Tình hình xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 66 - 68)

Chương 2 : Tình hình hoạt động xuất khẩu giáo dục đại học của Australia

3.2. Tình hình xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam

Mặc dù thị trường xuất khẩu giáo dục trên thế giới di n ra rất sôi động nhưng ở Việt Nam, giáo dục vẫn chưa thực sự được coi là một ngành dịch vụ có tính thương mại. Việt Nam vẫn đang là nước đi sau và chủ yếu là nhập khẩu giáo dục. Xuất khẩu giáo dục đại học vẫn còn rất hạn chế.

Một lượng nhỏ du học sinh từ một số nước láng giềng.

Tính 30/12/2013 có trên 10.000 lưu học sinh nước ngoài đang học tập ở Việt Nam. Trong đó, có trên 5.000 được nhận học bổng của Chính phủ Việt Nam, các địa phương và các trường đại học. Số sinh viên còn lại là thuộc diện tự túc và học bổng của các trường nước ngoài gửi vào Việt Nam học tập. (Ngọc Hà, 2014)

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Số lượng lưu học sinh nước ngồi nhiều nhất là Lào (trên 7.000), tiếp đó là Trung Quốc (khoảng 3.500, chủ yếu là tự túc), sau đó là Campuchia. Lưu học sinh Lào và Trung Quốc có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Sinh viên các nước Hoa Kỳ, Anh, Úc, châu Âu đến Việt Nam học tập thơng qua các chương trình trao đổi với các cơ sở giáo dục Việt Nam hoặc theo chương trình Study abroad của các trường nước ngoài. Hiện tại các nước gửi sinh viên sang Việt Nam theo học bổng hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và các nước gồm: Canada, Nga, Belarus, Ukraine, Kazakhstan, Romania, Mozambique, Angola, Hungary, Bulgaria, Ba Lan, Czech, Cuba, Mông Cổ, Sri Lanka, Palestine, Iran, Trung Quốc, Lào, Campuchia. Sinh viên đến từ các nước đang phát triển hường theo học những chuyên ngành về kinh tế, kỹ thuật. Trong khi sinh viên đến từ những nước phát triển thường nghiên cứu chuyên ngành văn hóa, lịch sử, nhất là học Tiếng Việt. Sự khác biệt này ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược xuất khẩu giáo dục của các trường đại học Việt Nam (Hoàng Văn Châu, 2011).

Như đã đề cập ở trên, hơn 5000/10000 sinh viên quốc tế sang Việt Nam theo học bổng chính phủ và các Hiệp định thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngồi (Ngọc Hà, 2014). Điều này cho thấy công tác Marketing quảng bá thương hiệu ở Việt Nam còn nghèo nàn, chưa được đầu tư hiệu quả. Các trường vẫn chưa chú trọng đẩy mạnh việc đưa thương hiệu, hình ảnh của mình lên thị trường thế giới để thu hút sinh viên quốc tế. Bên cạnh đó, hơn 50% sinh viên quốc tế đến Việt Nam nhờ học bổng nên thu nhập từ xuất khẩu giáo dục của các trường đại học tuy quan trọng nhưng không nhiều. Điều này có thể lý giải rằng chất lượng giáo dục đại học Việt Nam còn chưa cao nên khơng thể thu mức phí cao hơn các trường đại học trong khu vực.

Trong nhiều năm gần đây, khi các chương trình liên thơng, liên kết phổ biến ở các trường đại học Việt Nam thì số lượng sinh viên quốc tế đến Việt Nam theo học các chương trình này càng đơng. Họ chọn Việt Nam mà không phải những nước khác bởi chất lượng chương trình đào tạo vẫn theo tiêu chuẩn quốc tế, mà chi phí sinh hoạt và học phí ở Việt Nam lại rẻ hơn rất nhiều. Những trải nghiệm trong mơi trường mới, đa văn hóa tại Việt Nam sẽ giúp cho sinh viên quốc tế thích nghi với cơng việc sau này tốt hơn, đặc biệt là khi vào tập đồn đa quốc gia. Đây có thể

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

là hướng đi mới, tiềm năng cho xuất khẩu giáo dục đại học Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn mới bắt đầu như hiện nay.

Những mối lo ngại về vấn đề chất lượng đào tạo của các chương trình liên kết này cũng dần gia tăng. Theo Cục Đào tạo với nước ngồi, tính đến ngày 2/3/2013 có 212 chương trình liên kết đào tạo trên khắp cả nước (Thùy Trang, 2013). Các chương trình liên kết đào tạo thường có đầu vào rất “mở”, hay nói cách khác là tuyển sinh khá d dàng so với phương thức tuyển sinh hệ đại học chính quy hiện nay. Có những chương trình chỉ u cầu tốt nghiệp Trung học Phổ thơng, có những chương trình chỉ u cầu qua điểm sàn của Bộ Giáo dục ban hành chứ không cần qua điểm chuẩn vào trường. Hơn nữa, nhìn chung các đối tác liên kết thường ở tầm trung. Một chuyên gia cao cấp của Quỹ Giáo dục Việt Nam sau khi làm việc với trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi một trường đại học hàng đầu của Việt Nam lại chỉ tìm được những đối tác tầm trung. Những nguyên nhân trên khiến cho chất lượng đào tạo của các chương trình liên kết khơng thực sự cao như kỳ vọng của nhiều người. Do vậy, chính phủ cần có những biện pháp kiểm định chặt chẽ, đánh giá đúng chất lượng đào tạo.

Năm 2013, 41 sinh viên quốc tế đầu tiên (đến từ các quốc gia Hàn Quốc, Nigeria, Cameron, Lào) nhập học đại học FPT theo hệ đại học chính quy bốn năm (Thanh Giang, 2013). Tháng 3/2014, trường đại học FPT chính thức liên kết, triển khai cơ sở tại Myanmar với tên gọi FPT University Yangon, dự kiến tuyển sinh 120 sinh viên trong khóa đầu tiên. FPT là trường đại học đầu tiên của Việt Nam xây dựng cơ sở ở nước ngoài, tiến hành xuất khẩu giáo dục đại học theo phương thức hiện diện thương mại. Đây là kết quả khả quan bước đầu trong quá trình đưa giáo dục đại học của Việt Nam vươn ra thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 66 - 68)