Chi phí sinh hoạt của sinh viên quốc tế qua các năm

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 59 - 94)

( Nguồn: Australian Bureau of Statistics, 2013)

0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 2000 20012002 2003 2004 200520062007 20082009 2010 20112012 Higher Education Vocational

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Nhìn chung, sinh hoạt phí mà du học sinh phải bỏ ra có xu hướng tăng dần. Từ 1,268 tỷ đơ la năm 2000 tăng dần dần qua các năm, đạt mốc gần 6 tỷ đô la vào năm 2009, sau đó giảm dần xuống cịn 4,815 tỷ đơ la năm 2012. Đây là tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính tồn cầu năm 2008 khiến nền kinh tế suy thoái, người dân đều thắt chặt chi tiêu. Phần lớn mọi người đều cắt giảm những khoản không cần thiết và giảm chi phí giải trí. Ngồi ra, sự tăng mạnh của đồng AUD vào những năm 2011-2012 khiến tiền Đô la Úc trở nên đắt tương đối so với ngoại tệ khác, dẫn đến giá trị tiền mà gia đình trợ cấp cho các du học sinh ở Úc bị giảm đi. Lấy mốc tỷ giá Đô la Úc/đơn vị tiền tệ khác ngày 1/8/2011 so với ngày 1/3/2009, AUD/USD tăng 1,7 lần; AUD/CNY tăng 1,2 lần; AUD/GBP tăng 1,5 lần (The World's Trusted Currency Authority)

2.4. Đánh giá

2.4.1. Thành công

Australia đã thành công khi xây dựng được chính sách hỗ trợ xuất khẩu giáo dục đúng đắn, nền giáo dục chất lượng cao và phương pháp giảng dạy hiệu quả, chi phí hợp lý và hoạt động Marketing mở rộng thị trường.

Yếu tố quan trọng đầu tiên, là chi phí hợp lý. Hệ thống giáo dục tương tự

với Anh, Mỹ, chất lượng giáo dục của nhiều trường luôn đứng trong tốp 50 trường hàng đầu trên thế giới (Theo bảng xếp hạng hàng năm về các trường đại học danh tiếng trên thế giới của tạp chí Times: Năm 2006, Úc có 4 trường đứng trong top 20 trường đại học tốt nhất trên thế giới). Nhưng chi phí học tập và sinh hoạt tại Úc hợp lý hơn chỉ bằng 2/3 so với Anh và bằng ½ tại Mỹ - khoảng 15.000 - 18.000 đô la Úc/năm (Theo số liệu của IDP, Úc). Ngồi ra, sinh viên có rất nhiều cơ hội làm thêm giờ (tối đa 20 giờ/tuần). Chính vì vậy mà du học Úc khá phù hợp với tình hinh tài chính của nhiều gia đình ở những nước đang phát triển.

Thứ hai, là mơi trường sống an tồn và thân thiện. Úc vốn là một quốc gia

đa chủng tộc, chính vì vậy, nhận định đầu tiên về Úc: Quốc gia yên bình. Tại Úc, sinh viên quốc tế không hề lo lắng về chủng tộc, về tôn giáo, về đẳng cấp. Tất cả các dân tộc đều sống khá hồ bình và tơn trọng lẫn nhau vì một nước Úc phát triển và thịnh vượng. Úc là quốc gia hầu như khơng có xung đột lớn về chính trị, điều đó là nền tảng quan trọng cho một nền kinh tế bền vững. Theo nghiên cứu của

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Economist Intelligence Unit đánh giá mức độ đáng sống của các thành phố dựa trên một số tiêu chí như chăm sóc sức khỏe, mơi trường, giáo dục và cơ sở hạ tầng, Melbourne được bình chọn là thành phổ đáng sống nhất thế giới liên tiếp 4 năm liền. Đây là là một trong những thành phố có nhiều trường đại học và nhiều sinh viên quốc tế nhất Australia. Điều này càng chứng tỏ rằng chính phủ Australia đã đưa ra chính sách rất đúng đắn khi xây dựng môi trường sống lý tưởng và hịa bình.

Thứ ba, là chất lượng giáo dục. Cựu sinh viên học tại Australia hoặc đang

học tại Australia đều cho rằng các trường đại học nơi đây xây dựng chương trình học khá linh hoạt cho sinh viên quốc tế. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo Australia tiến hành trên 100.000 sinh viên năm 2013, 79% sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy là “rất tốt” và “tốt”. 95% sinh viên nói cho rằng giáo viên của họ rất nhiệt tình và có phương pháp dạy tốt. Sinh viên cũng rất hài lòng về hệ thống cơ sở vật chất và thư viện, với 87% đánh giá “rất tốt” và “tốt”. Phần lớn sinh viên đã tốt nghiệp cho rằng trải nghiệm của họ ở trường đại học giúp ích rất nhiều cho lĩnh vực họ theo học (77%). Tuy nhiên, chỉ hơn một nửa sinh viên cảm thấy họ được phát triển kỹ năng giao tiếp... Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, Bangladesh, Malaysia, Philippines,…cho thấy sinh viên từ những quốc gia này rất ấn tượng về chương trình hợp tác giữa Australia và trường đại học ở nước họ. Họ sẽ cân nhắc tham gia chương trình liên kết này để giảm thiểu những khó khăn về tài chính.

Thứ tư, là chính sách truyền thơng đúng đắn. Trong số những phương thức

truyền thông quảng bá (hội chợ thương mại, hội thảo, mở cơ sở giáo dục, triển lãm), hoạt động phổ biến nhất là hội thảo. Đa số các học viên quan tâm tới du học đều tìm đến hội thảo và các trung tâm tư vấn du học. Học viên nói rằng họ nhận thơng tin chi tiết cũng như cập nhật tình hình nhiều nhất là từ những cơ sở giáo dục đại học Australia. Đặc biệt ở Việt Nam, đơn vị hiệu quả nhất cho hầu hết sự lựa chọn là IDP.

2.4.2. Hạn chế

Đầu tiên là vấn đề chất lượng giáo dục đại học Australia đã được đưa ra

xem xét lại. Năm 2012, một số nhà quan sát cho rằng nhiều trường Australia chỉ chú trọng thu nhận sinh viên nước ngoài càng nhiều càng tốt để thu về lợi nhuận chứ không quan tâm giữ tiêu chuẩn chất lượng. Điều này dẫn đến những quan ngại về

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vấn đề chất lượng trong giáo dục Úc. Tháng 2/2015, hơn 5000 sinh viên được đào tạo tại một số cơ sở Đào tạo Kỹ thuật và Thực hành kém chất lượng có nguy cơ bị thu hồi bằng. Trong đó 2.500 sinh viên có bằng cấp khơng đạt chuẩn, không đủ kiến thức và kỹ năng phù hợp. 3000 sinh viên khác cũng đang được điều tra (TAFE Directors Australia, 2015). Bà Margaret Gardner, Hiệu trưởng Đại học RMIT, cho rằng vấn đề chất lượng không phải nằm ở các trường đại học và cao đẳng của Úc mà nằm ở các trường và khóa dạy nghề. Bà cho biết những cơ sở này không nhằm cung cấp giáo dục mà nhắm vào sinh viên nước ngoài. Họ cung cấp phương tiện, qua các khóa học và chương trình giảng dạy, để sinh viên dùng nó định cư ở Úc. Do vậy, cần phải đề ra những quy định và luật lệ chặt chẽ, đồng thời phải giám sát kỹ lưỡng hơn những cơ sở và các khóa học dạy nghề.

Thứ hai, là chính sách thu hút xuất khẩu giáo dục tràn lan khiến Australia

khơng hồn tồn nổi trội ở lĩnh vực đào tạo nào. Nhắc đến giáo dục đại học Mỹ thường nhắc đến hóa dược, y học, cơng nghệ và truyền thông, kinh tế; nhắc đến Pháp là các ngành kiến trúc, nghệ thuật, kinh tế; nhắc đến Anh là tài chính-ngân hàng, kinh doanh, truyền thông và marketing… Nhưng không lĩnh vực đào tạo nào của Australia có chất lượng nổi bật hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.

Australia là một quốc gia điển hình xây dựng nền kinh tế tri thức và đặt giáo dục ở vị trí trọng tâm. Khơng chỉ xây dựng nền giáo dục để bồi dưỡng thế hệ trẻ trong nước, Australia đã phát triển dịch vụ giáo dục đại học trở thành một trong những ngành xuất khẩu quan trọng nhất cả nước, mang lại giá trị kinh tế không nhỏ và nâng tầm vị thế của Australia trên trường quốc tế. Có nhiều yếu tố đảm bảo cho thành công của quốc gia này về xuất khẩu giáo dục, nhưng quan trọng vẫn là sự phấn đấu của đất nước trong việc hồn thiện, tiêu chuẩn hóa hệ thống giáo dục cũng như xây dựng khung chính sách – tạo điều kiện hấp dẫn thu hút sinh viên quốc tế. Những kinh nghiệm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Australia là bài học đáng suy ngẫm. Thực trạng xuất khẩu giáo dục đại học ở Việt Nam ra sao và chúng ta có thể học được gì từ Australia sẽ được đề cập ở chương cuối của bài khóa luận.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Chương III: Đề xuất phát triển hoạt động xuất khẩu giáo dục đại học của Việt Nam từ kinh nghiệm của Australia

3.1. Tổng quan về giáo dục đại học của Việt Nam 3.1.1. Hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam 3.1.1. Hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam

Tại Việt Nam, giáo dục đại học bao gồm đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sỹ. Điều 38 Luật Giáo dục 2005, Điều 1 Luật sửa đổi (năm 2009), bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2005 đã chỉ rõ giáo dục đại học bao gồm:

- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành.

- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

- Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học;

- Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nghiên cứu sinh khơng có điều kiện theo học tập trung liên tục và được cơ sở giáo dục cho phép vẫn phải có đủ thời gian học tập trung theo quy định tại khoản này để hồn thành chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có ít nhất một năm theo học tập trung liên tục.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dụng chuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.

Căn cứ vào bản chất của vốn đầu tư mà các cơ sở giáo dục được phân ra công lập, bán công hay dân lập. Một trường đại học công lập là trường đại học do Nhà nước (trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính cơng. Các trường bán cơng được thành lập bên trong hay trực thuộc một trường trung học/đại học cơng lập, sử dụng học phí do sinh viên học sinh đóng góp để trang trải chi phí hoạt động. Trường dân dập do các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội tư nhân hay một số cá nhân lập ra và quản lý.

3.1.2. Quy mô giáo dục đại học Việt Nam

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm gần đây, quy mô giáo dục đại học nước ta tăng nhanh ở cả hệ thống trường cơng lập và ngồi cơng lập.

Bảng 3.1: Quy mô giáo dục đại học Việt Nam qua các năm

Năm 1999-2000 2006-2007 2012-2013 Số trường Cao đẳng - College Công lập 79 166 185 Ngồi cơng lập - 5 17 29 Tổng 84 183 214 Đại học - University Công lập 52 109 153 Ngồi cơng lập 17 30 54 Tổng 69 139 207 Tổng 153 322 421

Số lượng sinh viên/học sinh 893.754 1.540.201 2.177.299 Tăng so với năm 1999-2000 (lần) - 1,723 2,44 Số sinh viên tốt nghiệp 121.693 232.475 425.208

Tăng so với năm 1999-2000 (lần) - 1,91 3,49

Số giảng viên 30.309 53.518 87.682

Tăng so với năm 1999-2000 (lần) - 1,77 2,89

(Nguồn: Website Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Năm 1999-2000, cả nước có 153 trường, trong đó có 69 trường đại học và 85 trường cao đẳng. Trong số 69 trường đại học này thì có 17 trường là trường ngồi cơng lập, chiếm 24,6%. Đến năm học 2006-2007, tổng số trường đã lên tới 322 trường và năm học 2012-2013 là 421 trường. Trong số 207 trường đại học năm

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2012-2013, có 54 trường ngồi cơng lập, chiếm 26,1%. Có thể thấy rằng quy mô giáo dục đại học đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh, đáp ứng nhu cầu học đại học ngày càng cao của thị trường. Các trường dân lập ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn. Khi các trường công lập khơng đủ đáp ứng nhu cầu thì hệ thống các trường ngồi cơng lập đóng vai trò quan trọng hơn trong giáo dục đại học và góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách cho nhà nước.

Hơn 400 trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau, bao gồm các nhóm ngành chính: Cơ Điện – Điện tử – Tự động hóa; Sinh học – Công nghệ sinh học; Môi trường; Chế biến Nông sản – Thực phẩm; Nông – Lâm – Ngư nghiệp; Xây dựng; Công nghệ thông tin; Quản trị kinh doanh; Kế tốn – Kiểm tốn; Tài chính – Ngân hàng; Luật; Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn; Khoa học xã hội & Nhân văn; Kiến trúc – Mỹ thuật; Y học. Sinh viên có nhiều sự lựa chọn ngành nghề của mình, phù hợp với sở thích, trình độ và điều kiện cá nhân. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm tập trung nhiều trường đại học nhất cả nước.

Cùng với mức độ tăng của các trường đại học là số lượng giảng viên. Số lượng giảng viên năm 2012-2013 cũng tăng đáng kể, gấp 2,89 lần so với năm 1999- 2000 và 1,6 lần so với năm học 2006-2007. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ/tiến sĩ ở các trường đại học và cao đẳng năm 2012-2013 là 55,4%, trong khi năm 2006- 2007 tỷ lệ này chỉ là 45,1%. Mặc dù tỷ lệ này vẫn còn thấp, nhưng ln có xu hướng tăng trong những năm trở lại đây. Trình độ chun mơn của giảng viên ngày càng được nâng cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.

3.1.3. Tài chính

Nguồn đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam chủ yếu từ ngân sách nhà nước và vốn tư nhân. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho những trường cơng lập, cịn những trường dân lập phải tự chủ về tài chính. Trong những năm qua, mặc dù đất nước còn nhiều khá khăn nhưng tỷ lệ ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đã gia tăng đáng kể. Đây là nguồn lực quan trọng, đóng vai trị chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Theo báo cáo của Bộ tài chính, năm 2014, ước thực hiện tổng chi cho Giáo dục – Đào tạo vào 176.639 tỷ đồng, khoảng 17% trong tổng chi Ngân sách nhà nước. Mặc dù nguồn vốn tăng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nhưng tỷ trọng trong tổng chi ngân sách giảm. Năm 2008, tổng chi cho giáo dục là 81.419 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Sự giảm tỷ trọng này là do cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng đảm bảo chi cho con người, ưu

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 59 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)