Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở việt nam (Trang 76)

3. Các giải pháp ngăn chặn và phòng chống bán hàng đa cấp bất chính

3.1.Đối với doanh nghiệp

Liên kết nội bộ ngành: Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần liên kết với nhau, thành lập ra một tổ chức đại diện cho họ như “Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam”. Thơng qua đó để hợp tác với các cơ quan truyền thông, các cơ quan quản lý nhằm nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn các cơng ty hoạt động theo mơ hình “hình tháp ảo”. Có như vậy mới có thể tạo được niềm tin, sự đồng thuận của cả xã hội đối với mơ hình bán hàng đa cấp. Việc tham gia vào hiệp hội sẽ làm tăng uy tín của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc phải tuân thủ các quy chế của hội sẽ hạn chế hoàn toàn những sai phạm mà các doanh nghiệp cố tình hoặc vơ tình mắc phải. Bên cạnh đó, nhờ có Hiệp hội, người tiêu dùng cũng sẽ yên tâm và có cái nhìn thiện cảm hơn đối với hình thức bán hàng đa cấp.

Đối với Nhà nƣớc và xã hội: Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ

Nghị định 110/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần phải đảm bảo tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam khi đi vào hoạt động. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã được quy định như nộp thuế, tổ chức đào tạo các nhà phân phối về sản phẩm… Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm quản lý và thu hộ thuế thu nhập cá nhân của các hợp tác viên cho cơ quan thuế. Để tồn tại vững mạnh, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội như góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tiến hành các hoạt động từ thiện,…

Về sản phẩm: Các công ty cần luôn trung thực trong việc cung cấp thông

tin cho khách hàng, cho các nhà phân phối độc lập và cho các cơ quan quản lý. Sản phẩm phải được ghi rõ ngày tháng sản xuất, các chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, đồng thời phải được cơng khai về đặc tính và cơng dụng. Các sản phẩm nên được nghiên cứu để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, kèm với đó là chính sách hậu mãi tốt. Các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, khiến các hợp tác viên và người tiêu dùng hài lịng, từ đó càng lúc càng củng cố mạng lưới và nâng cao doanh số. Giá cả phải được xác định dựa trên giá gốc của hàng hóa, từ đó định ra giá bán lẻ và mức hoa hồng cho các hợp tác viên. Giá cả phù hợp là yếu tố hàng đầu quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp kinh doanh theo mạng chân chính.

Về kế hoạch kinh doanh:

Việc tuyển mộ hợp tác viên phải được tiến hành bài bản, tránh việc dụ dỗ, lôi kéo hàng loạt. Hợp tác viên phải hiểu rõ tính năng, cơng dụng của sản phẩm để hướng dẫn cho khách hàng. Hệ thống hợp tác viên có chất lượng sẽ bảo đảm mạng lưới phân phối tồn tại bền vững.

Chính sách trả thưởng, hoa hồng phải được thực hiện hợp lý, dựa trên giá gốc của hàng hóa, doanh số của hợp tác viên và khả năng, quy mô của doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm và điều kiện thực tế của thị trường Việt Nam. Tuyệt đối không đưa ra những mức hoa hồng quá cao so với thực tế nhằm thu hút thêm hợp tác viên vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính.

Về phương thức thanh tốn, doanh nghiệp nên có sự minh bạch, rõ ràng và mềm dẻo. Trong một số trường hợp cụ thể, việc chấp nhận cho hợp tác viên thanh toán tiền hàng chậm sẽ tạo dựng thêm niềm tin của xã hội đối với doanh

nhưng chưa có đủ vốn. Tuy nhiên việc này cũng phải được tính tốn cụ thể dựa trên điều kiện của doanh nghiệp và đặc tính của sản phẩm. Thời hạn thanh toán cũng phải được nghiên cứu để tránh rủi ro nếu hợp tác viên khơng thanh tốn đúng hạn hoặc từ chối thanh tốn.

Về chế độ bảo hành, doanh nghiệp nên có chế độ cụ thể với từng loại sản phẩm, nhất là những sản phẩm cơng nghệ, máy móc. Chính sách bảo hành minh bạch rõ ràng sẽ xóa tan thái độ nghi ngờ của xã hội đối với hình thức kinh doanh đa cấp, đem lại lòng tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần phải có chính sách mua lại sản phẩm của các hợp tác viên nhằm phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời tạo dựng niềm tin cho những người tham gia, giúp họ yên tâm hoạt động.

Doanh nghiệp nên mở một quỹ dự phòng để chi trả các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay mua lại hàng hóa từ người tham gia trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động. Điều này giúp bảo đảm quyền lợi của hợp tác viên, tạo dựng lòng tin của xã hội đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho mạng lưới phát triển rộng khắp. Quy mô của quỹ dự phòng cũng cần phải được tăng trưởng phù hợp với mạng lưới. Việc duy trì quỹ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, đồng thời giải quyết kịp thời những sự việc phát sinh.

Về việc quản lý mạng lƣới: Các công ty cần luôn tuyên truyền, nhắc nhở

các nhà phân phối độc lập về nguyên tắc nghề nghiệp, triết lý kinh doanh… Nhằm tạo ra một đội ngũ những nhà phân phối độc lập tuân thủ đúng những nguyên tắc của bán hàng đa cấp và quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ vấn đề người nước ngồi tham gia vào mạng lưới. Có rất nhiều doanh nghiệp đã vi phạm khi cho phân phối viên nước ngoài tham gia khi họ chưa có giấy phép lao động tại Việt Nam. Doanh nghiệp cũng nên có các biện pháp để thường xuyên khích lệ tinh thần của các hợp tác viên, tránh tình trạng

chán nản, dẫn đến chất lượng mạng lưới suy giảm.

Các công ty cần có những quy định bắt buộc đối với những nhà phân phối độc lập như:

+ Có hợp đồng lao động hợp pháp.

+ Tham gia lớp đào tạo và huấn những luyện những kỹ năng cơ bản đối với nhà phân phối..

+ Cấp thẻ lưu hành cho mỗi nhà phân phối.

+ Có hình phạt nghiêm khắc nếu nhà phân phối vi phạm nguyên tắc của bán hàng đa cấp và những quy định của công ty.

3.2. Đối với ngƣời tham gia

Người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ những thơng tin có liên quan tới cơng ty, sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng.

Khi là nhà phân phối phải tuyệt đối trung thực với khách hàng và thực hiện đúng các quy định của công ty cũng như quy định của pháp luật. Những hợp tác viên cần phải nhận thức rằng: chính họ là người hoạt động kinh doanh độc lập, nhân danh chính họ chứ khơng phải đại diện cho công ty, và họ phải tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Hợp tác viên cũng nên xác định vai trị của mình như một đối tác đối với doanh nghiệp, có quyền yêu cầu công ty cung cấp những thông tin xác thực về phương thức kinh doanh đa cấp, về công ty và sản phẩm của họ.

Đối với những người muốn tham gia thì nên tìm hiểu về bán hàng đa cấp. Một điều hết sức quan trọng đó là họ cần phân biệt được đâu là mơ hình bán hàng đa cấp chân chính và mơ hình “hình tháp ảo” trước khi quyết định tham gia. Dưới đây là ba tiêu chí quan trọng nhất để tiện cho việc phân biệt mô hình bán hàng đa cấp chân chính với mơ hình “hình tháp ảo” và lựa chọn cơng ty để

tham gia:

Về lịch sử công ty:

Công ty được chọn lựa phải có thâm niên hoạt động trên thế giới tối thiểu từ 8 năm trở lên

Công ty được chọn (hoặc đối tác sản xuất) nên có cơ sở vật chất đầy đủ: có nhà máy sản xuất ra sản phẩm, quy trình cơng nghệ sản xuất hiện đại, có viện nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm.

Pháp lý công ty và pháp lý sản phẩm thật đầy đủ. Nếu người dân cứ lao vào những công ty mà chưa được nhà nước cho phép thì rất nguy hiểm, vì vậy công ty được lựa chọn nhất thiết phải có giấy phép thành lập và giấy đăng ký kinh doanh đầy đủ, ngoài ra sản phẩm mà cơng ty phân phối cũng phải có giấy phép lưu hành của nhà nước cho phép.

Về chính sách hoa hồng:

Người tham gia khơng bắt buộc phải bỏ ngay một lần một số tiền lớn. Nên chọn những cơng ty mà bạn có điều kiện được học tập, được đào tạo thật kỹ về sản phẩm rồi mới quyết định mua sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty lựa chọn phải có mạng lưới Quốc tế. nên chọn những cơng ty phải có tầm nhìn Quốc tế tức là hoạt động trên tồn thế giới.

Quyền lợi tham gia được chi trả công khai đầy đủ. Nên chọn những công ty phải thật đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, hoa hồng phải được nhận đúng ngày giờ quy định hàng tháng.

Chính sách cơng ty phải cho phép người vào sau nếu làm việc tích cực vẫn có khả năng có thu nhập cao hơn người vào trước. Có những cơng ty hình tháp ảo mà người vào sau chỉ làm lợi cho những người vào trước, thu nhập của người vào sau nếu có tích cực cũng khơng cao hơn được người vào trước, thậm chí có cơng ty mà những người vào trước khơng cần làm gì nhưng hàng tháng vẫn

hưởng hoa hồng.

Chính sách hoa hồng của cơng ty phải có khả năng cho thu nhập lớn.

Về sản phẩm: Sản phẩm đánh giá sự tồn tại lâu dài của một cơng ty kinh

doanh theo mạng do đó phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau: Độc đáo: sản phẩm đặc biệt, khó bắt trước, khó làm giả

Độc quyền: sản phẩm chỉ bán tại công ty và các chi nhánh công ty, không bán rộng rãi trên thị trường.

Dễ sử dụng: chỉ cần hướng dẫn qua là có thể dùng được

Chất lượng tốt: Do sản phẩm được lan truyền từ người này đến người khác, nếu chất lượng thực sự khơng tốt thì sẽ khơng có sức lan truyền.

Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: sản phẩm ai cũng có thể dùng được từ người già, người trẻ, người bệnh tật, người khỏe mạnh, thanh thiếu niên, đàn ông, phụ nữ.

Có nhu cầu sử dụng thường xuyên:

Giá bán sản phẩm phải được thị trường chấp nhận bằng hoặc cao hơn giá mua sỉ tại công ty.

Việc người tiêu dùng và người tham gia tự nâng cao hiểu biết là yếu tố then chốt để ngăn chặn “hình tháp ảo”. Có nhận thức đúng đắn, người dân sẽ có sự lựa chọn chính xác và tỉnh táo, khơng thành nạn nhân của những hình thức lừa đảo. Từ đó, các cơng ty bán hàng đa cấp bất chính sẽ khơng thể tồn tại được nữa, chỉ cịn lại những cơng ty kinh doanh chân chính.

3.3. Từ phía chính phủ

Đối với hành lang pháp lý: Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý đối với hình thức kinh doanh đa cấp. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này đã được Nhà nước ban hành, nhưng lại nằm rải rác

trong nhiều văn bản luật khác nhau, chưa có được sự thống nhất cao. Việc cấm hồn tồn hình thức bán hàng đa cấp là trái với quy luật tự nhiên của kinh tế, đi ngược lại xu hướng hội nhập. Vì vậy, cần thiết phải xác nhận tính hợp pháp của hình thức kinh doanh này, đồng thời các chính sách pháp luật của Nhà nước cần phải tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh theo mạng chân chính phát triển, bảo đảm về lợi ích kinh tế cho những đối tượng tham gia vào bán hàng đa cấp.

Về phạm vi áp dụng: Nhiều trường hợp kinh doanh đa cấp bất chính đã

lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đa số người dân về hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa mới như các loại máy chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng,… để cung cấp thông tin sai lệch về chất lượng, giá thành nhằm lừa đảo người tiêu dùng. Nhà nước cần có những quy định cụ thể, rõ ràng cho phép bán hàng đa cấp được áp dụng đối với loại hàng hóa nào, trên lĩnh vực nào để tránh tạo sơ hở cho các công ty bất chính trục lợi. Phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh 2004 cần phải được mở rộng, khơng chỉ gói gọn trong hoạt động mua bán hàng hóa mà còn phải điều chỉnh cả lĩnh vực tài chính, cung ứng dịch vụ. Kinh doanh theo mạng có khả năng mở rộng trên mọi lĩnh vực của nên kinh tế, vì vậy cần phải có sự chuẩn bị hành lang pháp lý kỹ càng và tồn diện, tránh tình trạng thiếu hụt tạo cơ hội cho kinh doanh đa cấp bất chính xuất hiện.

Về bồi thƣờng thiệt hại : Điều 12, Nghị định 110/2005/ND-CP có quy

định ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và hợp tác viên. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải bồi thường cho hợp tác viên hoặc người tiêu dùng nếu hợp tác viên gây ra thiệt hại khi thực hiện theo quy chế hoạt động và chương trình bán hàng của doanh nghiệp hoặc khơng được thơng tin đầy đủ về hàng hóa. Hợp tác viên chịu trách nhiệm nếu thực hiện những hành vi bị cấm, khơng hồn thành nhiệm vụ và gây thiệt hại cho người tiêu dùng hay các hợp tác viên khác.Tuy nhiên trong bán hàng đa cấp, các hợp tác viên thường bán lẻ sản

phẩm một cách độc lập. Vì vậy, khi xảy ra sai phạm, các doanh nghiệp thường đổ lỗi cho các hợp tác viên đã tự ý thực hiện những hành vì này, trong khi các hợp tác viên ln cho rằng họ hành động theo chính sách của doanh nghiệp. Sự quy kết, đùn đẩy trách nhiệm lần nhau giữa hai phía gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác xử lý sai phạm. Do đó, Nhà nước cần có những quy định thật cụ thể về những trường hợp nào trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp, trường hợp nào thuộc về hợp tác viên và trường hợp nào thì cả hai phía cùng phải chịu trách nhiệm liên đới.

Về chế tài xử phạt: Cần thiết phải có những biện pháp nghiêm khắc đối với những cơng ty sử dụng mơ hình bán hàng đa cấp để lừa đảo. Hình thức xử lý hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc tịch thu giấy phép kinh doanh hoặc bắt buộc đóng cửa cơng ty. Những biện pháp xử lý hình sự đều phải dẫn từ những nguồn luật khác. Việc xử lý không nghiêm làm cho những cơng ty bất chính xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy việc đề khoản luật cụ thể, quy định những hình thức phạt nặng đối với những hành vi bất chính là rất quan trọng. Bán hàng đa cấp bất chính cần phải được nhìn nhận là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và tùy theo mức độ vi phạm mà có thể áp dụng các hình thức xử lý khác nhau như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo khơng giam giữ, phạt tù. Hình phạt tù mà các nước đang áp dụng với hành vi này là không quá 5 năm. Ở Việt Nam, mức hình phạt bảo đảm tính ngăn ngừa và răn đe đối với những hành vi sai phạm, có thể áp dụng trong thực tế.

Về cơng tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp: Để tăng cường quản

lý hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam cần thiết phải nâng cao trách nhiệm và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ Công thương, Bộ Y tế, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…

doanh này đối với thị trường.

Bộ Công thương cần thực hiện tốt trách nhiệm kiểm tra, giám sát và cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Một số giải pháp có thể thực hiện là:

- Hướng dẫn cụ thể để các Sở thương mại các tỉnh, thành phố thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ cán bộ thanh tra, quản lý để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.

- Phối hợp và sử dụng những phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình, internet,…) nhằm tuyên truyền cho người dân về kinh doanh đa cấp,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở việt nam (Trang 76)