ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN CỦA NHÀ BÁO.

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP NHÀ BÁO -BÙI HUY LAN (Trang 28 - 30)

Trong hoạt động nghề nghiệp, nhà báo phải thể hiện những phẩm chất đạo đức trên trong 6 mối quan hệ chủ yếu sau đây:

1. Quan hệ v ới cơng chúng.

Đây là quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng thơng tin, giữ vai trị chủ đạo trong quan hệ đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Người đọc, người nghe, người xem – đĩ là những người mà vì họ mà nhà báo làm việc và dành cho họ thành quả lao động của mình. Tơn trọng, bảo vệ, định hướng, hết lịng vì lợi ích và tiến bộ của cơng chúng là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp nhà báo.

2. Quan hệ với nguồn tin.

Nguồn tin là đối tượng phản ánh của nhà báo, gồm các tài liệu, mơi tường, sự kiện và con người (nguồn tin sống), cĩ ý nghĩa quyết định đối với cơng việc của nhà báo. Chính nhờ mối quan hệ này mà các nhà báo tiếp cận và phản ánh chính xác sự thật. Trong q trình quan hệ với nguồn tin, nhà báo cần:

- Sử dụng các hành động đàng hồng, hợp pháp, trừ trường hợp cĩ bằng chứng rõ ràng về mối đe dọa đối với sự yên ổn và lợi ích của xã hội.

- Tơn trọng quyền pháp nhân, khơng bất nhã, gây áp lực hay đe dọa nguồn tin sống.

- Chỉ rõ xuất xứ nguồn tin, trừ trường hợp cĩ căn cứ phải giữ bí mật để bảo vệ các nguồn tin ấy.

- Tơn trọng quyền con người, đời tư cơng dân.

3. Quan hệ với các nhân vật được phản ánh trong tác phẩm.

Đây là quan hệ rất tế nhị và phức tạp. những nhân vật được nhà báo phản ánh trong tác phẩm của mình cĩ thể là chính diện hay phản diện. Họ đều là những con người cụ thể trong xã hội, phải tiếp tục sống trong cộng đồng và cơng đồng ấy sẽ đọc, sẽ nghe, sẽ xem tác phẩm của nhà báo nĩi về họ; vì vậy nhà báo phải chú ý:

- Cơng tâm, khơng vụ lợi, thiên vị.

- Tơn trọng quyền con người, đặc biệt là đời tư cơng dân.

- Trung thành với hiện thực, khơng xuyên tạc cuộc đời nhân vật. - Kiềm chế, khơng kết án nhân vật khi chưa cĩ sự phán xét của tịa án.

4. Quan hệ với cộng tác viên

Các bổn phận nghề nghiệp của nhà báo khơng chỉ gắn liền với việc tạo ra các tác phẩm của riêng mình, mà phải tổ chức, lơi kéo cộng tác viên tham gia để nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí. Trong quan hệ với cộng tác viên, nhà báo phải đảm bảo các quy chuẩn đạo đức:

- Tơn trọng tác giả trên cơ sở tự nguyện. - Tơn trọng bản sắc riêng của tác giả.

- Khơng làm tổn thương lịng tự trọng của tác giả.

- Khơng vay mượn, ăn cắp ý tưởng, chứng cứ tài liệu hoặc tác phẩm của tác giả.

5. Quan hệ với các đồng nghiệp

Bầu khơng khí đạo đức trong tịa soạn cĩ vai trị quyết định sự thành bại của hoạt động báo chí. Nhà báo, ngồi quan hệ với cơng việc cịn phải xử lý tốt mối quan hệ với đồng nghiệp để đảm bảo cho tập thể tịa soạn là khối thống nhất, tất cả vì chất lượng của sản phẩm báo chí, vì cơng chúng. Biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp nhà báo trong mối quan hệ này cần phải:

- Giúp đỡ, hợp tác và tin cậy lẫn nhau. - Thi đua lành mạnh.

- Tơn trọng quyền tác giả và chính kiến của nhau.

6. Quan hệ với chính quyền và các tổ chức chính trị - kinh tế – xã hội.

Sự tương tác giữa chính quyền và các tổ chức chính trị - kinh tế - xã hội với báo chí là một bộ phận rất quan trọng trong các quan hệ xã hội và nĩ khơng phải chỉ được điều tiết bằng pháp luật mà cịn bằng cả đạo đức từ hai phía. Nhà báo, trong hoạt động nghề nghiệp cần tuân thủ các chuẩn mực đạo đức:

- Luơn tơng trọng, ủng hộ chính quyền và các tổ chức như một thiết chế xã hội quan trọng cĩ chức năng quản lý và thúc đẩy xã hội phát triển.

- Thực hiện thơng tin khách quan, trung thực, nhiều chiều để đảm bảo mối quan hệ thống nhất, lành mạnh giữa chính quyền, tổ chức và cơng chúng.

- Vừa hợp tác, vừa đấu tranh để giữ cho bộ máy chính quyền và các tổ chức chính trị - kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh.

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP NHÀ BÁO -BÙI HUY LAN (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w