Nguồn tài chính cho giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 38 - 41)

Chương 2 : Tình hình hoạt động xuất khẩu giáo dục đại học của Australia

2.1. Tổng quan về giáo dục đại học Australia

2.1.3. Nguồn tài chính cho giáo dục đại học

Các trường đại học ở Australia thường nhận được các nguồn tài trợ cũng như các nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ba nguồn là: chính phủ Australia, chính phủ các tiểu bang và vùng lãnh thổ, và các tổ chức, cá nhân phi chính phủ.

Chính phủ Australia có vai trị chính trong nguồn tài trợ cơng của giáo dục đại học. Hỗ trợ tài chính cho giáo dục đại học của chính phủ được cung cấp chủ yếu qua:

 Kế hoạch trợ cấp của Khối thịnh vượng chung (Commonwealth)

Chương trình cho vay Giáo dục đại học (Loan Higher Education Programme – HELP) cung cấp hỗ trợ tài chính cho sinh viên.

 Học bổng Khối Thịnh Vượng chung

Bao gồm các khoản tài trợ cho chất lượng học tập và giảng dạy, chương trình nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu.

Bộ Giáo dục, Nhân dụng và Quan hệ công sở (DEEWR) là Cơ quan Chính phủ Australia có trách nhiệm quản lý quỹ tại trợ này, điều hành, phát triển các chương trình và chính sách giáo dục đại học. Những quy định quản trị giáo dục đại học được đưa ra bởi các trường đại học, chính phủ các tiểu bang và vùng lãnh thổ, chính phủ Australia.

Đại học ở Australia là các tổ chức độc lập, mỗi trường đại học có quy chế thành lập trường riêng. Phần lớn nguồn hỗ trợ tài chính cho các trường đều từ chính phủ Australia Theo Đạo luật Hỗ trợ Giáo dục Đại học năm 2003 (Higher Education Support Act 2003-HESA)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Đơn vị: 1000$

Hình 2.2: Nguồn vốn đầu tư vào giáo dục đại học Australia từ 2008-2013

(Nguồn: Australian Department of Education and Training – Finance Publication 2008-2013)

Từ biểu đồ trên có thể thấy hai xu hướng biến động ngược nhau của nguồn vốn đầu tư vào giáo dục đại học Australia. Nguồn đầu tư từ chính phủ Australia và các nguồn tài trợ phi chính phủ đều tăng, trong khi nguồn vốn từ chính phủ tiểu bang và vùng lãnh thổ lại giảm. Trong năm 2012, tổng nguồn hỗ trợ từ chính phủ Australia là 15.430.658.000 Đơ la, tăng 43,45 % so với năm 2008 (10.756.741.000). Hỗ trợ từ phía chính phủ Australia bao gồm trợ cấp của chính phủ và các chương trình cho vay HECS-HELP và FEE-HELP. Từ năm 2012 có thêm chương trình cho vay SA-HELP

HECS-HELP là chương trình cho vay thơng qua Kế hoạch Đóng góp cho Giáo dục Đại học (Higher Education Contribution Scheme – HECS), đây là hệ thống thanh tốn mà theo đó sinh viên Australia có thể thanh tốn học phí của mình sau khi tốt nghiệp. FEE-HELP cung cấp một khoản vay tương đương một phần hay tồn bộ học phí cho các sinh viên đang theo học tại một đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục bất kỳ. Còn SA-HELP hỗ trợ thanh tốn một phần hoặc tồn bộ chi phí dịch vụ và đồ dung sinh hoạt cho sinh viên.

Hàng năm, chính phủ Australia cung cấp một khối lượng lớn khoản vay HECS-HELP cho sinh viên. Năm 2013, khoản tiền cho chương trình này lên đến

0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 16.000.000 18.000.000 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

gần 3.633.056. Đô la, tăng 66,2% so với năm 2007 (2.186.196.000), và tăng hơn gấp hơn bốn lần so với năm 1995 (902.046.000). Đầu tư cho chương trình hỗ trợ học phí FEE-HELP cũng tiếp tục tăng mạnh. Năm 2004 khoản này là 240.918.000 đô la, đến năm 2008 là 391.455.000 (tăng gấp 1,6 lần). Năm 2013 con số đã tăng lên 723.653.000 đô la, tăng gấp 3 lần so với năm 2004. SA-HELP là chương trình mới nên năm đầu tiên chỉ là 56.750.000 Đô la, sang năm 2013 tăng lên 85.824.000 Đô la (gấp 1,5 lần).

Trợ cấp của chính phủ Australia trong năm 2013 là 10.988.125 đô la, tăng 34,3% so với năm 2008. Trong đó, nguồn vốn lớn nhất là từ kế hoạch trợ cấp của Khối thịnh vượng chung (Commonwealth). Kể từ năm 2003, nguồn trợ cấp này liên tục tăng, từ 3.056.856.000 đô la lên 6.579.964 đô la năm 2013 (tăng gấp 2,2 lần). Chính phủ Australia cũng coi trọng đầu tư vào nghiên cứu khoa học với các chương trình trợ cấp từ Hội đồng Nghiên cứu Khoa học (Australian Research Council) và Trợ cấp Nghiên cứu Giáo dục (Education Research Grants). Các chương trình học bổng và các khoản trợ cấp khác cũng đều có xu hướng tăng trong những năm trở lại đây. Điều này chứng tỏ chính phủ Australia ngày càng quan tâm đầu tư phát triển giáo dục đại học - ngành dịch vụ mang tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội quốc gia.

Nguồn vốn đầu tư từ chính phủ các tiểu bang và vùng lãnh thổ trải qua hai giai đoạn. Năm 2011, nguồn vốn này đạt 820.847 đô la, tăng 14,7% so với năm 2008. Tuy nhiên đến kể từ đó, nguồn hỗ trợ từ các tiểu bang và vùng lãnh thổ liên tục giảm. Đến năm 2013 chỉ còn 645.547, thấp hơn so với năm 2008 (715.830). Các tổ chức cá nhân ngày càng đầu tư nhiều hơn vào giáo dục đại học, nguồn tài trợ phi chính phủ năm 2013 là 375.231đô la, tăng 53,6% so với năm 2008 (244.304).

Trên thị trường xuất khẩu giáo dục đại học thế giới, các trường đại học đã thu về nguồn tài chính rất lớn. Chỉ tính riêng từ năm 2007 đến năm 2012, sinh viên quốc tế đã đóng góp 18,5 tỷ đơ la. Thu nhập này được dùng chi trả lương cho cán bộ nhân viên, đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng quỹ nghiên cứu.

Sinh viên quốc tế đã góp phần đa dạng hóa nguồn thu ngân sách. Học phí của du học sinh chiếm tới 16% tổng doanh thu của các trường đại học trong năm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2012 (4,1 tỷ đô la) và đứng thứ ba trong số nguồn tài chính cho giáo dục, chỉ sau Chính phủ Australia và đóng góp của sinh viên trong nước (Hình 2.3)

Hình 2.3: Nguồn tài chính của các trường đại học Australia

(Nguồn: Australian Department of Education and Training, 2013)

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)