Phân tích phương sai điểm các bài kiểm tra sau TN trên khối 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm CMAP TOOLS (Trang 88 - 92)

Anova: Single Factor

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

TN 90 614 6.82 2.51 ĐC 88 514 5.84 2.71 ANOVA Source of Variation SS Df MS F P- value F crit Between Groups 42.85 1 42.85 16.43 0.00 3.89 Within Groups 458.93 176 2.61 Total 501.78 177

Trong bảng 3.9, chúng ta thấy FA > F tiêu chuẩn (Fcrit), giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai PPDH khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS. * Kết quả định lượng các bài kiểm tra sau TN trên khối 12

Bảng 3.10. Phân tích phương sai điểm các bài kiểm tra sau TN trên khối 12 Anova: Single Factor Anova: Single Factor

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

TN 90 648 7.2 2.72 ĐC 88 530 6.02 2.99 ANOVA Source of Variation SS df MS F P- value F crit Between Groups 61.67 1 61.67 21.61 0.00 3.89 Within Groups 502.35 176 2.85 Total 564.02 177

Trong bảng 3.10, chúng ta thấy FA = 21.61 > F crit (tiêu chuẩn) = 3.89, nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai PPDH khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

3.4.2. Phân tích định tính

Căn cứ vào kết quả định lượng, chúng tơi tiến hành phân tích:

- Những dấu hiệu tích cực nhận thức của HS ở lớp TN và ĐC thơng qua các tiêu chí: Thái độ tích cực tham gia giờ học của HS; Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức.

- Phân tích chất lượng các bài kiểm tra ở lớp TN và ĐC theo các tiêu chí: Xác định được dấu hiệu chung, bản chất của KN; Lấy được ví dụ về KN; Khả năng vận dụng kiến thức KN; Khả năng lưu giữ thông tin (độ bền của kiến thức KN).

3.4.2.1. Phân tích những dấu hiệu tích cực nhận thức của HS ở lớp TN và ĐC

Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra viết, kết hợp với các câu hỏi kiểm tra vấn đáp trong quá trình DH, đồng thời tiến hành dự giờ, thăm lớp chúng tôi thấy kết quả học tập và tính tích cực học tập của HS ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. - Ở lớp TN: Học sinh tích cực phát biểu ý kiến, hoạt động nhóm sơi nổi. Khi tiến hành thảo luận, làm việc nhóm các em chú ý lắng nghe và đưa ra nhận xét. Nhiều HS đã thể hiện được sự nhạy bén trong tư duy và khả năng phân tích vấn đề một cách sâu sắc. Học sinh cũng đã có trao đổi qua lại tích cực với giáo viên trong quá trình hoạt động, có ý thức đào sâu và mở rộng vấn đề, chủ động phát triển thêm các nội dung kiến thức và đặt ra những câu hỏi phản hồi lý thú cho giáo viên.

- Ở lớp ĐC: Khơng khí lớp học trầm hơn, các em ít tham gia vào bài học một cách chủ động mà chăm chú vào việc lắng nghe, ghi chép những gì GV giảng. Sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh rất ít, khi GV đặt câu hỏi, cũng có một vài học sinh tham gia xây dựng bài tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào nội dung đã có sẵn trong sách giáo khoa.

Hầu hết các giáo viên tham gia dự giờ cùng chúng tôi đều cho ý kiến nhận xét là chất lượng giờ học ở các lớp tiến hành thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp

đối chứng cả về hiệu quả lĩnh hội tri thức cũng như thái độ tích cực chủ động của học sinh.

3.4.2.2. Phân tích chất lượng các bài kiểm tra ở lớp TN và ĐC

* Về mức độ nắm vững KN của HS

Kết quả các bài kiểm tra thể hiện số HS ở nhóm TN nắm được bản chất và các dấu hiệu của KN tốt hơn ở lớp ĐC:

Ví dụ 1: Trong bài kiểm tra số 1 câu hỏi số 1 là “Tại sao mã di truyền là mã bộ 3?”. Để trả lời được câu hỏi này HS học thuộc lòng nội dung trong SGK thôi là khơng đủ mà phải có tư duy tốn học, trong q trình học thì phải biết tương tác với GV và thảo luận với nhau. Khi đó HS lớp ĐC làm khơng tốt bằng lớp TN vì trong q trình học các em cịn thụ động lắng nghe, lười suy nghĩ và chủ yếu chỉ ghi lại được nội dung có trong SGK.

Cũng trong bài kiểm tra số 1 câu hỏi trắc nghiệm số 5 là “Điểm mấu chốt trong q trình tự nhân đơi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ” thì đáp án mà HS ở lớp TN đưa ra rất chính xác cịn ở lớp ĐC thì lại có nhiều lựa chọn sai hơn. Bởi lẽ các em ở lớp ĐC chưa có tư duy hệ thống về KN nên khả năng khái quát là chưa cao.

Ví dụ 2: Trong bài kiểm tra số 2 cho lớp TN và lớp ĐC (trong khi đang tiến hành TN), câu hỏi trắc nghiệm số 1 là “Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào do?”. Đây là một câu hỏi khơng khó nhưng các đáp án rất giống nhau đòi hỏi HS phải hiểu đúng và đầy đủ về KN mới có thể chọn được đáp án đúng. Kết quả là số các em ở lớp ĐC đều chọn đáp án A (ADN có khả năng đóng xoắn) hoặc C (ADN cùng với prơtêin hitstôn tạo nên các nuclêôxôm) nhiều hơn ở lớp TN. Còn ở lớp TN các em lựa chọn đáp án đúng nhất B (sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau) nhiều hơn, do đó điểm số cao hơn.

Hay trong câu hỏi trắc nghiệm số 4 “Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là”. Ở lớp TN khi giảng dạy bằng BĐKN thì sự so sánh được các dạng đột biến cấu trúc NST là

rất rõ ràng, do đó các em dễ dàng tìm được đáp án đúng B (đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể), cịn HS lớp ĐC thì cịn lúng túng và lựa chọn đáp án sai nhiều hơn.

Như vậy có thể thấy với HS ở các lớp TN thì việc nắm vững và hiểu đầy đủ về bản chất của KN là hơn hẳn HS ở các lớp ĐC. Nếu như HS ở lớp ĐC chỉ nắm KN một cách rời rạc thì ở lớp TN các em đã biết xâu chuỗi chúng với nhau, biết hệ thống hóa chúng do đó sẽ dễ dàng làm được những câu hỏi tổng hợp hơn.

* Về độ bền kiến thức sau TN:

Sau TN 2 tuần, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ bền kiến thức, khả năng lưu giữ thông tin của HS. Kết quả các bài kiểm tra cho thấy:

- Ở nhóm TN: HS nhớ kiến thức tốt hơn, lâu hơn thể hiện ở tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi giữ ở mức ổn định.

- Ở nhóm ĐC: Tỉ lệ HS bị điểm kém tăng lên, HS đạt điểm khá giỏi cịn hạn chế thể hiện ở việc trình bày khơng đầy đủ các dấu hiệu chung và bản chất của KN. Ví dụ 1: Trong bài kiểm tra số 1 cho lớp TN và lớp ĐC (sau khi tiến hành TN), câu hỏi 1 là “So sánh q trình nhân đơi ADN và q trình sao mã?”. Đây là nội dung quan trọng của bài 1 và bài 2 – sinh học12 - THPT, để trả lời được câu hỏi này HS phải nắm được các dấu hiệu bản chất của q trình nhân đơi ADN và quá trình phiên tạo ra ARN, đồng thời có khả năng khái quát hóa cao. Do vậy chúng tôi đã sử dụng câu hỏi này sau thực nghiệm nhằm kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức cũng như việc lưu giữ kiến thức của HS.

Ở các lớp ĐC, học sinh không nắm vững các dấu hiệu của KN sao mã và dịch mã, cũng không hiểu được bản chất chính xác của quá trình. Do vậy các em không phân biệt được sự giống nhau và khác nhau cơ bản của 2 quá trình. Hầu hết các em chỉ nêu được một vài diểm khác nhau như sao mã tổng hợp ARN, nhân đôi tổng hợp ADN; sao mã tạo ra 1 ARN cịn nhân đơi 1 lần tạo 2 ADN con. Ở các lớp thực nghiệm, các dấu hiệu của hai KN này đã được chính các em tìm hiểu kỹ và thảo luận rất sôi nổi trên lớp nên việc lưu giữ thông tin của các em

chủ động hơn và tốt hơn. Nhờ BĐKN các em dễ dàng khái quát được các điểm giống và khác nhau của 2 quá trình này.

Kết quả bài kiểm tra cho thấy hầu hết học sinh ở lớp TN đều làm bài tốt hơn học sinh lớp ĐC. Đa số học sinh lớp TN đều nêu được những nét giống và khác nhau cơ bản giữa hai quá trình.

Điểm giống nhau: Cả hai quá trình đều cần có ADN khn, các Nucleotit của mơi trường, các enzim xúc tác; Hai q trình đều thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và tổng hợp theo chiều 5’ – 3’.

Điểm khác nhau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm CMAP TOOLS (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)