5. Kết cấu khóa luận
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.3.3. Môi trường ngành
Môi trường ngành là nơi các doanh nghiệp trực tiếp có những mối quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ và cạnh tranh lẫn nhau, bởi vậy nó có tác động rất lớn và mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
Trong nên kinh tế thị trường, công cụ được các công ty và các nhà kinh doanh sử dụng rộng rãi để phân tích mơi trường ngành kinh doanh là mơ hình phân tích của Michael Porter.
Hình 1.1 Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh
Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng
23
là những người tạo ra thị trường, quy mơ của khách hàng chính là quy mơ của thị trường. Mọi biến động tâm lý khách hàng thể hiện sự thay đổi sở thích, thói quen làm cho số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng kinh doanh theo nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp, tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phụ vụ khách hàng. Người mua có ưu thế có thể ép giá người bán, địi hỏi người bán nâng cao chất lượng dịch vụ, đòi hỏi cung cấp nhiều dịch vụ hơn, làm cho các doanh nghiệp trong cùng ngành cạnh tranh thậm chí chống lại nhau.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Tuy nhiên phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, độ uy tín và có những chính sách kích thích sự hợp tác cùng phát triển.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm cùng ngành cùng với đó là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của mơi trường như văn hóa, chính trị, cơng nghệ cũng sẽ ảnh hưởng đến sự đe dọa của sản phẩm thay thế vì tính bất ngờ, khó dự đốn của sản phẩm thay thế. Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của cơng nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành của mình.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những DN hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng lại có khả năng gia nhập thị trường. Việc nhận diện các đối thủ cạnh tranh có thể thâm nhập vào ngành là một việc cực kì quan trọng bởi các DN này có khả năng đe dọa đến vị thế cũng như thị phần của DN. Để đối phó
24
với những đối thủ này, DN cần nâng cao vị thế của mình, đồng thời sử dụng những hàng rào hợp pháp để ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngồi.
Cạnh tranh giữa các cơng ty trong ngành:
Cuộc đối đầu của các đối thủ cạnh tranh đang tham gia thị trường mang đặc tính lệ thuộc lẫn nhau. Ở hầu hết các ngành nghề, những động thái của một công ty sẽ tạo ra tác động có thể quan sát được ở những đối thủ cạnh tranh khác và do vậy làm dấy lên sự trả đũa lại hoặc các phản ứng khác. Đặt ra vấn đề cạnh tranh trong ngành đồng nghĩa với việc nghiên cứu và đánh giá các nhân tố cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành đó.
25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VNPACO