Tổng quan về giáo dục đại học của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 63 - 66)

Chương 2 : Tình hình hoạt động xuất khẩu giáo dục đại học của Australia

3.1.Tổng quan về giáo dục đại học của Việt Nam

3.1.1. Hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam

Tại Việt Nam, giáo dục đại học bao gồm đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sỹ. Điều 38 Luật Giáo dục 2005, Điều 1 Luật sửa đổi (năm 2009), bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2005 đã chỉ rõ giáo dục đại học bao gồm:

- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành.

- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

- Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học;

- Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nghiên cứu sinh khơng có điều kiện theo học tập trung liên tục và được cơ sở giáo dục cho phép vẫn phải có đủ thời gian học tập trung theo quy định tại khoản này để hồn thành chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có ít nhất một năm theo học tập trung liên tục.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dụng chuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.

Căn cứ vào bản chất của vốn đầu tư mà các cơ sở giáo dục được phân ra công lập, bán công hay dân lập. Một trường đại học công lập là trường đại học do Nhà nước (trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính cơng. Các trường bán công được thành lập bên trong hay trực thuộc một trường trung học/đại học cơng lập, sử dụng học phí do sinh viên học sinh đóng góp để trang trải chi phí hoạt động. Trường dân dập do các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội tư nhân hay một số cá nhân lập ra và quản lý.

3.1.2. Quy mô giáo dục đại học Việt Nam

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm gần đây, quy mô giáo dục đại học nước ta tăng nhanh ở cả hệ thống trường cơng lập và ngồi cơng lập.

Bảng 3.1: Quy mô giáo dục đại học Việt Nam qua các năm

Năm 1999-2000 2006-2007 2012-2013 Số trường Cao đẳng - College Công lập 79 166 185 Ngồi cơng lập - 5 17 29 Tổng 84 183 214 Đại học - University Công lập 52 109 153 Ngồi cơng lập 17 30 54 Tổng 69 139 207 Tổng 153 322 421

Số lượng sinh viên/học sinh 893.754 1.540.201 2.177.299 Tăng so với năm 1999-2000 (lần) - 1,723 2,44 Số sinh viên tốt nghiệp 121.693 232.475 425.208

Tăng so với năm 1999-2000 (lần) - 1,91 3,49

Số giảng viên 30.309 53.518 87.682

Tăng so với năm 1999-2000 (lần) - 1,77 2,89

(Nguồn: Website Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Năm 1999-2000, cả nước có 153 trường, trong đó có 69 trường đại học và 85 trường cao đẳng. Trong số 69 trường đại học này thì có 17 trường là trường ngồi cơng lập, chiếm 24,6%. Đến năm học 2006-2007, tổng số trường đã lên tới 322 trường và năm học 2012-2013 là 421 trường. Trong số 207 trường đại học năm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2012-2013, có 54 trường ngồi cơng lập, chiếm 26,1%. Có thể thấy rằng quy mô giáo dục đại học đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, đáp ứng nhu cầu học đại học ngày càng cao của thị trường. Các trường dân lập ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn. Khi các trường công lập không đủ đáp ứng nhu cầu thì hệ thống các trường ngồi cơng lập đóng vai trị quan trọng hơn trong giáo dục đại học và góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách cho nhà nước.

Hơn 400 trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau, bao gồm các nhóm ngành chính: Cơ Điện – Điện tử – Tự động hóa; Sinh học – Công nghệ sinh học; Môi trường; Chế biến Nông sản – Thực phẩm; Nông – Lâm – Ngư nghiệp; Xây dựng; Công nghệ thông tin; Quản trị kinh doanh; Kế tốn – Kiểm tốn; Tài chính – Ngân hàng; Luật; Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn; Khoa học xã hội & Nhân văn; Kiến trúc – Mỹ thuật; Y học. Sinh viên có nhiều sự lựa chọn ngành nghề của mình, phù hợp với sở thích, trình độ và điều kiện cá nhân. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm tập trung nhiều trường đại học nhất cả nước.

Cùng với mức độ tăng của các trường đại học là số lượng giảng viên. Số lượng giảng viên năm 2012-2013 cũng tăng đáng kể, gấp 2,89 lần so với năm 1999- 2000 và 1,6 lần so với năm học 2006-2007. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ/tiến sĩ ở các trường đại học và cao đẳng năm 2012-2013 là 55,4%, trong khi năm 2006- 2007 tỷ lệ này chỉ là 45,1%. Mặc dù tỷ lệ này vẫn còn thấp, nhưng ln có xu hướng tăng trong những năm trở lại đây. Trình độ chun mơn của giảng viên ngày càng được nâng cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.

3.1.3. Tài chính

Nguồn đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam chủ yếu từ ngân sách nhà nước và vốn tư nhân. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho những trường cơng lập, cịn những trường dân lập phải tự chủ về tài chính. Trong những năm qua, mặc dù đất nước còn nhiều khá khăn nhưng tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đã gia tăng đáng kể. Đây là nguồn lực quan trọng, đóng vai trị chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Theo báo cáo của Bộ tài chính, năm 2014, ước thực hiện tổng chi cho Giáo dục – Đào tạo vào 176.639 tỷ đồng, khoảng 17% trong tổng chi Ngân sách nhà nước. Mặc dù nguồn vốn tăng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nhưng tỷ trọng trong tổng chi ngân sách giảm. Năm 2008, tổng chi cho giáo dục là 81.419 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Sự giảm tỷ trọng này là do cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng đảm bảo chi cho con người, ưu tiên chi an sinh xã hội; bố trí chi đầu tư phát triển gắn với tái cơ cấu đầu tư cơng; bố trí kinh phí cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - cơng nghệ, y tế, văn hóa, mơi trường, các chương trình, đề án lớn theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Về công tác cấp phát và quản lý kinh phí Nhà nước vẫn tồn tại rất nhiều bất cập. Ngân sách phân bổ cho giáo dục chưa thực sự gắn liền với những tiêu chí đảm bảo chất lượng, chưa phân định rõ trách nhiệm về chi phí giữa học viên và nhà nước. Việc phân phối ngân sách nhà nước cịn chưa mang tính khoa học, chủ yếu dựa trên đánh giá từ những năm trước và dự đốn phỏng chừng thiếu chính xác. Với nguồn ngân sách cấp hàng năm cho một sinh viên rất thấp (bình quân 3,7 triệu đồng/sinh viên đại học/năm 2006) và mức thu học phí thấp và cố định nhiều năm (1,8 triệu đồng/sinh viên/năm), các cơ sở giáo dục không đủ nguồn lực để bổ sung thu nhập cho giáo viên khi thực hiện chính sách tăng lương và tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Trong khi đó, việc huy động đóng góp của nhân dân cho các trường khơng kiểm sốt được Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các cơ sở giáo dục cơng lập nhìn chung cịn nhiều hạn chế; tình trạng thất thốt, tham ơ tài chính di n ra phổ biến và khó kiểm sốt.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 63 - 66)