Các nguyên tắc xây dựng BĐKN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm CMAP TOOLS (Trang 42 - 45)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Các nguyên tắc xây dựng BĐKN

2.2.1. Quán triệt mục tiêu dạy học

Việc DHKN Sinh học trong trường THPT nói chung và việc DHKN phần Di truyền nói riêng cần phải dựa trên cơ sở quán triệt đúng đắn mục tiêu, chương trình đào tạo. Vì lẽ đó mà khi nghiên cứu dạy học các khái niệm trong chương “Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12” cũng cần bám sát về sự phát triển của chương trình chung. Thay vì việc nghiên cứu sâu các khâu trong cơ chế của q trình nhân đơi, phiên mã hay dịch mã...thì theo chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng ta nên dạy các khái niệm đó theo

hướng chỉ ra bản chất, những đặc điểm khác biệt để phân biệt chúng với nhau... Dựa trên cơ sở khai thác đúng mức độ nội dung chương trình SGK hiện hành, dựa trên cơ sở thực tiễn, kinh nghiệmcủa HS và phải tạo điều kiện cho HS có thể vận dụng KN trong những trường hợp cụ thể.

2.2.2. Đảm bảo tính khoa học chính xác của nội dung dạy học

Trong QTDH nói chung và trong q trình DHKN nói riêng phải trang bị cho HS những tri thức khoa học chân chính, hiện đại nhằm giúp họ nắm vững những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tư duy, có cách nhìn, có thái độ và hành động đúng với hiện thực. Bên cạnh đó giúp HS dần làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản, rèn luyện cho họ những phẩm chất, tác phong của người nghiên cứu khoa học. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này, trước hết người GV phải làm chủ được kiến thức một cách khoa học thì mới có thể đóng vai trị là người hướng dẫn HS đi tìm hiểu về những kiến thức đó một cách có hiệu quả.

2.2.3. Đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa

Nội dung kiến thức mơn Sinh học có tính hệ thống, logic chặt chẽ. GV phải biết chủ động phát hiện tính hệ thống, logic, phân tích yêu cầu cụ thể của việc nắm vững KN đó, đặt nó trong mối liên hệ với những KN khác khơng phải chỉ trong phạm vi chương trình mơn học mà cả ở những mơn học có liên quan. Việc DH KN đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và phát triển trên nền các kiến thức KN đã học giúp cho HS ngày càng có cái nhìn tồn diện về KN, xác định được nguồn gốc phát sinh và mối liên hệ logic của các KN. Hình thành cho HS thói quen lập kế hoạch học tập, nghiên cứu một cách hợp lý, khoa học.

2.2.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Sinh học là ngành khoa học thực nghiệm và lý luận dạy học cũng đã chỉ rõ: chỉ có trên cơ sở của sự tích cực, tính tự giác, tự lực của HS thì KN mới được hình thành một cách vững chắc. Do đó, khi dạy bất kỳ một KN nào, GV phải xác định được KN đó cần phải phát triển như thế nào trên cơ sở kiến thức HS đã biết. Từ đó kết hợp với các phương pháp, hình thức, kỹ thuật DH phù

hợp sẽ giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động. Để thực hiện được nguyên tắc này GV nên thường xuyên sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau với các hình thức khác nhau. Khuyến khích, tạo điền kiện để HS mạnh dạn trình bày ý kiến, ý tưởng và những thắc mắc; đề cao tinh thần hồi nghi khoa học, óc phê phán, tác phong độc lập suy nghĩ. Tạo cơ hội và điều kiện để HS thể hiện được những ý tưởng, sáng kiến, quan điểm của mình về các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

Việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh ln gắn liền với tạo động cơ, hứng thú, phù hợp với từng đối tượng HS về trình độ, năng lực nhận thức, tâm lý... Muốn vậy người GV phải hiểu được đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS ở bậc THPT, năng lực nhận thức của HS, xác định mức độ tính chất khó khăn trong QTDH. Mặt khác phải phối hợp các hình thức lên lớp, hình thức độc lập hoạt động của HS và hình thức học tập nhóm… Từ đó HS sẽ hứng thú học tập, hình thành KN vững chắc hơn, góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.

2.2.5. Đảm bảo sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng

Nguyên tắc này địi hỏi trong QTDH nói chung và đặc biệt là trong quá trình DHKN Sinh học có thể cho HS tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng hay hình tượng của chúng, từ đó hình thành những khái niệm, quy luật, lý thuyết; hoặc ngược lại. Với đặc thù của môn Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm thì việc DHKN sẽ rất hiệu quả nếu sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phương tiện và nguồn nhận thức. Muốn vậy người GV cần kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan với lời nói sinh động, diễn cảm, giàu hình tượng để giúp HS có thể hình thành được những biểu tượng mới, những khái niệm mới từ những cái đã có; cần chú ý giúp HS hình thành và rèn luyện óc quan sát nhạy bén, linh hoạt; thường xuyên đề ra cho HS những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể và trừu tượng hay ngược lại…

Trong q trình DHKN để có thể chuyển dần q trình dạy học sang q trình tự học khơng những người GV phải hướng dẫn cho HS hiểu được các KN, các BĐKN mà còn phải hướng dẫn cho họ kĩ năng tự xây dựng các BĐKN, đánh giá cho nhau và qua đó tự đánh giá được thành quả học tập của chính mình. Do đó GV cần chú ý hình thành cho HS kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động tự học của mình. GV cần cải tiến nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng khuyến khích óc sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kì mà thúc đẩy HS học tập và nghiên cứu độc lập, tích cực, sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm CMAP TOOLS (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)