5. Kết cấu khóa luận
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.3.1. Môi trường bên trong doanh nghiệp
Lực lượng lao động
Đây là nguồn lực, một yếu tố đầu vào quan trọng bậc nhất và có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay kỹ thuật và công nghệ đã thay đổi phương thức lao động của con người trên nhiều lĩnh vực. Kỹ thuật cơng nghệ càng phát triển địi hỏi đội ngũ lao động càng phải có trình độ chun mơn cao. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp phải đảm bảo đủ năng lực về thể chất và tinh thần đáp ứng được yêu cầu của cơng việc.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp sử dụng nhân lực hợp lý, bố trí lao động phù hợp với khả năng của từng người, có chính sách đào tạo và đào tạo lại lao động cho phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp cũng như sự thay đổi của môi trường hoạt động chung.
Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Cơng nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ cơng nghệ ngày càng ngắn hơn và tính chất ngày càng hiện đại hơn. Doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ tiên tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiện đại để tiến tới chỗ ứng dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến, sáng tạo công nghệ kỹ thuật mới…, làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh.
19 Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Hoạt động quản lý bao gồm các khâu cơ bản: định hướng chiến lược cơ bản phát triển doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định, tuân chỉ mực tiêu đề ra, xây dựng kế hoạch phương án kinh doanh. Các khâu của quá trình này làm tốt sẽ tăng năng suất lao động, giảm chi phí kinh doanh từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh.
Nguồn vốn doanh nghiệp
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến quy mơ hoạt động, tính an tồn và chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Việc lựa chọn cơ cấu nguồn vốn hợp lý, sử dụng nguồn vốn có chi phí thấp, dễ tiếp cận, tính an tồn cao là một u cầu cấp thiết tăng tính hiệu quả và an tồn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp do doanh nghiệp xác lập và tạo thành sắc thái riêng cửa từng doanh nghiệp. Đó là bầu khơng khí, tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ, ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp trong công việc. Những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh thường là những doanh nghiệp chú trọng đến xây dựng, tạo ra mơi trường văn hóa riêng biệt khác với các doanh nghiệp khác.
Văn hóa doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các mục tiêu chiến lược và các chính sách trong kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã được lựa chọn. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào văn hóa của doanh nghiệp.
20
1.3.2. Mơi trường bên ngồi doanh nghiệp
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý gắn với các hoạt động ban hành và thực thi luật pháp từ các bộ luật đến các văn bản dưới luật. Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì mơi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội.
Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh.
Tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật, kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tơn trọng luật pháp của nước đó.
Mơi trường kinh tế
Mơi trường kinh tế có vai trị rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành và hồn thiện mơi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm có:
21
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao.
- Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh.
- Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ khơng đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, khơng có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát rất lớn.
- Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có khi một chính sách kinh tế của nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác.
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước… cũng như sự phát triển của giáo dục và đào tạo… đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thơng thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đơng đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh… và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh
22
1.3.3. Môi trường ngành
Môi trường ngành là nơi các doanh nghiệp trực tiếp có những mối quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ và cạnh tranh lẫn nhau, bởi vậy nó có tác động rất lớn và mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
Trong nên kinh tế thị trường, công cụ được các công ty và các nhà kinh doanh sử dụng rộng rãi để phân tích mơi trường ngành kinh doanh là mơ hình phân tích của Michael Porter.
Hình 1.1 Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh
Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng
23
là những người tạo ra thị trường, quy mơ của khách hàng chính là quy mơ của thị trường. Mọi biến động tâm lý khách hàng thể hiện sự thay đổi sở thích, thói quen làm cho số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng kinh doanh theo nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp, tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phụ vụ khách hàng. Người mua có ưu thế có thể ép giá người bán, địi hỏi người bán nâng cao chất lượng dịch vụ, đòi hỏi cung cấp nhiều dịch vụ hơn, làm cho các doanh nghiệp trong cùng ngành cạnh tranh thậm chí chống lại nhau.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Tuy nhiên phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, độ uy tín và có những chính sách kích thích sự hợp tác cùng phát triển.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm cùng ngành cùng với đó là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của mơi trường như văn hóa, chính trị, cơng nghệ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự đe dọa của sản phẩm thay thế vì tính bất ngờ, khó dự đốn của sản phẩm thay thế. Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của cơng nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành của mình.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những DN hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng lại có khả năng gia nhập thị trường. Việc nhận diện các đối thủ cạnh tranh có thể thâm nhập vào ngành là một việc cực kì quan trọng bởi các DN này có khả năng đe dọa đến vị thế cũng như thị phần của DN. Để đối phó
24
với những đối thủ này, DN cần nâng cao vị thế của mình, đồng thời sử dụng những hàng rào hợp pháp để ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngồi.
Cạnh tranh giữa các cơng ty trong ngành:
Cuộc đối đầu của các đối thủ cạnh tranh đang tham gia thị trường mang đặc tính lệ thuộc lẫn nhau. Ở hầu hết các ngành nghề, những động thái của một công ty sẽ tạo ra tác động có thể quan sát được ở những đối thủ cạnh tranh khác và do vậy làm dấy lên sự trả đũa lại hoặc các phản ứng khác. Đặt ra vấn đề cạnh tranh trong ngành đồng nghĩa với việc nghiên cứu và đánh giá các nhân tố cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành đó.
25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VNPACO
2.1. Tổng quan về Công ty VNPACO 2.1.1. Khái quát về VNPACO 2.1.1. Khái quát về VNPACO
Logo cơng ty
Hình 2.1 Logo cơng ty
(Nguồn: Website Công ty)
Tên công ty: Công ty Cổ phần tư vấn chất lượng - thương hiệu và truyền thơng Việt Nam.
Tên nước ngồi: VIETNAM PATENT QUALITY – BRAND AND COMMUNICATION JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VNPACO., JSC
Mã số thuế: 0104091072
Người đại diện pháp luật: Dương Mạnh Hiếu Điện thoại: (04) 62939580
26 Ngày thành lập: 06/08/2008
Loại hình cơng ty: cơng ty cổ phần
Quản lý bởi: chi cục thuế quận Tây Hồ
Địa chỉ trụ sở chính: Số 10/30/447, đường Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện:
1A, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Số 10, ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Số 5 Trương Cơng Định, phường 14, quận Tân Bình, thành phố HCM
Website: https://vnpaco.vn/
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của VNPACO
Chức năng
VNPACO thành lập để mang lại các giải pháp truyền thông hiệu quả cho các doanh nghiệp với chất lượng tốt nhất và chi phí hợp lý góp phần xây dựng thương hiệu cho các cá nhân, doanh nghiệp.
Nhiệm vụ
Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí. Thực hiện tốt các cam kết với khách hàng.
Tuân thủ theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước.
Đăng kí thuế, kê khai, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ của Nhà Nước. Đảm bảo chất lượng của các chương trình.
Tuân thủ theo quy định của Nhà nước về bảo vệ tài ngun mơi trường, trật tự an tồn xã hội và phòng cháy chữa cháy.…
27
Ngành nghề kinh doanh
VNPACO hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim điện ảnh, phim video và các chương trình truyền hình.
Các chương trình chính của cơng ty: Góc nhìn người tiêu dùng - VTC2
Cung cấp kiến thức tiêu dùng, thơng tin có ích về các sản phẩm dịch vụ mà thường ngày người tiêu dùng sử dụng, chương trình giới thiệu các những doanh nghiệp chất lượng để người tiêu dùng có sự lựa chọn tối ứu nhất. Đồng thời chương trình cũng nhằm tơn vinh các sản phẩm chất lượng tốt, bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần tẩy chay, ngăn chặn việc sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn trên cả nước.
Tiêu dùng 24/7- VTC6
Là chương trình talk show giữa đại diện doanh nghiệp có thể kết hợp cùng các chuyên gia trong lĩnh vực. Nhằm chia sẻ câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp để người tiêu dùng có thể nắm rõ hơn về sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời đây là cơ hội để các doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh của cơng ty, sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng trên cả nước nhắm thúc đẩy quá trình, sản xuất kinh doanh.
Chuyên gia cho mọi nhà - VTC6
Là chương trình truyền hình thực tế, tọa đàm – giao lưu giữa người xem với các chuyên gia y tế, các nhà khoa học đầu ngành và người dẫn chương trình tại trường quay. Tại đây, người xem sẽ đặt ra các câu hỏi xoay quanh Chủ đề của chương trình để Chuyên gia có thể trao đổi, chia sẻ, định hướng về các phương pháp chăm sóc sức khỏe hiện đại; các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y – dược hay về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp đang có hoặc sắp có trên thị trường
28
TV Shopping- VTC6
Ra mắt chương trình trong thời điểm giãn cách tồn xã hội, chương trình mua sắm trực tiếp đã giải quyết được bài toán cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chương trình bán hàng trực tiếp kết hợp với trải nghiệm sản phẩm giúp người tiêu dùng có cái nhìn khách quan nhất với sản phẩm.
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần tư vấn chất lượng - thương hiệu và truyền thông Việt Nam thành lập năm 2008 với đội ngũ sáng lập trẻ, năng động trong lĩnh vực truyền thông tiếp thị.
Khởi sự từ một Agency Tiếp thị và Truyền thông, sau 13 năm phát triển, Công ty đã trở thành Công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn Thương hiệu và cung cấp các giải pháp Truyền thơng Tiếp thị với các chương trình tiêu biểu hiện nay: Tiêu dùng 24/7, Góc nhìn người tiêu dùng, Chun gia cho mọi nhà, TV Shopping… Công ty trực tiếp sản xuất các chương trình, sự kiện kết hợp với nhiều nhãn hàng lớn như:
- Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn
- Cơng ty cổ phần Qúy Phát
- Công ty CP thương mại xuất nhập khẩu Sofaco
- Lock & Lock
- Tập đoàn Nagakawa...
Qua mỗi gia đoạn Cơng ty đều có các kế hoạch phát triển riêng phù hợp với nhu cầu thị trường:
2008-2011: Tập chung vào quảng cáo trên báo, tạp chí
2012-2017: Kết hợp quảng cáo trên báo chí và tổ chức sự kiện trao giải
2018- Nay: Kết hợp quảng cáo trên báo chí, tổ chức sự kiện và sản xuất