Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Chuyên ngành ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh trần hưng đạo (Trang 42 - 45)

6. Kết cấu khóa luận

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank –

2.1.6.1. Tình hình huy động vốn

Những năm gần đây, nhu cầu vốn tín dụng thường tăng cao nhưng nguồn vốn giảm sút do tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất được NHNN quản lý chặt

chẽ hơn nên khơng cịn là yếu tố hấp dẫn và hầu hết các khách hàng rút vốn để đầu tư sang lĩnh vực khác, chính điều này đã khiến cho hoạt động huy động vốn của các NHTM trở nên khó khăn hơn. Mặc dù mơi trường kinh doanh có nhiều biến động và nhiều khó khăn, nhưng VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo vẫn đạt được một số kết quả nhất định trong hoạt động huy động vốn.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của VPBank Trần Hưng Đạo giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2019 2020 2021 2020/2019 2021/2020 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 6955 100 8177 100 8391 100 1222 17,57 214 2,62

Theo loại tiền gửi

VND 6485 93,24 7652 93,58 7854 93,6 1167 18 202 2,64 Ngoại tệ

(quy VND)

470 6,76 525 6,42 537 6,4 55 11,7 12 2,28

Theo nguồn vốn huy động

TCKT 1650 23,72 2245 27,45 1943 23,16 595 36,06 -302 -13,45 TGDC 5305 76,28 5932 72,55 6448 72,84 627 11,82 516 8,7 Theo kì hạn KKH 1923 27,65 2748 33,61 2356 28,08 825 42,9 -392 -0,14 <=12 tháng 4389 63,1 4742 58 5249 62,56 353 8,04 507 10,69 >12 643 9,25 687 8,39 786 9,36 44 6,84 143 20,81

tháng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động huy động vốn tại VPBank Trần Hưng Đạo)

Tổng nguồn vốn huy động tại thời điểm năm 2019 đạt 6955 tỷ đồng, tăng 1222 tỷ đồng, tương đương 17,57% so với năm 2020. Đến năm 2021 đạt 8391 tỷ đồng, tăng 2,62% so với năm 2020 tương ứng với giá trị tăng thêm 214 tỷ đồng. Có thể nói nguồn vốn huy động tại VPBank tăng mạnh vào năm 2020 nhưng đến năm 2021 chỉ tăng nhẹ (214 tỷ đồng). Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid 19 khi mà nền kinh tế đang suy thoái, lượng tiền trong nền kinh tế sụt giảm dẫn đến khó khăn trong cơng tác huy động.

Phân theo loại tiền gửi: Tại thời điểm năm 2020, huy động VNĐ đạt 7652 tỷ đồng (chiếm 93,58% tổng huy động vốn) tăng 1167 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng mới mức tăng trưởng 18%. Giữ vẫn mức tăng trưởng của năm 2020, huy động vốn VNĐ trong năm 2021 đạt mức 7854 tỷ đồng, tăng 202 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước đó.

Phân theo nguồn huy động: Vốn huy động chủ yếu tập trung ở nhóm đối tượng tiền gửi dân cư với tỷ lệ trên 70% và có xu hướng tăng qua các năm. Huy động vốn từ tiển gửi dân cư năm 2020 đạt 5932 tỷ đồng, tăng 627 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng với mức tăng trưởng 11,82% . Đến năm 2021 thì đạt dược 6448 tỷ đồng tăng 516 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng trưởng 8,7%. Về huy động vốn từ tổ chức kinh tế năm 2020 đạt được 2245 tỷ đồng, tăng 595 tỷ so với năm 2019, tương ứng mức tăng 36,06%. Đến năm 2021 thì huy động vốn từ tổ chức kinh tế chỉ đạt được 1943 tỷ đồng, giảm 302 tỷ đồng, tương đương mức giảm -13,45% so với năm trước đó.

Phân theo kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, giá trị khoản mục này từ năm 2019-2021 có giá trị lần lượt là 4389 tỷ đồng; 4742 tỷ đồng; 5249 tỷ đồng và chiếm trên 60% và gần 60% (năm 2020) tổng nguồn vốn huy động. Tiếp theo là đến tiền gửi không kỳ hạn chiếm khoảng hơn 20%, đến cuối năm

2021 đạt được 2356 tỷ đồng. Tiếp đến, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp dưới khoảng dưới 10% tổng huy động vốn. Vì vậy, chi nhánh nên có các chính sách hợp lý để thu hút lượng tiền gửi không kỳ hạn nhằm mang lại nguồn vốn giá rẻ.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh trần hưng đạo (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)