Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm CMAP TOOLS (Trang 29)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Thực trạng dạy khái niệm Sinh học 12 (đặc biệt việc sử dụng bản đồ khái niệm)

Hầu hết các KN trong chương trình sinh học THPT đều được phát triển dựa trên những kiến thức đã học ở THCS, hệ thống các KN trong chương trình sinh học 12 cũng vậy. Để xác định thực trạng DHKN ở trường THPT nói chung và thực trạng DHKN trong chương trình sinh học 12 hiện nay nói riêng chúng tơi tiến hành khảo sát ở một số trường THPT tại huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định.

- Mục tiêu khảo sát: Đánh giá mức độ nhận thức của GV về tầm quan trọng của KN và DHKN, vai trị của việc hình thành và phát triển KN sinh học. Đồng thời tìm hiểu quá trình chuẩn bị ở nhà và quá trình DH trên lớp, các PPDH được sử dụng để DHKN của GV.

- Phương pháp: phỏng vấn, điều tra trực tiếp, trao đổi và khảo sát giáo án, bài soạn của GV.

- Kết quả điều tra thu được như sau:

Bảng 1.1. Phiếu điều tra cho giáo viên Mức độ (%) Mức độ (%)

Nội dung câu hỏi

Thường xuyên Thi thoảng Không baogiờ Các biện pháp các thầy cơ sử dụng để DHKN là

- Thuyết trình giảng giải 58,2 41,8 0

- Sử dụng phương tiện trực quan - vấn đáp 57,4 42,6 0

- Nêu - giải quyết vấn đề 29,1 60,8 10,1

- Làm việc với SGK, tài liệu tham khảo 60 40 0 - Dạy học hệ thống hóa kiến thức 29,4 52,6 18

- Sử dụng Graph 7,5 67 25,5

- Sử dụng BĐKN 1,9 27,7 70,4

- Dạy học theo dự án 0 5,4 94,6

Khi DHKN các thầy cô thường tổ chức giúp HS - Nảy sinh nhu cầu và xác định nhiệm vụ nhận thức KN đó

25,8 38,5 35,7

- Phân tích và phát hiện các dấu hiệu bản chất của KN

52,7 34,8 12,5

- Đưa KN mới vào hệ thống KN đã có 21,9 50,6 27,5 - Vận dụng và luyện tập KN mới học 29,1 48,3 22,6 Khi soạn bài các thầy cô thường quan tâm tới những điều nào sau đây - Mục tiêu dạy học cần đạt được 79,5 20,5 0 - Sự hình thành và phát triển của các KN từ

các lớp dưới

34,6 48,2 17,2

- Vị trí của KN trong chương trình 42,4 36,7 20,9 - Xác định KN và kiến thức trọng tâm của bài học 56,7 33,9 9,4 - Các KN có liên quan và mối quan hệ giữa

chúng với KN cần giảng dạy 34,1 53,6 12,3

- Xác định vai trò của KN trong bài học 51,6 39 9,4 - Xác định xem KN cần dạy đã được định

nghĩa chính xác hay chưa

9,9 41,9 48,2

- Phân tích các dấu hiệu đã được hình thành và cần phải hình thành khi DH KN đó

39,6 27,9 32,5

- Tìm hiểu các KN tương đồng và phân tích sự giống và khác nhau giữa chúng với KN cần dạy

Qua kết quả khảo sát thu được trong bảng trên, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề khi DHKN ở trường THPT như sau:

Về các biện pháp thầy cô sử dụng trong DHKN thì nhìn chung các thầy cơ vẫn sử dụng chủ yếu những phương pháp truyền thống như thuyết trình bài giảng (58,2%), sử dụng vấn đáp (57,4%), làm việc với sgk (60%). Trong khi đó một số phương pháp mới thì lại ít được sử dụng như sử dụng Grap chỉ có 7,5% là thường xuyên và sử dụng BĐKN mới chỉ có 1,9%. Đặc biệt là dạy học theo dự án thì hầu như họ rất ít được nghe nói đến hoặc có chăng cũng chỉ là sử dụng thử như 5,4% thi thoảng dùng.

Bên cạnh đó chúng tơi cũng thấy rằng trong tiến trình của việc DHKN Sinh học thì chủ yếu các thầy cơ đã biết phân tích và phát hiện các dấu hiệu bản chất của KN (52,7%) nhưng việc đưa các KN vào hệ thống KN đã có và việc vận dụng và luyện tập chúng là chưa cao chỉ có hơn 20%. Đặc biệt là có tới 35,7% GV chưa thể làm nảy sinh nhu cầu và xác định nhiệm vụ nhận thức KN đó ở HS và cũng có tới 27,5% GV chưa bao giờ đưa các KN mới vào hệ thống KN đã có mà nhìn chung họ chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức mới mà thôi.

Mặt khác trong quá trình soạn bài vẫn có 9,4% trong số họ chưa xác định KN và kiến thức trọng tâm của bài học và thậm chí có tới 48,2% là khơng quan tâm xem KN cần dạy đã được định nghĩa chính xác hay chưa, vẫn có tới 47,2% khơng cần tìm hiểu về các KN tương đồng với KN cần dạy và 17,2% khơng quan tâm đến sự hình thành và phát triển KN từ các lớp dưới.

Như vậy qua tìm hiểu bằng phỏng vấn và điều tra chúng tơi thấy nhìn chung việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực chưa được nhiều và hiệu quả chưa cao. Các GV vẫn nặng về các phương pháp truyền thống với một cách dạy máy móc mặc dù họ là những đội ngũ cịn khá trẻ. Vì vậy việc giúp HS có được cái nhìn tổng qt về nội dung kiến thức cũng như các KN đang học để có thể vận dụng được chúng là rất khó khăn.

1.2.2. Thực trạng về thái độ, phương pháp và kết quả học tập môn Sinh học 12 của HS ở trường THPT 12 của HS ở trường THPT

- Mục tiêu khảo sát: Đánh giá mức độ yêu thích của HS với môn Sinh học và phương pháp học tập môn Sinh học thường được sử dụng. Đồng thời thống kê kết quả học tập môn sinh học tại các trường và kiểm tra mức độ nắm vững các KN Sinh học của HS.

- Đối tượng khảo sát: HS tất cả các lớp khối 12 của các trường: THPT Quất Lâm - Giao Thủy - Nam Định, THPT Giao Thủy B - Giao Thủy - Nam Định. - Phương pháp tiến hành: Phỏng vấn và phát phiếu điều tra trực tiếp.

- Kết quả điều tra khảo sát của chúng tôi thu được như sau: Bảng 1.2. Phiếu điều tra cho học sinh

Stt Nội dung Tỉ lệ

%

1 Thái độ với mơn học: 100%

- u thích mơn học 23,25

- Chỉ coi môn học là một nhiệm vụ 58,25

- Không hứng thú với môn học 18,5

2 Kết quả học tập năm học trước: 100%

- Loại giỏi 9.25

- Loại khá 16.5

- Loại trung bình 64.75

- Loại yếu, kém 9.5

3 Để chuẩn bị trước cho một bài học môn Sinh học, em thường:

Học bài cũ và bài tập về nhà 100%

- Học bài cũ, trả lời những câu hỏi và bài tập giao về nhà. 35.25 - Học bài cũ nhưng chỉ học thuộc lòng. 32.5 - Khơng học bài cũ vì khơng hiểu bài. 8.5 - Khơng học bài cũ vì khơng thích học mơn Sinh học 23.75

Học trước bài mới ở nhà 100% - Nghiên cứu trước bài học theo hướng dẫn của GV. 53.25 - Tự tìm hiểu các KN trong bài học và hỏi GV những điều

chưa hiểu trong giờ học trên lớp.

13.3 - Tìm đọc thêm các tài liệu có liên quan ngồi SGK để nắm

vững hơn các KN.

11.2 - Xem nội dung trả lời các câu hỏi/bài tập ở các tài liệu khác để khi GV hỏi có thể trả lời được.

6.25

- Không học trước bài mới 16

4 Khi GV kiểm tra bài cũ, em thường:

- Suy nghĩ để trả lời câu hỏi GV đặt ra. 28,5 - Nghe bạn trả lời để nhận xét và đánh giá. 22,7 - Chuẩn bị câu trả lời của mình để bổ sung ý kiến cho bạn. 5,05 - Khơng suy nghĩ gì vì dự đốn khơng bị gọi lên bảng. 8,25 - Xem lại bài để đối phó nếu bị GV gọi lên bảng. 35,5 5 Trong giờ học, khi GV đưa ra câu hỏi/bài tập em

thường:

100% - Suy nghĩ cách trả lời câu hỏi / bài tập và hăng hái tham gia

phát biểu

28,5 - Suy nghĩ câu trả lời nhưng khơng dám phát biểu vì sợ khơng

đúng

32,25

- Chờ GV trả lời hoặc giải bài tập 39,25

6 Mức độ nắm vững KN Sinh học: 100%

- Luôn chỉ ra được các dấu hiệu chung và dấu hiệu bản chất của KN

9,8 - Luôn nắm vững và vận dụng được các KN Sinh học trong bài học

10,45 - Hiểu nhưng không vận dụng được các KN 36,25 - Học thuộc lịng nhưng khơng hiểu bản chất KN 26 - Không thuộc và không hiểu bản chất KN 17,5

Về mức độ yêu thích của HS đối với mơn Sinh học, chúng tơi nhận thấy chủ yếu HS chỉ coi mơn học là một nhiệm vụ phải hồn thành với 58,25%, có 23,25% u thích mơn học và 18,5% HS thừa nhận khơng thích hoặc rất ghét học Sinh học.

Về phương pháp học tập, đa số HS chỉ làm bài tập ở nhà là trả lời các câu hỏi và bài tập GV đã giao cho (35,25%), 32,5% HS học bài cũ theo kiểu học vẹt, đọc thuộc lịng mà nhiều khi khơng hiểu gì cả và có tới 23,,75% HS khơng bao giờ học bài cũ. Chỉ có một số ít tự tìm thêm tài liệu có liên quan ngồi SGK (11,2%) và tự tìm hiểu lại các KN chưa hiểu trong giờ học trên lớp (13,3%). Và vẫn cịn có tới 16% HS khơng học bài trước khi đến lớp.

Trong giờ học, khi GV kiểm tra kiến thức cũ, có 8,25% HS thường có thái độ khơng chú ý, thậm chí khơng biết GV đang hỏi gì. Chỉ có một số ít HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời bổ sung cho bạn (5,05%). Khi GV đặt câu hỏi phát vấn hầu hết HS đều chú ý trả lời câu hỏi, tuy nhiên vẫn có tới 39,25% HS có thái độ thụ động, không suy nghĩ, chờ bạn khác hoặc GV trả lời hộ.

Về mức độ nắm vững KN Sinh học thì có tới 36,25% HS hiểu các KN Sinh học một cách máy móc theo cách học thuộc lịng nhưng khơng nắm được bản chất KN, do vậy không thể sử dụng KN đã học để tư duy hay tiếp thu một KN mới. 26% HS chỉ học thuộc lòng KN một cách đơn thuần nhưng không cần hiểu bản chất KN. Và vẫn cịn 17,5% HS thậm chí khơng hề nhớ hầu hết các KN sinh học đã học trong chương trình vì khơng hiểu và cũng khơng học thuộc lịng các KN.

Từ những thực trạng đó, chúng tơi đã tìm hiểu kết quả học tập của HS thơng qua sổ điểm chính của nhà trường. Trong năm học 2011-2012, chỉ có 9,25% HS đạt loại giỏi môn Sinh học, số HS khá là 16,5%, HS trung bình 64,75% và lượng HS yếu kém là 9,5%.

Như vậy thông qua việc điều tra và phân tích các kết quả trên chúng tôi thấy rằng việc dạy và học KN Sinh học trong nhà trường còn nhiều bất cập.

Việc đổi mới phương pháp dạy học dường như vẫn chỉ là khẩu hiệu nên hiệu quả thực sự chưa cao. Thể hiện ở chính năng lực nhận thức và sáng tạo của các em. Theo chúng tơi điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như từ phía GV,

HS, chương trình đào tạo…

1.2.3. Phân tích nguyên nhân của thực trạng

Trước hết, xuất phát từ thực trạng chung của nền giáo dục nước ta chậm đổi mới. Nhìn chung nền giáo dục cịn mang nặng tính thụ động, chỉ biết tiếp thu mà khơng biết suy nghĩ phê phán:

Về phía GV, do nhận thức không đầy đủ về sự cần thiết của đổi mới phương pháp DH, do hạn chế về trình độ và lòng yêu nghề, sự cống hiến cho công việc nên kết quả giảng dạy của họ chưa đạt yêu cầu. Phần đông trong số họ dạy theo kinh nghiệm vốn có của bản thân, ít tìm tịi sáng tạo những kiến thức mới và không xâu chuỗi được các kiến thức KN với nhau và điều này giải thích một phần những giờ dạy của các GV trẻ chưa có kinh nghiệm chưa đạt hiệu quả, họ chỉ cố gắng truyền tải hết nội dung SGK. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá còn nặng về việc tái hiện kiến thức nên cũng ảnh hưởng tới cách dạy của GV. Chỉ với những cách dạy nhồi nhét kiến thức truyền thống mới có thể đáp ứng được các kì thi.

Về phía HS, mơn Sinh học vẫn thường được coi là khó học, thậm chí nhiều HS có tư tưởng học để thi cử vẫn coi môn Sinh học và các môn học không thuộc khối thi của các em là mơn phụ, vì vậy các em thường coi đó là mơn học bắt buộc phải hoàn thành, dẫn tới cách học để lấy điểm, đối phó với sự kiểm tra của GV dẫn tới nếp học thụ động, kiến thức thu nhận được ít có khả năng ứng dụng thực tế hay sử dụng để giải quyết vấn đề. Chỉ có một số ít HS thi đại học môn Sinh thì mới sự đầu tư cho mơn học cịn đại đa số là bị hổng kiến thức từ các lớp dưới do PP học chưa đúng hoặc không quan tâm tới môn học nên càng lên lớp trên các em lại càng ngại học và khiến cho việc hợp tác giữa thầy và trị gặp nhiều khó khăn.

và là một nguyên nhân gây ra thực trạng trên. Khối lượng kiến thức vẫn còn khá lớn, cộng với áp lực thi cử đè nặng lên tâm lý đã chi phối cách dạy và học của cả thầy và trị. Tuy đã có những chỉnh sửa và gần đây nhất là việc thực hiện theo chương trình chuẩn của bộ nhưng việc thực hiện chưa được đồng đều và vẫn chưa thực sự khoa học vẫn chưa sát với việc kiểm tra đánh giá nên cũng gây nhiều khó khăn cho việc giảng dạy của GV.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản về thực trạng việc dạy và học mơn Sinh học nói chung và việc DHKN Sinh học nói riêng. Ngồi ra cịn có nhiều ngun nhân khách quan khác, như sự thiếu thốn về điều kiện vật chất của các trường (thiếu phòng ốc, thiếu thiết bị DH, chưa có điều kiện ứng dụng cơng nghệ thông tin…), việc tập huấn, bồi dưỡng chun mơn cịn chưa thực sự chất lượng, chế độ lương, thưởng chưa xứng đáng, kịp thời, không đủ đảm bảo cuộc sống.

Kết luận chương 1

Chương này trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn: Lý thuyết về KN và BĐKN; Thực trạng việc dạy và học KN Sinh học trong nhà trường THPT hiện nay và các nguyên nhân của thực trạng trên.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ”, SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM

CMAP TOOLS

2.1. Phân tích lơgic cấu trúc nội dung chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12

* Khái quát chung về DTH ở THPT nối tiếp DTH ở THCS:

Kiến thức DTH ở lớp 9 là những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển nội dung kiến thức DTH ở lớp 12. Tuy nhiên theo cấu trúc chương trình ở lớp 9 và lớp 12 có sự khác biệt về trình tự. Sự khác nhau này là do cách tiếp cận khác nhau của các tác giả SGK khi viết sách. Nếu như ở lớp 9, cấu trúc được sắp xếp theo lịch sử khoa học, các vấn đề được đề cập theo thứ tự thời gian phát hiện sớm hay muộn thì ở lớp 12 tiếp cận theo logic nội tại của nội dung kiến thức di truyền học.

* So sánh nội dung kiến thức về cơ chế di truyền và biến dị sinh học 9 và sinh học 12:

Riêng phần cơ chế di truyền và biến dị thì ở sinh học 9 khơng viết gọn trong một chương như ở chương trình sinh học 12 mà trình bày rải rác ở các chương 2, chương 3 và chương 4. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ ở chương trình sinh 9 là những kiến thức nền tảng cơ sở ban đầu nên cần được trình bày chi tiết, cụ thể để học sinh bước đầu có thể hiểu được các khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của phần mềm CMAP TOOLS (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)