Các quy định của pháp luật về kinhdoanh đa cấp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở việt nam (Trang 38 - 41)

1. Môi trƣờng bán hàng đa cấp tại Việt Nam

1.3. Các quy định của pháp luật về kinhdoanh đa cấp tại Việt Nam

Hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành luật pháp cụ thể rõ ràng về bán hàng đa cấp. Ở Việt Nam sau một thời gian náo loạn về bán hàng đa cấp, Bộ thương mại đưa ra nhiều giả thiết, kiến nghị, Chính phủ Việt Nam cũng đã chính thức ban hàng luật định về bán hàng đa cấp.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Trí, phó trưởng ban soạn thảo luật canh tranh đã nhận định “Pháp luật Việt Nam khơng chỉ hồn tồn cơng nhận tính hợp pháp của BHĐC như những hình thức phân phối mà cịn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp BHĐC mở rộng quyền và phạm vi kinh doanh một cách lành mạnh và đúng pháp luật.

Ngày 09/11/2004, Quốc hội Việt Nam thông qua luật cạnh tranh, đến ngày 3/12/2004 Chủ tich Quốc Hội ký duyệt và luật cạnh tranh chính thức có hiệu lực ngày 1/7/2005. Trong đó, khoản 1 điều 3 quy định về các quy tắc bán hàng đa cấp, điều 48 nêu rõ các trường hợp bán hàng đa cấp bất chính.

Điều 48 Luật Cạnh tranh quy định:

Cấm các doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tận dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:

- Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

cho người tham gia để bán lại.

- Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

- Cung cấp thơng tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thơng tin sai lệch về tính chất, cơng dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.

Ngày 24/8/2005, Thủ tướng chính phủ ký nghị đinh 110/NĐ-CP hướng dẫn thi hành bán hàng đa cấp do đó bán hàng đa cấp chính thức hợp pháp tại Việt Nam. Như vậy là kết thúc các nguồn dư luận rằng nên cấm triệt để BHĐC ở Việt Nam. Ngày 30/9/2005 Thủ tướng chính phủ ký nghị định 120/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật cạnh tranh trong đó quy định về mức phạt doanh nghiệp bán hàng đa cấp làm ăn bất chính…

Chấp nhận đề nghị của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính vừa có quyết định ban hành lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng tiền lệ phí cấp giấy phép đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Quyết định này có hiệu lực từ 23/12/2005. Theo đó, nếu doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bán hàng đa cấp mới phải nộp lệ phí 300.000 đồng. Trường hợp bổ sung và cấp lại lần lượt áp dụng mức 200.000 đồng và 100.000 đồng. Cũng theo quyết định này, cơ quan thu lệ phí (Sở Thương mại, Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Các đơn vị này được tính lại 75% số tiền lệ phí thu được từ việc bán hàng đa cấp để trang trải cho việc thu lệ phí theo đúng quy định tại Thông tư 63/2002/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện các quy định về phí và lệ phí.

Theo quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ không được yêu cầu người muốn tham gia đặt cọc để được quyền tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp, không được yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng

hiện chi tra đầy đủ các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền được hưởng. Với những trường hợp thu nhập cá nhân tới mức phải chịu thuế, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải khấu trừ tiền thuế của người tham gia để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác cho người tham gia.

Để được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, ngồi những khoản lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải ký quỹ tại một ngân hàng hoạt động ở Việt Nam với khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ. Đúng như dự kiến ban đầu của ban soạn thảo Nghị định 110/CP, số tiền ký quỹ sẽ không thấp hơn 1 tỷ đồng. Khi có thơng báo ngừng hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được sử dụng tiền ký quỹ để chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa từ người tham gia. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được rút toàn bộ số tiền ký quỹ nếu khơng có bất cứ khiếu kiện nào từ phía người tiêu dùng.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ: Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có

thể quản lý được hình thức này có hiệu quả ở Việt Nam. Nhìn chung luật định ở Việt Nam vẫn cịn tồn tại một số vấn đề như:

- Chưa có hệ thơng kiểm tra thu nhập của các thành viên kinh doanh theo mạng, với các thành viên thu nhập cao phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

- Chưa có hiệp hội các nhà kinh doanh theo mạng ở Việt Nam nhằm xây dựng các chính sách và kiểm tra việc thi hành thực hiện các chính sách của các cơng ty kinh doanh theo mạng tại Việt Nam đảm bảo loại bỏ hồn tồn các cơng ty lợi dụng hình thức kinh doanh đa cấp thu lợi nhuận bất chính.

Mặc dù nghị định 110/NĐ-CP đã hướng dẫn thực hiện hoạt động kinh doanh đa cấp một cách cụ thể, tuy nhiên để quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp có hiệu quả hơn thì luật pháp ở Việt Nam cần phải được điều chỉnh, bổ sung để

hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)