Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn chất lượng – thương hiệu và truyền thông việt nam (Trang 72 - 74)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Cơ hội và thách thức

3.2.1. Cơ hội

Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin công nghệ 4.0 việc phát triển truyền thông đa phương tiện là xu hướng tất yếu của các cơ quan báo chí truyền thơng. Việc sử dụng “trí tuệ nhân tạo” sẽ giúp cho việc truyền tải những thông điệp sẽ dễ dàng hơn không chỉ trong phạm vi trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Việc sử dụng “trí tuệ nhân tạo” ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong quy trình sản xuất và truyền tải sản phẩm báo chí, truyền thơng. Xu hướng cung cấp nội dung xuyên biên giới được thực hiện thơng qua nhiều hình thức và cơng nghệ mới, trong đó có dịch vụ truyền hình trả tiền qua mạng Internet xuyên biên giới và thu phí người dùng tại Việt Nam. Về kinh tế báo chí, quảng cáo kết hợp đa dạng hoá các nguồn thu (như tổ chức sự kiện, cung cấp các dịch vụ quảng cáo, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ thương mại điện tử...) là một xu thế của báo chí thế giới.

Với con số hơn 90 triệu dân, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng chính vì vậy cơ hội phát triển ngành báo chí truyền thơng trong tương lai. Nền kinh tế hội nhập kiến thức, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, Internet… ngày càng phát triển nhanh chóng đã làm thay đổi khuynh hướng tư tưởng và báo chí truyền thơng ở các nước trên thế giới. Từ đó những lối sống, cách sinh hoạt, thói quen của con người cũng dần thay đổi. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam cũng như các nước trên thế giới phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu

64

cầu thơng tin đa dạng, phong phú, chính xác nhằm đẩy mạnh sự phát triển của đất nước.

Bất kỳ lĩnh vực nào cũng có những cơ hội và thách thức những điều này luôn song song tồn tại với nhau, Hãy luôn biết nắm bắt những cơ hội để phát triển và biết khắc phục những thách thức để thành công trong mọi vấn đề. Trước những bối cảnh đang thay đổi ngành báo chí truyền thơng cần tìm hiểu rõ để biết tận dụng cơ hội phát triển sự nghiệp cho chính mình.

3.2.2. Thách thức

Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập vì vậy báo chí truyền thơng phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn giữa báo chí trong nước và nước ngoài (đa phần là vượt trội về cơng nghệ, kỹ thuật, tài chính, tính chun nghiệp… cạnh tranh về sản phẩm báo chí, cơ quan quản lý và cấp độ báo chí Trung ương – địa phương trong nước, có thể dẫn tới sự phân hóa – tạo ra sự khơng đồng đều, thậm chí một bộ phận cơ quan báo chí bị phá sản, phóng viên thất nghiệp. Báo chí truyền thơng nước ngồi với những ưu thế nhiều mặt sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến nhu cầu báo chí trong nước, có thể gây ra rối loạn thơng tin chèn ép và áp đặt thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước và báo chí truyền thơng Việt Nam.

Theo một nghiên cứu cho thấy chỉ khoảng 5-8% độc giả sẵn sàng trả tiền cho việc đọc tin. Trong khi đó nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Youtube đang cung cấp cho khan giả rất nhiều lựa chọn hồn tồn miễn phí, bao gồm cả tin tức thời sự lẫn nội dung giải trí.

Những tổ chức thời sự truyền thống, các trang báo online đang gặp nhiều khó khăn trong việc theo kịp những nhu cầu đang liên tục thay đổi và phát triển vì hiện nay thế hệ độc giả trẻ có nhu cầu thơng tin hơn bao giờ hết. Họ quan tâm đến chất lượng, tính xác thực, tính cộng đồng và muốn nhận lại giá trị ngay lập tức, đực cung cấp qua những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất.

65

Đội ngũ phóng viên, biên tập viên cịn thiếu kỹ năng chuyên môn về tin học, ngoại ngữ, kỹ thuật thu – phát thông tin chưa chuyên nghiệp, lực lượng phóng viên, biên tập viên cịn hạn chế giao lưu quốc tế… làm cho quá trình hội nhập quốc tế của nhà báo nói riêng và báo chí truyền thơng Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kế hoạch phát triển thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn chất lượng – thương hiệu và truyền thông việt nam (Trang 72 - 74)