng thí nghiệm được đánh giá là đạt về mức độ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và 22,5% phịng thí nghiệm được đánh giá là có chất lượng các thiết bị tốt. Theo lãnh đạo Cục cơ sở vật chất, các phịng thí nghiệm, thực hành chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của các trường hiện nay.

Trong khi các trường đại học trên thế giới luôn coi thư viện là linh hồn của mình thì đây là tình trạng báo động đối với giáo dục đại học Việt Nam. Cũng theo công bố của Cục Cơ sở vật chất của bộ Giáo dục và Đào tạo, tính trung bình về quy mơ thư viện của các đại học, cao đẳng thì chỉ 21,2 sinh viên mới có một chỗ ngồi. Trong số 196 đại học, cao đẳng có báo cáo về Bộ thì có 24 trường khơng có thư viện truyền thống. 119 trường khơng có thư viện điện tử (Trịnh Vĩnh Hà, 2014).

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 68 - 72)