Biểu đồ 3.1 Phân bố tần suất tích lũy kết quả bài kiểm tra
9. Cấu trúc luận văn
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Thực trạng giáo dục STE Mở Việt Nam hiện nay
Sau khi Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học từ năm 2014 về việc vận dụng mơ hình giáo dục STEM trong nhà trường, đã có hơn 50 dự án được xây dựng và thực hiện. Năm học 2016 – 2017, tiến hành thí điểm tại 14 trường và đã có hơn 79 dự án đạt kết quả tích cực, cụ thể như sau:
- Cán bộ quản lý, GV, HS, PH ngày càng có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của mơ hình giáo dục STEM.
- Các dự án STEM bước đầu khẳng định tính khả thi. - Phát triển CLB STEM trong nhà trường.
- Dự án STEM nhận được được sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức liên quan.
Bên cạnh đó, chương trình STEM cũng được xây dựng đặc thù cho các cấp học, ví dụ ở cấp Tiểu học, HS được trang bị các kiến thức Khoa học tự nhiên ở mức độ đơn giản nhất là tiếp cận kiến thức thông qua hiện tượng. Ở cấp THCS, HS được khám phá khoa học thơng qua các thí nghiệm vui, phim khoa học và sáng tạo thông qua việc thể hiện lắp ráp mơ hình các thiết bị và đồ chơi khoa học. Đến cấp cao hơn, HS được trải nghiệm gắn với định hướng nghề nghiệp và công việc trong tương lai. * Tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định)
Sau triển khai thí điểm giáo dục STEM, tuy cịn một số khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất nhưng đã có rất nhiều dự án được thực hiện và có tính khả thi như: Dự án giá sách, thâm canh rau sạch trên mái nhà, nấm cao to, mĩ phẩm thiên nhiên, cây cầu Nam Vân… Ngồi các dự án, Nhà trường cịn có các cách tiếp cận STEM khác như: Tham gia chế tạo tên lửa nước trong hội thao Giáo dục quốc phòng, tham gia cuộc thi NCKHKT có 4 đề tài dự thi cấp Quốc gia. Bên cạnh đó, cịn duy trì được CLB STEM và tổ chức thành công ngày hội STEM với hơn 80 sản phẩm tham gia. * Tại trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội)
Các hoạt động giáo dục STEM được tổ chức với cách tiếp cận khác nhau, thể hiện ở một số nội dung:
+ Tổ chức hoạt động CLB: Trường đã xây dựng CLB Robotics với 62 học sinh tiểu học tham gia và đạt được kết quả nhất định. HS được trang bị các kiến thức khoa học tự nhiên, các nguyên lý cơ bản của mơ hình robot trong thực tế từ đó có khả năng lắp ráp, sáng tạo và đam mê với các sản phẩm công nghệ. Bên cạnh đó, HS trung học cịn được khám phá khoa học thơng qua các thí nghiệm vui, phim khoa học và hoạt động lắp ráp các thiết bị, đồ chơi khoa học.
+ Dạy học tích hợp STEM: GV lựa chọn các nội dung chính khóa và lập kế hoạch dạy học theo mơ hình giáo dục STEM. Một số chủ đề được thực hiện: Năng lượng và phát triển bền vững, thủy điện trong đời sống, ứng dụng toán học trong chuyển động ném xiên, hiệu ứng lá sen, chiết xuất tinh dầu sả…
+ Nghiên cứu khoa học kĩ thuật: Trường Phổ thông liên cấp Olympia đã kết hợp với các trường Đại học, viện Nghiên cứu Khoa học để định hướng, gợi ý cho HS nghiên cứu, sáng tạo và thực hiện các đề tài hay và ý nghĩa như: “Ảnh hưởng dịch chiết lá chè xanh đến chuột Swiss ăn béo và áp dụng điều chỉnh hiện trạng béo phì”, “Chế tạo kính thiên văn khúc xạ”, “Chế tạo giấy chỉ thị màu từ bắp cải tím”, “Chế tạo máy hút bụi điều khiển từ xa”, “Khảo sát độ nhớt của một số chất lỏng”…
+ Lớp học định hướng nghề STEM: GV đưa ra các nội dung dạy học STEM có định hướng nghề nghiệp cho HS. Nội dung học tập là các dự án giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Một số dự án được thực hiện như: “Thiết kế máy vảo vệ trứng”, “Mơ hình nhà chống lũ”, “An ninh quang học”…
* Tại trường Phổ thông liên cấp Ngôi sao Hà Nội (Hà Nội)
Các hoạt động STEM được đưa ra phù hợp với từng khối lớp như: Hoạt động xây tháp từ giấy với khối 6, khối 7 rất hứng thú trước thử thách giữ cho mơ hình tháp bằng mỳ Ý, kẹo và băng keo đứng cân bằng. Khối 8 dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Hiền - Thạc sĩ Vật lý ứng dụng ĐH Deagu Hàn Quốc lắp ráp thành cơng mơ hình xe ơ tô chạy bằng pin năng lượng mặt trời… Trong thời gian sắp tới, nhà trường sẽ triển khai thêm những câu lạc bộ ngoại khóa nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu về STEM của học sinh.
Tất cả các hoạt động được tổ chức giúp HS tiếp cận với mơ hình giáo dục STEM đều đạt kết quả ấn tượng, không chỉ giúp HS phát hiện các kiến thức khoa học mà còn phát triển các kĩ năng STEM. Bước đầu nhận được phản hồi tích cực từ PH cũng như sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị liên quan…