Quy tắc của báo chí Nhật Bản

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP NHÀ BÁO -BÙI HUY LAN (Trang 41 - 44)

I. MỘT SỐ QUY ƯỚC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP NHÀ BÁO NƯỚC NGỒ

7. Quy tắc của báo chí Nhật Bản

Nhận thức được tầm quan trọng của báo chí trước thềm thế kỷ 21 và để cam kết sẽ nỗ lực khơng ngừng cho một tương lai hịa bình và thịnh vượng, các thành viên của Hiệp hội các nhà biên tập và xuất bản báo chí Nhật Bản đã soạn ra bộ Quy tắc báo chí mới dưới đây.

Quyền được biết thơng tin của cơng chúng là một nguyên tắc cơ bản để duy trì một xã hội dân chủ. Quyền này khơng thể được đảm bảo nếu khơng cĩ sự tồn tại của truyền thơng, hoạt động với sự đảm bảo quyền tự do ngơn luận, đồng thời cam kết hướng tới một tiêu chuẩn đạo đức cao và khơng phụ thuộc vào bất kỳ thế lực nào. Các cơ quan báo chí quyết tâm nắm giữ vai trị của họ như là những người tiên phong nhất trong lĩnh vực này.

Trong một xã hội hiện đại với rất nhiều kênh thơng tin, địi hỏi cơng chúng thường xuyên phải đưa ra những quyết định đúng đắn và nhanh chĩng về cái gì là đúng và thơng tin nào nên chọn lựa. Trách nhiệm của báo chí là đáp ứng những yêu cầu đĩ và hồn thành nhiệm vụ văn hĩa của họ bằng cách đưa ra những bản tin chính xác, cơng bằng và những bài bình luận cĩ trách nhiệm.

Tất cả những người tham gia vào cơng việc biên tập, xuất bản, quảng cáo và phát hành nên ủng hộ quyền tự do ngơn luận. Bản thân họ cũng nên cĩ cung cách xử sự đúng đắn để đảm bảo họ hồn thành đầy đủ trọng trách này, và để nâng cao lịng tin của độc giả.

7.1. Tự do và trách nhiệm

Tự do ngơn luận là một quyền cơ bản của con người, và báo chí nắm hồn tồn quyền tự do đĩ trong việc tường thuật tin tức và các bài xã luận. Tuy nhiên, để thực hành quyền tự do đĩ, các cơ quan báo chí phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm nặng nề của họ và luơn phải lưu tâm đến việc khơng làm ảnh hưởng tới lợi ích chung.

7.2. Chính xác và cơng bằng

Báo chí chính là những người ghi lại biên niên sử đầu tiên, và nhiệm vụ của nhà báo chính là khơng ngừng tìm kiếm sự thật. Việc đưa tin phải chính xác và cơng bằng, và khơng nên bị ảnh hưởng bởi thành kiến hay sự quy kết của cá nhân nhà báo. Cịn xã luận phải là những ý kiến thành thật diễn đạt niềm tin của người viết, chứ khơng phải những lời nĩi để lấy lịng cơng chúng

7.3. Độc lập và khoan dung

Các cơ quan báo chí duy trì sự độc lập của họ vì sự bình luận cơng bằng và sự tự do ngơn luận. Họ phải bác bỏ sự can thiệp của các thế lực bên ngồi, và quyết tâm duy trì tinh thần cảnh giác trước bất kỳ ai muốn sử dụng tờ báo vì mục đích riêng. Mặt khác, họ nên sẵn sàng cho đăng những ý kiến khác biệt với lập trường của mình, miễn là những ý kiến đĩ chính xác, cơng bằng và cĩ trách nhiệm.

7.4. Tơn trọng nhân quyền

Các cơ quan báo chí nên tuyệt đối tơn trọng phẩm giá con người, coi trọng danh dự của các cá nhân và đặc biệt chú ý đến quyền riêng tư của họ. Báo chí nên nhận lỗi và sửa lỗi nhanh chĩng, và trong trường hợp khi một cá nhân hay tổ chức bị vu khống, thì nên thực hiện ngay các bước để sửa chữa sai lầm, trong đĩ cĩ việc đưa ra cơ hội cho họ được hồi âm.

7.5. Đúng đắn và điều độ

Khi thực hiện nhiệm vụ văn hĩa của họ, các cơ quan báo chí phải làm thế nào để các tờ báo cĩ thể dễ dàng đến với bất kỳ bạn đọc nào ở bất cứ nơi đâu. Họ nên cố gắng duy trì sự đúng đắn trong cả việc biên tập và quảng cáo, và trong việc phát hành họ cũng nên duy trì sự điều độ và minh bạch.

Các thành viên của Hiệp hội các nhà biên tập và xuất bản báo chí Nhật Bản, nhận thức đầy đủ các điều của Bộ quy tắc báo chí và cam kết tuân thủ nĩ trong lĩnh vực kinh doanh báo, đã đưa ra dự thảo Đạo đức kinh doanh báo chí dưới đây.

7.6. Trách nhiệm của nhân viên bán báo

Để phục vụ quyền được biết thơng tin của cơng chúng cũng như hồn thành nhiệm vụ văn hĩa cơng cộng, các cơ quan báo chí khơng thể khơng đảm bảo lượng độc giả rộng lớn. Tất cả những người liên quan đến việc bán báo phải đảm đương trách nhiệm đĩng gĩp vào sự phát triển của một xã hội dân chủ thơng qua bổn phận tương ứng của họ.

7.7. Duy trì hệ thống giao báo tận nhà

Các tờ báo chỉ cĩ thể thực hiện vai trị của mình khi được tiếp cận với độc giả. Để đảm bảo rằng độc giả cĩ thể đọc báo vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu, chúng ta quyết tâm duy trì hệ thống giao báo tận nhà và giao báo một cách nhanh chĩng, khơng sai địa chỉ.

7.8. Tơn trọng các nguyên tắc

Tất cả những người liên quan đến việc bán báo đều bắt buộc phải đĩng gĩp vào việc duy trì sự độc lập trong lĩnh vực thuộc quản lý của họ để đảm bảo tự do ngơn luận. Khi thực hiện việc kinh doanh báo chí, chúng ta sẽ nỗ lực để giành được lịng tin và sự nhìn nhận của độc giả bằng cách đưa ra những kỷ luật nghiêm khắc đối với chính bản thân mình và tn thủ những ngun tắc vì sự cạnh tranh cơng bằng một cách ơn hịa và thiện chí.

7.9. Đồng hành cùng độc giả

Chỉ bằng cách dành được niềm tin của độc giả thì các tờ báo mới cĩ thể hồn thành được nhiệm vụ của mình. Tất cả những người liên quan đến việc bán báo ở đây cam kết khơng ngừng hướng tới sự tự hồn thiện trong kỷ nguyên mới trong những lĩnh vực như bảo vệ mơi trường và đĩng gĩp cho cộng đồng, đồng thời nỗ lực đáp ứng những yêu cầu của độc giả.

7.10. Mục đích việc thiết lập quy tắc đạo đức quảng cáo báo chí

Để bảo vệ quyền tự do ngơn luận và tăng cường tính tin cậy của quảng cáo, ngành cơng nghiệp báo chí mong muốn áp dụng những hạn chế đối với quảng cáo thơng qua việc hợp tác và thỏa thuận với những người liên quan đến quảng cáo, chứ khơng thơng qua những điều luật cấm hay sự can thiệp của chính phủ.

Người đăng quảng cáo chính là người trước hết chịu trách nhiệm hồn tồn về nội dung của quảng cáo. Khi đăng quảng cáo trên các trang báo của mình, các cơ quan báo chí phải cân nhắc tác động xã hội của quảng cáo đĩ, phải xĩa đi những quảng cáo khơng phù hợp và bảo vệ quyền lợi của độc giả cũng như thiết lập những nguyên tắc để duy trì và tăng cường tính tin cậy của quảng cáo.

Hiệp hội các nhà biên tập và xuất bản báo chí Nhật Bản do đĩ đã thiết lập Quy tắc đạo đức quảng cáo báo chí, dựa trên sự đồng thuận của các cơ quan báo chí thành viên, và đã cơng khai thái độ của mình bằng cách tuyên bố những nguyên tắc cơ bản trong việc đăng quảng cáo. Tuy nhiên, bộ quy tắc này khơng nhất thiết ràng buộc các cơ quan báo chí thành viên trong việc đăng quảng cáo trên báo của họ và nĩ cũng khơng cĩ sự bắt buộc nào về mặt luật pháp.

Các thành viên của Hiệp hội các nhà biên tập và xuất bản báo chí Nhật Bản, nhận thức được những nhiệm vụ của quảng cáo trên báo đối với xã hội, phải khơng ngừng nỗ lực để nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức và đáp ứng niềm tin của độc giả:

- Quảng cáo trên báo phải nĩi lên sự thật.

- Quảng cáo trên báo khơng được làm mất đi giá trị của các trang báo.

- Quảng cáo trên báo khơng được vi phạm các luật lệ và quy tắc liên quan đến quảng cáo.

(Đồn Thúy Hằng dịch)

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP NHÀ BÁO -BÙI HUY LAN (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w