6. Kết cấu khóa luận
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank –
2.1.6.2. Tình hình cho vay
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay tại VPBank Trần Hưng Đạo giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 +/- % +/- % Tổng dư nợ cho vay 2380 2887 3537 507 21,30 650 22,51 Theo thời hạn Ngắn hạn 1304 1625 2074 321 24,62 449 27,63 Trung dài hạn 1076 1262 1463 186 17,28 201 15,93
Theo đối tượng khách hàng
Cá nhân 1157 1350 1881 193 16,68 531 39,33
DNVVN 625 851 927 226 36,16 76 8,93
DN lớn 598 686 729 88 14,71 43 6,27
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại VPBank Trần Hưng Đạo)
Qua bảng 1.2 ta có thể thấy tổng dư nợ cho vay của Vpbank Trần Hưng Đạo tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2020 tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là 21,30%, với số dư nợ đến cuối năm 2020 là 2887 tỷ đồng, tăng 507 tỷ đồng so với năm 2019. Dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 3537 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 650 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tương ứng mức tăng 22,51%.
Theo kì hạn cho vay, nhìn chung hình thức vay ngắn hạn, trung dài hạn đều có tốc độ tăng trưởng khơng cao nhưng tăng đều và ổn định qua các năm. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2020 là 1625 tỷ đồng tăng 321 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 24,62% so với năm 2019. Đến năm 2021 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2074 tỷ đồng tăng 449 tỷ đồng so với năm 2020. Dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2020 là 1262 tỷ đồng tăng 186 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 17,28% so với năm 2019. Đến năm 2021 dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1463 tỷ đồng tăng 201 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 15,93% so với năm 2020.
Bởi vì về khía cạnh thời hạn thì cho vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên chi nhánh ln có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh và hạn chế rủi ro đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, có nhiều biến động và sức cạnh tranh cao.
Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng tại VPBank Trần Hưng Đạo giai đoạn 2019-2021
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, dư nợ nhóm KHCN và KH DNNVV đều tăng, đúng với định hướng phát triển kinh doanh của VPBank (tập trung vào bán lẻ cho KHCN và coi KH DNNVV là KHDN mục tiêu). Cụ thể, dư nợ cho vay
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
Năm 2019 năm 2020 Năm 2021
1157 1350 1881 625 851 927 598 686 729 Cá nhân DNVVN DN lớn
với KHCN tăng từ 1157 tỷ đồng vào năm 2019 lên 1881 tỷ đồng vào năm 2021 (tăng gấp 1,62 lần), duy trì tỷ trọng ổn định ở mức từ 16,68% đến 39,33%. VPBank Trần Hưng Đạo đang dần nâng tỷ trọng của danh mục này trong hoạt động cho vay. Cũng như vậy với đối tượng DVNVV, tỷ trọng và tốc độ tăng của dư nợ nhóm này liên tục tăng trong giai đoạn từ 2019-2021. Cụ thể năm 2020 dư nợ cho vay DNVVN là 851 tỷ đồng tăng 226 tỷ đồng so với năm 2019. Năm 2021 dư nợ cho vay DNVVN đạt 927 tỷ đồng tăng 8,93% so với năm 2020. Dư nợ cho vay DN lớn cũng có xu hướng tăng nhưng khơng đáng kể. Năm 2020 và năm 2021 dư nợ cho vay DN lớn tăng lần lượt là 88 tỷ đồng và 43 tỷ đồng.
Các xu hướng biến động trên đều là kết quả của chiến lược kinh doanh tập trung vào KHCN và DNVVN của VPBank. Trong thời gian qua, VPBank đã khơng ngừng đưa ra các chính sách ưu đãi cho phân khúc KH này. Các DN lớn không phải là KH mục tiêu mà VPBank hướng tới. Do đó các chương trình ưu đãi cho phân khúc này không nhiều, số lượng KHDN lớn ở mức khiêm tốn nhưng các DN này thường vay với số lượng tiền lớn giúp cho dư nợ ở khoản mục này ở mức khá. Có thể thấy rằng, VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo đang tiến gần đến mục tiêu “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu”.