Lương tâm – Thước đo đạo đức nghề nghiệp nhà báo:

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP NHÀ BÁO -BÙI HUY LAN (Trang 26 - 28)

V. NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NHÀ BÁO NƯỚC TA:

4.Lương tâm – Thước đo đạo đức nghề nghiệp nhà báo:

Lương tâm nghề nghiệp là sự phát triển cao của trình độ đạo đức vì nĩ dựa trên cơ sở tự ý thức về trách nhiệm của bản thân người lao động khi hoạt động nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp được nâng cao sẽ thành lương tâm nghề nghiệp. Vì vậy lương tâm trở thành thước đo của trình độ đạo đức nhà báo.

Hoạt động báo chí cĩ vai trị, chức năng định hướng tư tưởng cho xã hội, địi hỏi nhà

báo trước hết phải cĩ quan điểm đúng đắn. Tư tưởng và lương tâm của nhà báo lại luơn cĩ mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi lương tâm trong sáng thì nhìn nhận đánh giá sự việc khách quan, khoa học và thể hiện tư tưởng đúng đắn. Ngược lại, khi tư tưởng đúng đắn sẽ củng cố cái tâm trong sáng hơn. Cái tâm của nhà báo cịn phải gắn với cái tài; tức là phải khơng ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ và năng lực nghề nghiệp. Tư tưởng đúng, lương tâm trong sáng, tài năng phát triển, đĩ là ba phẩm chất cĩ mối quan hệ thống nhất biện chứng, quyết định sự thành cơng của nhà báo.

Nhà báo cĩ lương tâm, sẽ luơn tâm huyết với nghề nghiệp mà mình theo đuổi, vì vậy mà cĩ lịng yêu nghề, yêu người tha thiết. Tình u ấy chính là động lực giúp các nhà báo khơng ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành những nhà báo tài đức vẹn tồn; biết trọng danh dự, luơn tự kiểm sốt và làm chủ bản thân, vững vàng trước mọi khĩ khăn, cám dỗ. Lương tâm nghề nghiệp cịn là biểu hiện của đức tính khiêm tốn, nghĩa là cĩ ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, khơng tự mãn, tự kiêu vì thế mà nhà báo cĩ sự tỉnh táo để nhận thức được chân lý một cách khách quan, đúng đắn.

Mặt khác, nghề báo là nghề cĩ uy quyền, được đảm bảo bằng sức mạnh của cơng luận nên thường gắn với danh tiếng, quyền lực và lợi ích. Nhà báo ngồi ý thức trách nhiệm đối với xã hội, cịn cần đề cao ý thức trách nhiệm trước bản thân mình; luơn tự vấn và giữ cho lương tâm trong sạch. Nếu nhà báo cĩ lương tâm thì ngịi bút sẽ trở thành vũ khí sắc bén biểu dương nhân rộng cái tốt đẹp, thơng tin cĩ tính định hướng, tính giáo dục sâu sắc và đấu tranh chống tiêu cực cĩ hiệu quả. Ngược lại, nếu lương tâm hèn nhát, khơng trong sáng sẽ khơng thắng nổi cám dỗ tầm thường; sẽ dễ tơ hồng, bơi đen, thậm chí đổi trắng thành đen, tiếp tay cho thế lực xấu, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Tĩm lại, trọng dân vì dân, trung thực, đề cao trách nhiệm xã hội và lương tâm nghề nghiệp là những phẩm chất tốt đẹp cần cĩ đối với các nhà báo. Các tiêu chuẩn trên cĩ mối quan hệ mật thiết với nhau. Người biết trọng dân, vì dân sẽ trung thực, luơn đề cao trách nhiệm xã hội và giữ cho lương tâm trong sạch. Mặt khác lương tâm trong sạch sẽ đảm bảo cho các nhà báo hành nghề khách quan trung thực, đề cao trách nhiệm xã hội và hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân.

Nhà báo hoạt động trên lĩnh vực phát thanh, truyền hình và báo điện tử cĩ những đặc điểm, vừa là ưu thế lại vừa là những yếu tố cĩ thể dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp: - Khả năng biểu đạt bằng âm thanh, hình ảnh, sự tương tác, đối thoại trực tiếp giữa nhà báo và cơng chúng làm tăng tính hấp dẫn của báo chí. Nhưng lời nĩi và hình ảnh

đưa ra cơng luận lại là vấn đề nhạy cảm, dễ gây tổn thương cho người dân và đối tượng

được phản ảnh, nếu ngơn ngữ và hình ảnh khơng chuẩn mực, khơng được chọn lọc kỹ.

- Cĩ điều kiện thơng tin nhanh, kịp thời, ít bị phụ thuộc vào thời gian như báo in; phạm vi tỏa sĩng và truyền thơng tin trên mạng Internet rộng, khơng bị giới hạn về địa giới hành chính nên cĩ ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, ưu thề này thường dẫn đến sự thiếu chính xác của thơng tin, khi chưa cĩ điều kiện điều tra xác minh, thẩm định, dẫn đến hậu quả xấu cho xã hội.

- Thơng tin qua sĩng của phát thanh truyền hình được cơng chúng tiếp nhận chỉ thống qua, “lời nĩi giĩ bay”. Báo điện tử dễ dàng xĩa dấu vết nếu thơng tin sai sự thật. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại tạo điều kiện dễ dàng cho báo chí và nhà báo thay đổi nội dung, hình ảnh khi thơng tin, hoặc dùng xảo thuật khơng lương thiện khi hành nghề.

Vì vậy các nhà báo càng cần giữ cho lương tâm trong sạch, tơn trọng, bảo vệ dân, luơn trung thực và đề cao trách nhiêm với xã hội. Khơng được lợi dụng những đặc điểm và ưu thế của nghề nghiệp để trục lợi, vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp nhà báo.

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP NHÀ BÁO -BÙI HUY LAN (Trang 26 - 28)