Thành phần sinh viên quốc tế năm 2013

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 45 - 58)

(Nguồn : Study in Australia)

Năm 2013, sinh viên đến từ 10 quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brazil, Indonesia, Nepal, Pakistan chiếm 68% tổng số học viên nước ngoài đăng ký tại Australia. Sinh viên Trung Quốc đông đảo nhất, chiếm gần 1/3 tổng số sinh viên nước ngoài. Đăng ký nhiều nhất ở lĩnh vực giáo dục đại học là sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia. Đăng ký Đào tạo Hướng nghiệp và Dạy nghề đông nhất là sinh viên đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc.

28,49% 9,35% 5,23% 4,94% 4,13% 4,02% 3,33% 3,25% 2,72% 2,44% 32,09% China India Republic of Korea Vietnam Thailand Malaysia Brazil Indonesia Nepal Pakistan Others

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.2.1.3. Hiện diện thương mại

Đây là phương thức xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học phổ biến thứ 2 (sau Tiêu dùng ngoài lãnh thổ), chiếm gần 1/3 tổng số sinh viên quốc tế ở các trường đại học Australia. Năm 2011 có khoảng 110 000 sinh viên quốc tế theo học ở các chi nhánh này. Giảng viên ở các cơ sở đào tạo này thường kết hợp vừa người bản xứ, vừa là giảng viên Australia. Giảng viên ở cơ sở chính của trường đại học cũng sẽ tham gia giảng dạy trong khoảng thời gian nhất định. Tính đến tháng 5/2012 có 22 chi nhánh của các trường đại học Australia (offshore campus) trên toàn thế giới, tiêu biểu là trường đại học Monash với hệ thống chi nhánh ở 4 quốc gia: Italy, Nam Phi, Ấn Độ và Malaysia (Universities Australia, 2012)

Ví dụ đại học RMIT – Royal Melbourne Institute of Technology đã thiết lập cơ sở đào tạo toàn phần tại Việt Nam. RMIT Việt Nam chuyên giảng dạy các chương trình từ kinh doanh và quản trị cho đến thiết kế và kỹ thuật điện tử. Năm 2011 có tổng cộng gần 6.000 sinh viên tại hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội, 4.000 sinh viên đã tốt nghiệp tại hai cơ sở. Sinh viên sau khi hồn thành chương trình học tại RMIT Việt Nam sẽ nhận được tấm bằng toàn cầu do Đại học RMIT tại Melbourne cấp. Các mục tiêu học tập cũng như quy chuẩn đánh giá môn học tại Việt Nam giống với các chương trình được giảng dạy tại Đại học RMIT, Melbourne. Giảng viên Đại học RMIT Melbourne phối hợp với giảng viên Đại học RMIT Việt Nam hiệu chỉnh giáo trình cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam, đồng thời hỗ trợ quá trình dạy và học tại RMIT Việt Nam.

Hiện diện thương mại mang lại lợi ích cho cả sinh viên và trường đại học. Việc mở chi nhánh tại các quốc gia sẽ giúp thâm nhập thị trường mục tiêu tốt hơn, quản lý sát sao hơn so với các khóa học trao đổi liên kết. Chất lượng giáo dục tại những chi nhánh này nổi bật hơn hẳn so với những trường nội địa khác, d dàng thu hút sinh viên nước sở tại. Mặt khác, học phí sinh viên phải chi trả sẽ nhỏ hơn so với học tại Australia do chi phí điều hành trường nhỏ hơn. Sinh viên có thể sống với gia đình, họ hàng nên sinh hoạt phí cũng rẻ hơn. Yêu cầu về visa ở những nước có chi nhánh này cũng d dàng hơn, thuận lợi trong việc thu hút sinh viên các nước lân cận. Ví dụ sinh viên Việt Nam khơng cần xin visa khi học tại những nước ASEAN. Các

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cơ sở này góp phần nâng cao vị thế và danh tiếng của trụ sở chính tại Australia cũng như các trường đại học tại Australia nói chung.

Mặt khác, việc mở thêm cơ sở ở nước ngoài cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro. Thất bại của trường đại học New South Wales tại Singapore là bài học đắt giá cho giáo dục đại học Australia. Tháng 5/2004, chỉ sau 2 tháng thành lập, trường tuyên bố gặp vấn đề tài chính do lượng sinh viên đăng ký quá ít, chỉ 148 sinh viên so với dự kiến là 300. Sau khi trường đóng cửa, những sinh viên đã đóng tiền học sẽ đến trụ sở chính của trường tại Sydney, trường sẽ hỗ trợ chi phí ăn ở và đi lại. Ước tính trường đại học New South Wales đã lãng phí hơn 22 triệu đơ la Sing (~ 17,5 triệu AUD) cho dự án này (Derrick A Paulo, 2007).

Từ bài học của New South Wales, các trường đại học cần nghiên cứu kỹ thị trường, cân nhắc chi phí và có chiến lược marketing phù họp để tránh tình trạng “ế ẩm” dẫn đến thua lỗ, đóng cửa.

2.2.2. Thực trạng xuất khẩu giáo dục đại học của Australia

2.2.2.1. Chính sách phát triển của Chính phủ

Đầu tiên phải kể đến các chính sách của Chính phủ, hợp tác giữa các quốc gia và các bộ. Những hoạt động này liên quan đến dịch vụ visa cho du học sinh, cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ vi n thông liên lạc, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chính sách nhập cư.

Chính sách visa cho sinh viên quốc tế

Về vấn đề visa học sinh, Bộ Nhập cư và Công dân (Department of Immigration and Citizenship – DIAC) cơng bố chính sách visa d dàng hơn cho các chương trình học nghề, giúp du học sinh có điều kiện du học giá rẻ, thời gian ngắn, cơ hội tham gia vào thị trường lao động sớm và mở rộng cửa nhập cư diện tay nghề. Ngày 23 tháng 11 năm 2014, Bộ Di trú và Biên phòng Úc đã đưa ra thông báo về những thay đổi quan trọng đối với chính sách visa cho sinh viên quốc tế. Theo đó, Úc tiếp tục duy trì chính sách visa ưu tiên (không yêu cầu chứng chỉ ILETS, không yêu cầu chứng minh tài chính) đối với bậc đại học, sau đại học và mở rộng chính sách này đối với các chương trình học nghề. Một số điểm chính trong chính sách này như sau:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ nhất: Du học sinh đăng ký gói khố học, có khố học chính dưới đây sẽ được áp dụng chính sách visa ưu tiên, không cần cung cấp chứng chỉ IELTS, không cần chứng minh thu nhập.

 Higher Education Diploma và Advanced Diploma – Cao đẳng nâng cao  Asscociate Degree – Phó cử nhân

 Bachelor – Cử nhân

 Graduate Certificate và Graduate Diploma – Chứng chỉ và bằng sau đại học  Master Coursework – Thạc sĩ tín chỉ

 Non-award university student exchange program  Non-award study abroad program

Thứ hai: Các chương trình học nêu trên chỉ được xét theo diện visa ưu tiên khi được cung cấp bởi 115 trường và đối tác có trong danh sách được quy định.

(Australian Department of Immigration and Border Protection, 2015)

Hỗ trợ đi lại cho sinh viên

Về cơ sở hạ tầng giao thông, cơ quan hàng không Australia đưa ra những ưu đãi cho sinh viên quốc tế được đặt vé máy bay với giá rẻ và hợp lý, đồng thời hỗ trợ người nhà sinh viên bay đến Australia một cách thuận tiện nhất. Trong suốt thời gian học tại Australia, sinh viên quốc tế cũng nhận được hỗ trợ về chi phí đi lại nếu họ đáp ứng những yêu cầu nhất định. Mức trợ cấp và chính sách trợ cấp do chính quyền từng bang quy định. Ví dụ như ở bang New South Wales, chính quyền bang đưa ra kế hoạch School Student Transport Scheme (SSTS) nhằm hỗ trợ 550 triệu đô la cho 120 triệu chuyến đi hàng năm cho học sinh. SSTS trợ cấp dịch vụ xe bus, đi phà, tàu hỏa hoặc phương tiện cá nhân ở những nơi khơng có phương tiện cơng cộng.

Phát triển hệ thống thông tin và viễn thông

Hệ thống thông tin liên lạc cũng là một nhân tố quan trọng trong cơ sở hạ tầng Australia. Chính phủ đã thiết lập một hệ thống vệ tinh hiện đại nhất trên thế giới, phủ sóng Internet băng thơng rộng phổ biến trên tất cả các vùng của đất nước. Phí sử dụng Internet dao động từ 20 - 50 đơ la Úc/tuần tùy theo mục đích sử dụng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

(StudyinAustralia). Tuy nhiên sinh viên cũng có thể sử dụng máy tính mi n phí ở trường đại học. Những phương tiện liên lạc hiện đại nhất như video chat, VoiP (voice chat) được trang bị tốt nhằm giúp đỡ sinh viên tiếp cận tài liệu học trực tuyến cũng như liên lạc với gia đình. Mạng điện thoại ở Australia khơng hề cao so với mức trung bình của thế giới. Muốn mua một thẻ Sim mới chỉ mất khoảng 10 USD.

Có thể thấy rằng, với sự giúp đỡ của chính phủ và các cơ sở đào tạo, sinh viên đã và đang được tiếp cận hệ thống thông tin một cách d dàng nhất.

Chính sách nhập cư

Chính sách nhập cư được một số nước sử dụng làm công cụ thu hút sinh viên quốc tế, hướng tới lực lượng lao động tay nghề cao hay những sinh viên xuất sắc nhất. Ở Australia, chính sách nhập cư không phân biệt sắc tộc, tôn giáo hay văn hóa. Mỗi năm Australia chào đón hơn 120.000 người nhập cư và tái định cư khoảng 13.000 người theo chương trình nhân đạo. Tháng 7/2006, gần 192.000 người định cư ở Australia và hơn 14.000 người tái định cư theo chương trình nhân đạo. Hơn 10% đến từ Trung Quốc, và kể từ năm 1995 thì có khoảng hơn 200.000 người đến từ châu Phi và Trung Đông (Parliament of Australia). Australia đứng trong top ba quốc gia tái định cư (resettlement countries) trên thế giới, cung với Hoa Kỳ và Canada.

2.2.2.2. Chất lượng nền giáo dục

Chưa bao giờ, cuộc cạnh tranh giữa những cơ sở đào tạo đại học hàng đầu thế giới trong việc thu hút học viên quốc tế lại quyết liệt như hiện nay. Mỹ, Anh, những địa chỉ vẫn được coi là lựa chọn số một cho việc du học giờ đây khơng cịn chiếm vị trí độc tơn trong làng giáo dục thế giới. Những nền kinh tế châu Á mới nổi như Hongkong, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia… cũng chạy đua và chiếm thị phần không nhỏ trên thị trường giáo dục đại học tồn cầu. Trước bối cảnh đó, áp lực của việc số lượng người học ngày càng tăng dẫn đến giảm sút về chất lượng, áp lực của xã hội đang biến đổi và thương trường khốc liệt khiến cho những nhà tuyển dụng ln địi hỏi chất lượng đầu ra của giáo dục đại học cao, đáp ứng yêu cầu thực tế và tương xứng với tiền lương. Chất lượng giáo dục đại học cũng là mối quan tâm hàng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đầu của nhiều đối tượng, đặc biệt là chính phủ và các cơ quan, nơi hoạch định chính sách và nghiên cứu giáo dục.

Hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học

Năm 2000, chính phủ Australia đưa ra hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học như một phần của chương trình đổi mới giáo dục đại học. Kể từ đó, hệ thống đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của Australia ngày càng chặt chẽ và hồn thiện với rất nhiều cơ quan có liên quan đến quá trình đánh giá và kiểm định chất lượng như sau:

- Cơ quan Chất lượng và Tiêu chuẩn Giáo dục Đại học (Tertiary Education

Quality and Standards – TEQSA) là cơ quan kiểm soát và đảm bảo chất lượng giáo dục Australia trên tất cả các lĩnh vực giáo dục đại học. Tất cả các trường đại học ở Australia, kể cả những chi nhánh các trường này ở nước ngoài, đều phải đăng ký và đánh giá chất lượng đào tạo dựa theo Hệ thống Tiêu chuẩn Giáo dục Đại học.

- Australia đưa ra chế độ bảo vệ nghiêm ngặt sinh viên quốc tế thông qua luật

Dịch vụ Giáo dục cho Sinh viên Nước ngoài (Education Services for Overseas

Students (ESOS), trong đó yêu cầu các tổ chức đào tạo sinh viên quốc tế phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất. Đạo luật này giúp chính phủ Australia giám sát các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đại học. Hành vi vi phạm Đạo luật này sẽ bị xử phạt nghiêm khắc, mức phạt có thể rất nặng.

- Cục Đăng kiểm các Tổ chức đào tạo và Khóa học cho sinh viên nước

ngoài (Commonwealth Register of Institutions and Courses for Overseas Students

(CRICOS)): Các cơ sở đào tạo muốn cung cấp khóa học cho sinh viên quốc tế phải đăng ký và đáp ứng chương trình kiểm định chất lượng trên CRICOS. Quy chế đào tạo du học sinh tại Australia được thành lập dựa trên khuôn khổ pháp lý của Bang và Khối thịnh vượng chung. Mục tiêu quan trọng nhất là giữ gìn danh tiếng của nền cơng nghiệp xuất khẩu giáo dục đại học Australia nói chung.

- Bản Quy tắc Hành xử Quốc gia cho Cơ quan Đăng ký và Cơ sở Giáo dục

và Đào tạo Học sinh Nước Ngoài 2007 (National Code of Practice for Registration

Authorities and Providers of Education and Training to Overseas Students): đưa ra những tiêu chuẩn quốc gia để các nhà cung cấp tiến hành đăng ký cơ sở và chương

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

trình đào tạo. Đây là những quy trình thủ tục và những chỉ tiêu nhằm đảm bảo các nhà cung cấp hiểu rõ và tuân thủ nghĩa vụ của mình theo luật quốc gia.

- Tiêu chuẩn Giáo dục Đại học (Higher Education Standards Panel): Song song với việc tạo ra TEQSA, Khối Thịnh Vượng Chung thành lập các Tiêu chuẩn Giáo dục Đại học (HESP). Vai trò của HESP là phát triển một bộ những quy tắc tối thiểu theo những tiêu chí cần thiết đối với cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục đại học (kể cả những nhà cung cấp không phải trường đại học) để được đáp ứng yêu cầu đăng ký của TEQSA. Mục đích là để đảm bảo cơ sở tài chính và cơ cấu tổ chức bền vững của trường đại học, đảm bảo chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất để sinh viên tốt nghiệp.

- Hệ thống Văn bằng Úc (The Australian Qualifications Framework (AQF)): là chính sách quốc gia về trình độ chun mơn được quy định trong giáo dục và đào tạo của Úc, kết hợp trình độ giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và trường học thành một hệ thống thống nhất duy nhất. AQF đóng vai trị bảo đảm các chứng chỉ ở cấp độ nhất định phải có kết quả kỳ vọng như nhau, bất kể được đào tạo bởi cơ sở nào.

Đội ngũ giảng viên

Các trường đại học Australia được đánh giá là có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn giảng dạy chất lượng cao và kinh nghiệm lâu năm. Giảng viên của các cơ sở giáo dục được tuyển mộ từ khắp nơi trên thế giới và họ thường là những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực chun mơn. Các giảng viên có kinh nghiệm trong việc giảng dạy học sinh thuộc đủ mọi quốc tịch. Mỗi năm, Australia có chương trình trao đổi học sinh và nhân viên với các cơ sở giáo dục khác tại Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Châu Âu và Châu Á. Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp luôn tạo điều kiện cho các sinh viên thấy thoải mái khi đặt câu hỏi và phụ đạo thêm khi gặp khó khăn trong học tập. Mơi trường học tập sơi nổi và bổ ích với các giảng viên và nhóm trợ giúp nhiệt tình tạo điều kiện cho sinh viên mới d dàng hòa nhập và tiến bộ nhanh. Hầu hết các trường đều có văn phịng sinh viên quốc tế hay bộ phận dịch vụ sinh viên, nơi học viên nhận được sự giúp đỡ mi n phí về việc viết bài luận, thuyết trình, các kỹ năng học tập, ôn tập cho các kỳ thi, kỹ năng quản lý thời gian.. Trường sắp xếp đội ngũ hỗ trợ đông đảo theo một tỷ lệ đặc biệt giữa nhân viên hỗ trợ và sinh

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

viên nhằm đảm bảo tất cả sinh viên của trường đều nhận được sự giúp đỡ để đạt thành tích tốt trong học tập.

Về cơ sở vật chất:

Các trường đại học Australia được trang bị những công nghệ tân tiến hiện

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của australia – kinh nghiệm phát triển và bài học cho việt nam (Trang 45 - 58)