Bản đồ khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm CMAP TOOLS (Trang 26 - 29)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.2. Bản đồ khái niệm

1.1.2.1. Định nghĩa bản đồ khái niệm

Bản đồ khái niệm (concept maps) là những công cụ đồ thị để sắp xếp và trình bày kiến thức. Chúng bao gồm các khái niệm và mối quan hệ giữa các khái niệm được thể hiện dưới dạng đường nối giữa hai khái niệm. Các từ trên đường nối là các từ nối hay các cụm từ nối (thường là một danh từ), chỉ rõ mối quan hệ giữa hai khái niệm tạo ra các mệnh đề. [15]

Bản đồ khái niệm là sự phát triển của lý thuyết grap. Sự giống nhau giữa grap và bản đồ khái niệm là đều có các đỉnh và các cung. Nhưng trong bản đồ khái niệm trên các cung cịn có các từ nối để tạo ra các mệnh đề. [16]

Một BĐKN bao gồm hai phần chính:

- Các KN trong bản đồ được đặt trong các khung với hình dạng bất kì (hình vng, chữ nhật, trịn..).

- Các đường nối liên kết các KN, trên đó có các từ hay cụm từ nối các KN thành một mệnh đề hồn chỉnh có nghĩa, chỉ ra mối quan hệ giữa các KN ở hai đầu đường nối. [16]

Trong một BĐKN thông thường có một KN chính làm chủ đề, các KN khác thường được sắp xếp theo thứ bậc. Bên cạnh những thành phần trên, một BĐKN có thể có các ví dụ hoặc hình minh họa cho các KN trong bản đồ (không bắt buộc và khơng nằm trong khung của KN). Các ví dụ cũng được bao quanh bởi hình trịn, elip hoặc hình chữ nhật (bằng đường nét đứt). [14,15]

Hình 1.1. Khái quát về BĐKN

1.1.2.2. Cơ sở khoa học của bản đồ khái niệm

* Cơ sở tâm lí học của bản đồ khái niệm

Trong sự hiểu biết của chúng ta, trí nhớ lồi người khơng phải là một chiếc bình đơn giản để lấp đầy, mà là một tập hợp phức tạp của hệ thống bộ nhớ được liên hệ với nhau.

Khi nghiên cứu quá trình học tập, Asubel đã tìm ra hai kiểu học tập là học thụ động - học vẹt (rote learning) và học tích cực - học hiểu (meaningful learning). Trong đó, học hiểu có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân vì những nội dung học được cần phải là những khái niệm rõ ràng và được trình bày với ngơn ngữ và những ví dụ có quan hệ với kiến thức đã có của người học. Bản đồ khái niệm có thể đáp ứng điều kiện này. Bằng cách vừa liên kết những khái niệm chung được

người học tìm ra trước đó dẫn dắt đến những khái niệm cụ thể hơn, vừa giúp hệ thống các nhiệm vụ học trọng tâm có hệ thống và trở nên rõ ràng hơn, được giữ vững trong sự phát triển hệ thống khái niệm. Trong học vẹt kiến thức được học theo lối máy móc nên bị quên nhanh chóng nếu khơng được nhắc lại nhiều lần; cấu trúc kiến thức hay cấu trúc nhận thức của người học khơng được tăng cường hay thay đổi để xố đi những quan niệm sai lầm. Vì vậy, những khái niệm sai lầm sẽ vẫn cịn và kiến thức được học sẽ có ít hay khơng có khả năng được sử dụng trong việc học cao hơn hay giải quyết vấn đề (Novak, 2002). [14]

Một trong những lí do khiến bản đồ khái niệm tạo thuận lợi cho việc học hiểu là nó có tác dụng như một loại khn mẫu để giúp sắp xếp và cấu trúc kiến thức, mặc dù cấu trúc đó bao gồm các khái niệm hay mệnh đề tác động qua lại nhau. Nhiều học sinh và giáo viên ngạc nhiên khi thấy bản đồ khái niệm là công cụ đơn giản hỗ trợ việc học hiểu và tạo ra hệ thống kiến thức vững chắc không những cho phép áp dụng kiến thức trong những ngữ cảnh mới, mà còn giúp lưu giữ kiến thức trong thời gian dài (Novak, 1990; Novak & Wandersee, 1991). * Cơ sở nhận thức của bản đồ khái niệm

Hiện nay, quá trình học hiểu là quá trình được các nhà khoa học hay các chuyên gia trong bất kì lĩnh vực nào sử dụng, nhằm xây dựng kiến thức mới. Trong thực tế, Novak đã khẳng định rằng tạo thành kiến thức mới không chỉ là sự học hiểu ở trình độ cao mà cịn phụ thuộc vào cách tổ chức cấu trúc kiến thức của mỗi cá nhân trong những vùng nhận thức riêng biệt, và thậm chí cịn phụ thuộc vào cảm hứng trong việc tìm ra kiến thức mới (Novak 1977, 1993, 1998). Bản đồ khái niệm giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ của các khái niệm (đơn vị cơ bản của nhận thức). Bản đồ khái niệm có giá trị trong học tập và trong quá trình hình thành kiến thức mới của con người.

1.1.2.3. Vai trò của bản đồ khái niệm trong dạy học

Hiệu quả của việc sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học đã được chứng minh ở nhiều môn học. Đặc biệt bản đồ khái niệm là công cụ cho việc học hiểu ở trẻ em. Có thể sử dụng bản đồ khái niệm trong những trường hợp sau:

- Giảng dạy một chuyên đề: Sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học giúp các giáo viên hiểu biết nhiều hơn về khái niệm và mối quan hệ giữa các khái niệm. Điều này giúp giáo viên truyền tải một bức tranh tổng quát về các chủ đề và các mối quan hệ của các khái niệm.

- Củng cố sự hiểu biết: Bằng việc hướng dẫn học sinh tự lập các bản đồ khái niệm, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức và ghi nhớ lâu bền hơn.

- Kiểm tra: Với các bản đồ khái niệm còn bỏ trống khái niệm hoặc các từ dẫn, giáo viên yêu cầu học sinh hồn thiện bản đồ khái niệm, qua đó kiểm tra kiến thức của học sinh một cách chính xác nhất. [19]

- Đánh giá học sinh: thông qua việc so sánh các bản đồ khái niệm học sinh thiết lập được, giáo viên sẽ đánh giá được mức độ sáng tạo của học sinh. [5]

Như vậy, chúng ta thấy rằng các bản đồ khái niệm không những là công cụ thuận lợi cho việc thu nhận, trình bày và lưu giữ kiến thức của cá nhân mà còn là cơng cụ hữu ích cho việc sáng tạo tri thức. Tuy nhiên BĐKN cũng có một số nhược điểm như có thể tốn thời gian đối với những KN cần giải thích rõ ràng và chi tiết, HS có thể lúng túng nếu bản đồ phức tạp…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm CMAP TOOLS (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)